1. Real World Assets (RWA) là gì?
Real World Asset là tài sản tồn tại ngoài chuỗi nhưng được token hoá trên chuỗi và sẽ được sử dụng trong DeFi. Những loại tài sản ngoài đời thực được token hóa như:
-
Bất động sản.
-
Vàng, bạc, trang sức, kim cương,…
-
Phương tiện đi lại (Ô tô, mô tô,…)
-
Giấy tờ, cổ phiếu, tiền tệ,…
Trong vài tháng qua, các tổ chức phát hành tài sản và quỹ truyền thống đã đưa ra các chương trình mã hóa các tài sản thay thế thông qua các mạng tiền điện tử công khai. Các đợt phát hành tài sản gần đây đã làm gia tăng mối quan tâm đến việc đưa tài sản trong thế giới thực (RWA) vào chuỗi và tạo ra các cơ hội mới để tạo ra lợi nhuận trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi). Chương trình thí điểm đã mời JPMorgan, DBS Bank và Marketnode làm đối tác ban đầu.
Nghiên cứu của Tập đoàn tư vấn Boston (BCG) cho thấy rằng token hóa các tài sản kém thanh khoản toàn cầu có thể trở thành một ngành công nghiệp trị giá 16 nghìn tỷ đô la vào năm 2030. Các tài sản trong thế giới thực bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư, bất động sản, vàng/ bạc và các công cụ tài chính khác. Hơn nữa, các nhà phân tích đang dự đoán rằng điều này sẽ trở thành chất xúc tác cho việc áp dụng tiền điện tử chính thống.
2. Tại sao Real World Asset ra đời?
“DeFi summer” có thể nói là một trong những cụm từ nổi bật nhất giai đoạn bull run trong khoảng từ giữa năm 2020 đến 2021 với sự ra đời và bùng nổ của hàng hoạt các dự án DeFi. Sau hơn 1 năm phát triển, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều các kì lân công nghệ ứng dụng DeFi ra đời, thu hút dòng tiền lớn từ thị trường tài chính truyền thống sang tài chính phi tập trung.
Chúng ta không thể phủ nhận rằng, sự ra đời của DeFi đã tạo một bước đệm mới trong việc tạo ra một nền kinh tế toàn cầu minh bạch, dễ tiếp cận và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên từ tháng 11/2021, tổng giá trị khoá (TVL) trong DeFi đã sụt giảm hơn 120B$. Lợi suất đầu tư của DeFi đã chạm đáy, tương quan chặt chẽ với mức thấp nhất trong hai năm cả về khối lượng giao dịch và sự tham gia của các nhà đầu tư.
Chính điều này đã mở ra một vấn đề lớn của DeFi, đó là hầu hết các dự án DeFi hiện tại chỉ xoay quanh các token trên chuỗi trong khi vốn hoá của thị trường tài chính truyền thống hiện nay vẫn là quá lớn. Có rất ít hoặc gần như không có mối quan hệ nào với nền kinh tế toàn cầu của các doanh nghiệp và dịch vụ truyền thống. Chính vì vậy, Real World Assets (RWA) được ra đời với mục tiêu sẽ là cầu nối cho nền kinh tế TradFi sang DeFi, mở ra tiềm năng phát triển bền vững cho thị trường tài chính phi tập trung.
3. Cơ chế hoạt động của RWA
Quy trình để tạo ra RWA-based token gồm 3 giai đoạn chính:
(1) Chính thức hoá ngoài chuỗi
Để một tài sản ngoài thế giới thực được đưa lên DeFi, tài sản đó cần được kiểm duyệt rõ ràng: Giá trị tài sản, chủ sở hữu và tính pháp lý của tài sản.
(2) Chuyển giao thông tin lên chuỗi
Tất cả các thông tin đã được xác thực ngoài chuỗi sẽ được chuyển thành 1 mã code và được đại diện bởi siêu dữ liệu của 1 token số. Các thông tin liên quan đến giá trị kinh tế và quyền sở hữu của tài sản được đưa vào chuỗi sẽ được lưu trữ trong một sổ cái blockchain.
Để xác thực được những yếu tố đó, quy trình này cần thiết phải sử dụng các dữ liệu từ những nền tảng Oracles khác.
(3) Cung cầu cho giao thức RWA
Các giao thức DeFi cung cấp công nghệ RWA, sẽ thúc đẩy toàn bộ quá trình này.
Về phía nhà cung cấp, giao thức DeFi giám sát nguồn gốc của RWAs. Còn về phía nhu cầu đầu ra, các giao thức DeFi sẽ thúc đẩy nhu cầu của các nhà đầu tư.
Bằng cách này, hầu hết các giao thức DeFi sẽ đóng vai trò cho cả 2 phía: Nhà cung cấp và tạo ra các RWAs và sẽ là thị trường cho các sản phẩm cuối cùng của các sản phẩm RWAs.
4. Rào cản và điểm hạn chế của RWA
Mặc dù RWA trên chuỗi mang lại nhiều lợi ích cho cả các tổ chức và nhà đầu tư, nhưng cũng có một số thách thức phải được xem xét về mặt tiềm năng mở rộng của loại tài sản này:
- Sự rõ ràng về quy định (pháp lý): Trở ngại chính đối với nhiều tổ chức tài chính quan tâm đến việc mã hóa tài sản, đặc biệt là trên các chuỗi khối công khai, là sự thiếu rõ ràng về quy định. Một số khu vực như EU, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh và Nhật Bản, đã đạt được tiến bộ rõ rệt trong việc thiết lập các framework rõ ràng, trong khi các khu vực khác, như Hoa Kỳ, phần lớn vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.
- Quy trình xác nhận danh tính chặt chẽ: Để tuân thủ các quy định tài chính hiện hành và sắp tới xung quanh chuỗi khối công khai và việc mã hóa tài sản, các nhà phát hành token thường phải thêm quyền thông qua việc thực hiện các kiểm tra KYC/AML. Để có thể phát hành RWA token, chúng ta cần phải có những giải pháp nghiêm ngặt để xác định danh tính người dùng và đánh giá hồ sơ rủi ro cá nhân. Việc áp dụng các mã định danh phi tập trung (DID) và các giải pháp nhận dạng cần phải được phát triển như một điều kiện bắt buộc và tiên quyết để các tổ chức có thể tham gia vào quá trình mã hoá RWA.
- Bằng chứng dự trữ: Vì RWA đại diện cho tài sản ngoài chuỗi, tuy nhiên các ứng dụng DeFi lại đang gặp hạn chế về các thông tin chi tiết về tài sản thế chấp. Điều này cũng sẽ là một trong những trở ngại lớn trong việc mở rộng mô hình mã hoá RWA để tránh rủi ro vỡ nợ liên quan đến các khoản vay được thế chấp dưới mức.
- Rào cản về mặt địa lý: Mặc dù RWA được đánh giá là một trong những giải pháp tối ưu để thu hẹp khoảng cách giữa tài chính phi tập trung với thị trường tài chính truyền thống. Tuy nhiên một số RWA thường được gắn liền với vị trí địa lý nhất định và không được chấp nhận trên các khu vực địa lý/ quốc gia khác: Bất động sản, xe cộ,….
5. Top 5 dự án Real World Assets tiềm năng đáng theo dõi năm 2024
Năm 2024 được dự đoán là một năm bùng nổ cho Real World Assets (RWA), với nhiều yếu tố đang hỗ trợ sự phát triển của lĩnh vực này:
-
Nhu cầu đầu tư vào tài sản truyền thống thông qua công nghệ blockchain: Sự gia tăng của nhu cầu đầu tư vào tài sản truyền thống thông qua công nghệ blockchain được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2024. Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của các dự án RWA và mở ra cơ hội đầu tư mới cho các nhà đầu tư.
-
Sự tham gia của Blackrock vào thị trường RWA: Với sự tham gia của Blackrock - một trong những quỹ quản lý tài sản lớn nhất thế giới - vào thị trường RWA, dự kiến sẽ thu hút một lượng vốn lớn vào lĩnh vực này. Sự tham gia của một nhà đầu tư có uy tín như Blackrock có thể tạo ra sự tin cậy và khích lệ cho các dự án RWA khác.
-
Bứt phá mạnh mẽ của các dự án RWA: Các dự án RWA đang được xây dựng có tiềm năng để bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024, mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho nhà đầu tư. Sự phát triển của công nghệ blockchain và DeFi cũng sẽ giúp tăng cường tính linh hoạt và khả năng tiếp cận cho các dự án này.
Dưới đây là một số dự án Real World Assets đáng quan tâm trong năm 2024, có thể đem lại cơ hội đầu tư hấp dẫn và tiềm năng lợi nhuận cho nhà đầu tư:
5.1. MakerDAO
MakerDAO, một trong những nền tảng hàng đầu trong lĩnh vực DeFi (Decentralized Finance), đã vượt qua những thách thức và phát triển mạnh mẽ từ khi ra mắt. Với sứ mệnh tạo ra một hệ thống tài chính phi tập trung, MakerDAO đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp giải pháp cho vấn đề thế chấp tài sản số và tạo ra một môi trường tài chính dựa trên blockchain.
MakerDAO không chỉ là nền tảng cho vay lớn nhất trên Ethereum, mà còn là một ví dụ điển hình của cách mà công nghệ blockchain và hợp đồng thông minh có thể được sử dụng để tạo ra các sản phẩm tài chính tiên tiến. Bằng cách sử dụng hợp đồng thông minh, MakerDAO cho phép người dùng gửi tài sản thế chấp và vay đồng stablecoin DAI mà không cần phải thông qua các bên trung gian truyền thống như ngân hàng.
Điều đặc biệt là MakerDAO đã thể hiện cam kết sâu sắc đối với việc áp dụng Real World Assets (RWA) vào hệ thống của mình. Thay vì chỉ tập trung vào các tài sản số, MakerDAO đã tiến xa hơn bằng cách cung cấp cơ hội cho việc thế chấp các tài sản thực tế như bất động sản, trái phiếu, và các loại tài sản khác. Điều này giúp mở rộng phạm vi của DeFi và tạo ra những cơ hội mới cho các nhà đầu tư và người sử dụng.
5.2. TrueFi (TRU)
TrueFi là một giao thức phi tập trung với mục tiêu kết nối cộng đồng người cho vay và người vay thông qua sử dụng hợp đồng thông minh. Nền tảng này cung cấp một loạt các tính năng độc đáo:
-
Token hóa tài sản thực tế (RWA): TrueFi cho phép token hóa các tài sản thực tế để tạo ra các kho tài sản, được gọi là Asset Vaults, mở ra cơ hội đầu tư và sử dụng các loại tài sản đa dạng.
-
Cho vay và vay vốn với tài sản thế chấp đa dạng: TrueFi tạo điều kiện cho việc cho vay và vay vốn với sự đa dạng trong tài sản thế chấp, từ truyền thống đến tài sản mã hóa, mang lại sự linh hoạt cho người dùng.
-
Quản trị phi tập trung bằng token TRU: Nền tảng quản trị phi tập trung thông qua việc sử dụng token TRU, giúp tăng tính công bằng và minh bạch trong quá trình quản lý và ra quyết định.
TrueFi đã thu hút sự quan tâm của các công ty trong lĩnh vực tiền điện tử, công nghệ tài chính và các quỹ tín dụng, đóng góp vào sự phát triển và mở rộng của dự án này.
5.3. Polymesh (POLYX)
Polymesh là một blockchain Layer 1 được đặc biệt thiết kế để phục vụ cho việc phát triển token chứng khoán (security token). Với mục tiêu tạo ra một môi trường an toàn và tuân thủ các quy định về tài chính và chứng khoán, nền tảng này cung cấp các tính năng đặc biệt như:
-
Token hóa tài sản thực tế: Polymesh cho phép token hóa các tài sản thực tế như chứng khoán, bất động sản và các loại tài sản khác. Điều này mở ra cơ hội lớn cho việc tạo ra các loại tài sản token hóa và mở rộng lĩnh vực token chứng khoán.
-
Phát hành và giao dịch token chứng khoán an toàn và hiệu quả: Polymesh cung cấp một môi trường phát hành và giao dịch token chứng khoán một cách an toàn và hiệu quả, giúp tăng cường tính thanh khoản và minh bạch trong thị trường chứng khoán.
-
Tuân thủ các quy định về tài chính và chứng khoán: Với sự tuân thủ các quy định và hướng dẫn từ các cơ quan quản lý tài chính như FINMA của Thụy Sĩ, Polymesh đảm bảo rằng các hoạt động trên nền tảng đều tuân thủ các quy định pháp lý và an ninh tài chính.
Tính đến thời điểm hiện tại, Polymesh đã có sự phát triển ấn tượng với 6,800 tài khoản, 61 node vận hành và 500 triệu POLYX được staked. Token gốc POLYX được phân loại là token tiện ích theo luật pháp của Thụy Sĩ, một điểm cộng trong việc tăng tính pháp lý và minh bạch cho nền tảng này. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển và thúc đẩy sự tiếp cận vào thị trường token chứng khoán thông qua công nghệ blockchain.
5.4. Hifi Finance (HIFI)
5.5. Ondo Finance
Ondo là một nền tảng DeFi đặc biệt tập trung vào việc token hóa Real World Assets (RWA), và gần đây đã thực hiện việc mã hóa các loại trái phiếu khác nhau. Cụ thể, Ondo đã thành công trong việc mã hóa các trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ ngắn hạn, trái phiếu cấp đầu tư và trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất cao.
Đồng thời, Ondo cũng đã giới thiệu Flux Finance, một giao thức DeFi cho vay, cho phép người dùng có thể vay các stablecoin dựa trên tài sản kho bạc Hoa Kỳ được mã hóa. Điều này thể hiện cam kết của Ondo trong việc mang lại sự đa dạng và linh hoạt trong việc tạo ra và quản lý các tài sản token hóa, đồng thời mở ra nhiều cơ hội mới cho người dùng DeFi.
6. FAQs
Q1: Vì sao Real World Assets phát triển gần đây?
Trong những năm 2020, Real World Assets (RWAs) đã thu hút sự quan tâm của nhiều dự án, tuy nhiên, thiếu đi một hạ tầng cơ bản đủ mạnh mẽ để hỗ trợ cho việc phát triển của chúng. Điều này dẫn đến tình trạng các dự án RWAs chỉ dừng lại ở việc triển khai ý tưởng trên giấy trắng (whitepaper) mà chưa thực sự có sản phẩm hoạt động.
Từ năm 2021 trở đi, đặc biệt là cho đến năm 2024, thị trường DeFi đã trưởng thành hơn với sự xuất hiện của nhiều dự án cơ sở hạ tầng quan trọng như dịch vụ lưu ký, định giá và pháp lý. Điều này đã tạo nên một nền tảng vững chắc cho mảng RWAs để tiếp tục phát triển. Các dự án cơ sở hạ tầng đáng chú ý như Chainlink, Centrifuge,... đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và mở ra cơ hội mới cho việc ứng dụng RWAs trong thị trường tài chính phi tập trung.
Q2: Tài sản nào được mã hóa thành token? Tài sản nào được mã hoá thành NFT?
NFT là một loại token có đặc tính độc đáo như không thể chia nhỏ và không thể thay thế, là lý tưởng để mã hoá các tài sản từ thế giới thực vào thị trường DeFi.
Ví dụ về mã hoá thành token bao gồm việc mã hoá đồng Dollar Mỹ (USD) thành USDC và vàng thành Tether Gold (XAUT). Các Real World Assets thường được mã hoá dưới dạng NFT với các thông tin đặc biệt như diện tích, địa chỉ, vị trí địa lý, chủ sở hữu và cấu trúc của tài sản.
7. Kết luận
Tiềm năng phát triển của việc mã hoá các RWA và đưa chúng vào việc áp dụng trên các chuỗi khối và thị trường tài chính phi tập trung là vô cùng lớn. RWA trong tương lai có thể trở thành một trong những giải pháp hàng đầu trong việc trở thành cầu nối chuyển dịch và tích hợp các tài sản thực từ thị trường truyền thống vào DeFi. Đây sẽ là một trong những cơ hội to lớn cho các tổ chức tài chính hiện có và hệ sinh thái của DeFi những giai đoạn phát triển đầu như hiện tại. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều những thách thức phía trước cần được giải quyết để có thể giải phóng tiềm năng thực sự của RWA.
Disclaimer: Trên đây là những thông tin cơ bản về Real World Asset mà Bigcoin muốn cung cấp cho bạn, không phải lời khuyên đầu tư. Bigcoin sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin mới nhất trên các kênh channel của mình.
Đọc thêm: