theblock101

    AMM là gì? Top 3 sàn AMM DEX hot nhất hiện nay

    ByLengkeng18/10/2020

    DeFi đã thật sự bùng nổ trong thời gian qua và các nền tảng hợp đồng thông minh khác như Binance Smart Chain. Farming đã trở thành một cách phổ biến để phân phối token, trong khi đó, BTC cũng được mã hóa, phát triển trên Ethereum và khối lượng cho vay đang ngày càng lớn hơn.

    Trong khi đó, các giao thức tạo thị trường tự động như Uniswap thường xuyên có khối lượng cạnh tranh, tính thanh khoản cao và số lượng người dùng ngày càng gia tăng.

    Tuy nhiên, các sàn giao dịch này hoạt động như thế nào? Tại sao việc thiết lập thị trường mới nhất lại nhanh chóng và trở nên dễ dàng như vậy? Và AMM có thể thực sự cạnh tranh với các sàn giao dịch truyền thống không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

    1. AMM là gì?

    AMM (Automated Market Maker) là công cụ tạo lập thị trường tự động. Đây là phương thức giao dịch sử dụng thuật toán để tính giá token ngay tại thời điểm mua.

    Cụ thể, AMM cho phép người dùng cung cấp tài sản của họ vào một Pool thanh khoản (Liquidity Pool). Pool thanh khoản này chứa các cặp giao dịch, ví dụ như ETH/USDT.

    Khi người dùng muốn thực hiện một giao dịch, họ đặt tài sản vào pool thanh khoản và sau đó người mua có thể đổi tài sản của họ với tài sản trong Pool thông qua các hợp đồng thông minh.

    AMM thường được ứng dụng trong các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) như Uniswap, PancakeSwap, Balancer V2,… hay các sàn này sẽ được phân loại vào nhóm AMM DEX (sàn giao dịch phi tập trung mô hình AMM).

    AMM là gì?
    AMM là gì?

    2. Cơ chế hoạt động của AMM

    Mô hình thuật toán của AMM được biểu thị theo công thức:

    K = X * Y

    Trong đó:

    • K là một hằng số không đổi, có giá trị bằng tích của XY.
    • XY là số lượng token mà người dùng gửi vào Pool thanh khoản

    Cách thức hoạt động của AMM:

    AMM hoạt động dựa trên một cơ chế đơn giản và sử dụng các hợp đồng thông minh để tạo và quản lý pool thanh khoản.

    • Để một AMM hoạt động, cần có nguồn cung cấp thanh khoản có sẵn. Điều này bao gồm việc có người cung cấp cả hai loại tiền mã hóa trong cặp giao dịch. Ví dụ, nếu bạn muốn swap (trao đổi) token A và token B, cần có người sẵn sàng cung cấp cả hai token vào "pool" của cặp giao dịch đó. Người này thường được gọi là "Liquidity Providers.”
    • Người dùng có thể trao đổi giữa các loại tiền mã hóa bằng cách tham gia vào "pool" tương ứng. Khi họ muốn thực hiện một giao dịch, họ đặt số lượng token mà họ muốn trao đổi vào pool.
    • AMM sử dụng một công thức toán: X * Y = K. Khi người dùng thực hiện giao dịch, công thức toán học sẽ tính toán tỷ lệ giữa số lượng token A và token B để đảm bảo rằng K vẫn không đổi. Sau đó, giao dịch được thực hiện, và người dùng nhận được số lượng token còn lại tương ứng với số lượng họ đã đặt vào pool.
    • Trong quá trình trao đổi, người dùng sẽ trả một khoản phí nhỏ. Phần này thường được chia thành hai phần: một phần thuộc về Liquidity Providers, và một phần (như phần trăm hoa hồng) thuộc về đơn vị quản trị AMM đó (ví dụ đội ngũ của Uniswap).
    • Người cung cấp thanh khoản (Liquidity Providers) nhận lợi nhuận từ việc cung cấp tính thanh khoản vào pool. Phần lợi nhuận này được tính từ phí giao dịch và phí LP.

    Ví dụ: Giả sử 1 MATIC = 1 USDT, ta có pool là 1000 USDT và 1000 MATIC.

    Bạn gửi vào đó 100 MATIC để lấy 100 USDT. Lúc này, tỷ lệ của 2 token trong pool sẽ là 900 USDT và 1100 MATIC (Tức giá MATIC đã giảm). Như vậy lần sau để đổi lại 100 USDT chúng ta cần nhiều MATIC hơn.

    Lưu ý: Hàm số này sẽ diễn ra theo thuật toán để hằng số K không đổi. Vì vậy, giá cả có thể tăng lên rất mạnh nếu bạn có ý định mua hết 1 trong 2 loại token trong pool.

    3. Ưu và nhược điểm của AMM

    3.1. Ưu điểm

    • Tăng khả năng thanh khoản: AMM giúp tăng cường thanh khoản trên các sàn giao dịch giải quyết vấn đề thanh khoản kém và tăng khả năng khớp lệnh so với các mô hình khác.
    • Khớp lệnh tự động: Giá cả trên AMM được xác định bằng thuật toán và thực hiện tự động bởi các hợp đồng thông minh, loại bỏ sự cần thiết của việc tìm kiếm người mua hoặc người bán phù hợp.
    • Tiết kiệm thời gian: Người dùng không cần phải đặt lệnh thủ công và có thể tham gia vào giao dịch một cách nhanh chóng và dễ dàng.
    • Thu nhập thụ động: Cho phép người cung cấp thanh khoản kiếm lợi nhuận thông qua việc cung cấp tài sản cho các pool thanh khoản.
    • Bảo mật: Sử dụng AMM không đòi hỏi xác minh danh tính (KYC), giữ tính ẩn danh cho người dùng.

    3.2. Nhược điểm

    • Mất mát tạm thời (Impermanent Loss): Impermanent Loss là hiện tượng khi giá trị của tài sản trong pool thanh khoản khác với giá trị ngoài thị trường, gây tổn thất cho người cung cấp thanh khoản.
    • Phí giao dịch cao: Phí giao dịch trên sàn AMM thường cao hơn so với các sàn giao dịch tập trung do người cung cấp thanh khoản phải chịu rủi ro đối với các token có thanh khoản thấp.
    • Token giả: Quá trình tạo pool thanh khoản trên AMM dễ dàng và nhanh chóng, làm tăng nguy cơ xuất hiện các cặp token giả mạo.

    4. Liquidity Pool là gì?

    Vai trò của Liquidity Pool là cung cấp thanh khoản cho việc giao dịch tiền mã hóa trên AMM hoặc sàn DEX.

    Người dùng cung cấp tiền mã hóa của họ vào pool, để tạo sự cân bằng và cung cấp thanh khoản cho các giao dịch.

    Khi người dùng muốn thực hiện giao dịch, ví dụ: mua ETH bằng USDT, AMM sẽ sử dụng thông tin từ Liquidity Pool để tính toán tỷ lệ trao đổi dựa trên một thuật toán. Cụ thể, AMM sử dụng công thức như "X * Y = K" để xác định giá trị của từng cặp tiền mã hóa trong pool.

    Những người cung cấp thanh khoản trong Liquidity Pool thường được thưởng bằng phí giao dịch mà người dùng trả. Điều này tạo ra một cơ hội để kiếm thu nhập thụ động từ việc cung cấp thanh khoản.

    Liquidity Pool
    Liquidity Pool

    5. Top 3 sàn giao dịch theo cơ chế AMM hiện nay

    DefiLlama là một công cụ giúp bạn phân tích những thông tin liên quan tới DeFi. Với DefiLlama bạn có thể theo dõi các AMM nổi bật trên các hệ sinh thái. Dưới đây là top 3 sàn giao dịch theo cơ chế AMM hiện nay.

    DefiLlama
    DefiLlama

    5.1. Uniswap

    Uniswap là một trong những sàn giao dịch AMM đầu tiên và phổ biến nhất trên mạng lưới Ethereum (Với khối lượng giao dịch trong 24h là 326,43M $).

    • Uniswap cung cấp cho người dùng trao đổi nhiều loại tiền mã hóa và tham gia vào việc cung cấp thanh khoản. Mỗi pool thanh khoản bao gồm một cặp tiền mã hóa. Ví dụ, một pool có thể chứa cặp ETH/USDC.
    • Phí giao dịch trên Uniswap là 0,3% của giá trị giao dịch và được chia sẻ cho những người cung cấp thanh khoản trong pool dựa trên tỷ lệ tham gia của họ.

    Đọc thêm: Uniswap ($UNI) là gì?

    Uniswap AMM
    Uniswap AMM

    5.2. PancakeSwap

    PancakeSwap được xây dựng trên mạng lưới BNB Chain và nhanh chóng trở thành một lựa chọn phổ biến cho người dùng tìm kiếm giao dịch với phí thấp hơn so với Ethereum.

    • PancakeSwap có nhiều pool thanh khoản chứa các cặp tiền mã hóa khác nhau. Người dùng cung cấp tiền mã hóa vào các pool này để tạo thanh khoản và kiếm lợi nhuận từ phí giao dịch. Các pool thường bao gồm các cặp ví dụ như CAKE/BNB, BUSD/BNB, và nhiều cặp khác.
    • PancakeSwap thu phí giao dịch từ người dùng khi họ sử dụng các pool thanh khoản. Phí này thường là 0,17% cho mỗi giao dịch.

    Đọc thêm: Pancakeswap là gì?

    PancakeSwap AMM
    PancakeSwap AMM

    5.3. Balancer

    Balancer cho phép người dùng tạo các pool thanh khoản tùy chỉnh tối đa 8 tokens trong 1 pool thay vì 2 và với tỷ lệ tuỳ biến không cố định. Ví dụ, một pool có thể bao gồm 50% ETH, 30% DAI, và 20% LINK.

    Balancer ra mắt phiên bản Balancer V2 với sự cải tiến liên quan đến cấu trúc Pool, tăng hiệu quả sử dụng vốn, giảm gas fee,…

    Đọc thêm: Balancer là gì?

    Balancer AMM
    Balancer AMM

    6. Kết luận

    AMM đã là một phần quan trọng của sự phát triển của tiền mã hóa và DeFi, giúp tạo ra tính thanh khoản, mở ra nhiều cơ hội cho người dùng, từ việc trao đổi tiền mã hóa đến việc kiếm lợi nhuận thông qua cung cấp thanh khoản.

    Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng AMM không phải lúc nào cũng hoàn hảo và có nhược điểm cụ thể. Sự phát triển và mở rộng của AMM vẫn đối diện với những thách thức, bao gồm vấn đề về bảo mật và tính an toàn của hợp đồng thông minh.

    Đọc thêm:

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    Lengkeng

    Lengkeng

    "Money is made by sitting, not trading"

    5 / 5 (3Bình chọn)

    Bài viết liên quan