1. Rome Protocol là gì?
Rome Protocol là dự án blockchain nhằm cải thiện hiệu suất và tính phân quyền của các Layer 2 trên Ethereum bằng cách sử dụng các dịch vụ từ Solana.
Rome Protocol hiện đang xây dựng mạng lưới Shared Sequencer trên blockchain Solana, tận dụng khả năng xử lý cao của Solana để cung cấp dịch vụ sắp xếp giao dịch hiệu quả cho các giải pháp rollup và các dự án blockchain khác mà không làm giảm trải nghiệm người dùng.
Sequencer là thành phần của blockchain Layer 2 dùng để tập hợp các giao dịch và gửi chúng lên blockchain chính của Ethereum để xử lý. Việc phân quyền hóa các sequencer này là cần thiết để loại bỏ các điểm yếu có thể xảy ra. Dự án DA được thiết kế để lưu trữ dữ liệu giao dịch do các Layer 2 của Ethereum tạo ra với chi phí thấp hơn so với việc lưu trữ trực tiếp trên chain chính của Ethereum.
2. Điểm đặc biệt của Rome Protocol
4. Sản phẩm
Shared Sequence và Data Availability (DA) là các dịch vụ mà Rome Protocol cung cấp. Dự án tập trung vào việc thiết lập Solana như mạng nền tảng cho các Shared Sequencer và khả năng lưu trữ dữ liệu (Data Availability - DA). Vậy Shared Sequencer và Data Availability (DA) là gì?
4.1. Shared Sequence
Shared Sequencer của Rome bao gồm ba thành phần chính: Sequencer (Rhea-Hercules), RaaS và Rome SDK.
- Rhea-Hercules cho phép các rollup sử dụng Solana làm sequencer chia sẻ.
- Rollup as a Service (RaaS) của Rome cho phép các rollup bắt đầu hoạt động trong vài phút.
- Rome SDK giúp các nhà phát triển, người tìm kiếm và các nhà xây dựng hệ sinh thái tạo ra các giao dịch nguyên tử cross-rollup và cross-chain giữa Solana và các rollup.
Các thành phần này tận dụng Solana, mang lại sự xác nhận giao dịch nhanh chóng, thông lượng cao, chi phí thấp và đảm bảo thứ tự giao dịch không thể thay đổi, được bảo vệ bởi toàn bộ Solana stake.
Vai trò của các thành phần
- Client của Rollup:
- Bao gồm OP Geth, sử dụng để tương tác với rollup.
- Rhea (Shared Sequencer):
- Nhận các giao dịch của rollup, đóng gói chúng thành các giao dịch Rome (Solana) và gửi chúng đến Solana để được sắp xếp thứ tự.
- Smart Contract của Rollup trên Solana:
- Rollup tồn tại trên Solana dưới dạng các smart contract.
- Solana hoạt động như một máy trạng thái toàn cầu cho tất cả các rollup. Các giao dịch của rollup được thực thi trước tiên trên Solana, cập nhật trạng thái của rollup trên Solana.
- Solana quyết định thứ tự của các giao dịch.
- Hercules:
- Nhận các block từ Solana và thực thi payload của block trên rollup, do đó tiến hành cập nhật trạng thái của rollup.
- Data Availability (Khả năng truy cập dữ liệu):
- Cung cấp bằng cách đăng dữ liệu lên Solana, Celestia, hoặc Ethereum (dựa trên cấu hình của rollup).
- Settlement:
- Được thực hiện bằng cách cam kết trạng thái lên Ethereum.
4.2. Data Availability
Khả năng truy cập dữ liệu (Data Availability - DA) cho rollup có sẵn trên Solana và Celestia, và được cấu hình ở mức độ rollup. Để sử dụng Celestia như một nền tảng DA, cần thiết lập các tham số cho Celestia. Hercules tạo ra các blob dữ liệu và đăng chúng lên Celestia.
5. Tokenomics
Rome Protocol vẫn chưa ra mắt token. Theblock101 sẽ cập nhật khi có thêm thông tin từ dự án.
6. Team
Rome Protocol được sáng lập bởi Anil Kumar và Sattvik Kansal
- Anil Kumar (Co-Founder kiêm CEO): Trước đây ông đã từng có 13 năm làm việc tại JPMorgan Chase & Co với vai trò Phó chủ tịch Quản lý hỗ trợ ứng dụng và Trưởng phòng sản phẩm Dịch vụ thương mại.
- Sattvik Kansal (Co-Founder): Anh từng làm kỹ sư tại Plaid, phụ trách những sản phẩm thanh toán cho Châu Âu và Mỹ. Trước đây, anh từng có thời gian thực tập tại Google với vai trò Kỹ sư phần mềm.
7. Nhà đầu tư
Rome Protocol đã kêu gọi được $9M với sự tham gia của các quỹ như Hack VC, P2 Ventures, Hashkey, Portal Ventures, Bankless Ventures, Robot VC, LBank, Anagram, TRGC, Perridon Ventures cùng với các nhà đầu tư thiên thần Anatoly Yakovenko (Co-Founder Solana), Nick White (Celestia), Santiago Santos (ParaFi Capital), Austin Federa (Solana), Jason Yanowitz (Blockworks).
8. Lộ trình phát triển
Rome Protocol cho biết, mạng lưới sẽ mở cửa cho các nhà phát triển bắt đầu từ tháng này, với kế hoạch ra mắt mạng thử nghiệm vào cuối năm 2024 và mạng chính thức vào giữa năm 2025.
9. Kết luận
Rome đang tham gia vào xu hướng phát triển các blockchain "modular", nơi các chức năng trước đây chỉ do Ethereum đảm nhận, nay được tách rời và xử lý bởi các dự án khác. Một số dự án khác cũng đang phát triển các Shared Sequencer hay DA có thể kể đến như Metis, Espresso Systems, NEAR Foundation và Avail.
Trên đây là bài viết về Rome Protocol, hi vọng các bạn đã nhận được những thông tin hữu ích. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi tại nhóm BigcoinVietnam để được giải đáp.
Cập nhật thêm về dự án tại:
- Website: https://www.rome.builders/
- X: https://x.com/romeprotocol
Đọc thêm: