Như tiêu đề của bài viết, Seamless Protocol được mệnh danh là Aave trên hệ Base. Tính đến thời điểm hiện tại Seamless Protocol có lượng TVL cao thứ 2, chỉ đứng sau Aerodrome. Vậy dự án này có những đặc điểm nào nổi bật? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Seamless Protocol là gì?
1.1. Seamless Protocol là gì?
Seamless Protocol là dự án lending borrowing phi tập trung đầu tiên trên mạng lưới Base. Thị trường thanh khoản phi tập trung của Seamless tạo ra trải nghiệm liền mạch hơn cho cả 2 phía: nhà cung cấp thanh khoản và người vay thanh khoản.
1.2. Sự khác biệt của Seamless Protocol
Seamless cho phép người dùng tham gia vào một hình thức vay và cho vay ngang hàng mới có tên là Thị trường thanh khoản tích hợp (gọi tắt là ILM). Hình thức này sẽ được tìm hiểu rõ hơn thông qua phần tiếp theo!
2. Sản phẩm
2.1. Nền tảng Supply & Borrow
Những tài sản mà người dùng có thể thêm vào pool Supply đó là: ETH, WETH, USDbC, cbETH, USDC và DAI. Những tài sản mà người dùng có thể mượn trên giao thức đó là: ETH, USDbC, cbETH, USDC và DAI.
Tính đến thời điểm viết bài, khối lượng Supply trên Seamless là $88.52M và số tiền mượn là $1.45M.
2.2. Staking Farms và OG Points
Các farm khai thác thanh khoản của Seamless dựa trên Geyser v2 của Ampleforth. Sau khi thêm thanh khoản vào một pool, người dùng sẽ nhận được token LP.
Để kiếm được OG point, người dùng chỉ cần thêm token LP vào farm staking có sẵn. Ngoài ra, mỗi người dùng cũng có thể kiếm điểm OG bằng cách cung cấp thanh khoản và vay.
2.3. Thị trường thanh khoản tích hợp
Từ “Integarated” đề cập đến thực tế là Nhà cung cấp thanh khoản đang cung cấp thanh khoản cho các hợp đồng thông minh chiến lược vay được uỷ quyền chứ không cung cấp trực tiếp đến người vay.
Bởi mỗi mã hợp đồng thông minh đều minh bạch và được xác minh on chain nên hợp đồng thông minh của Nhà cung cấp thanh khoản có lợi thế là biết chính xác số tiền sẽ được sử dụng vào mục đích gì.
Điều này trái ngược với tính thanh khoản được vay thông qua Aave hay Compound, cả 2 nền tảng này đều yêu cầu tài sản thế chấp quá mức để đổi lấy lòng tin.
Với hình thức ILM, người dùng có thể tiến hành chiến lược vay hiệu quả hơn bởi họ có thể tiến hành vay mà không cần thế chấp.
ILM xoay quanh sự tương tác giữa nhà cung cấp thanh khoản tích hợp (IS) và chiến lược vay tích hợp (IB).
Các nhà cung cấp thanh khoản tích hợp (IS), thường được gọi là pool có nhiệm vụ cung cấp thanh khoản. Chiến lược vay tích hợp (IB), được gọi là kho tiền sẽ tiến hành khai thác thanh khoản để thực hiện các chiến lược DeFi cụ thể.
Tóm lại, Seamless đóng vai trò cân bằng giữa Supply và Borrow. Giao thức có nhiều smart contract được deploy, chính vì vậy người dùng chỉ cần thực hiện những thao tác nhất định khi tham gia nền tảng, còn lại Seamless sẽ xử lý toàn bộ thông qua các smart contract được lập trình sẵn.
2.4. Swap
Người dùng có thể swap token A từ chain X sang token B từ chain Y. Tính đến hiện tại, người dùng có thể trải nghiệm sản phẩm Seamles Protocol trên 18 chain khác nhau đó là: Ethereum, Arbitrum, Optimism, Polygon, BSC, zkSync Era, Polygon zkEVM, Base, Avalanche, Linea, Gnosis, Fantom, Moonriver, Moonbeam, FUSE, OKX chain, Boba, Aurora.
3. Tokenomics
SEAM là token quản trị native của giao thức
3.1. Thông tin cơ bản về token
- Ticker: SEAM
- Token Type:
- Cung lưu thông: Updating…
- Tổng cung: 100.000.000
- Cung tối đa: 100.000.000
(Thông tin được tổng hợp tại thời điểm viết bài)
3.2. Tiện ích của token
Token SEAM được sử dụng để quản trị giao thức và hệ sinh thái, đồng thời dùng để làm phần thưởng cho Liquid Supplier và Borrower.
Các thành viên cộng đồng có thể sử dụng token SEAM để đưa ra những đề xuất cập nhật và phát triển giao thức.
3.3. Phân bổ token
- Những người đóng góp chủ chốt giúp phát triển giao thức: 8%
- Cộng đồng đóng góp: 3%. Đối tượng này bao gồm cộng đồng, người đóng góp part time và cố vấn.
- Tổ chức và hỗ trợ hệ sinh thái: 20%, dành cho các chương trình Developer grants, hệ sinh thái, grants cho đối tác, quản lý cộng đồng, vận hành dự án.
- Khuyến khích cộng đồng: 13.5%
- DAO - khai thác thanh khoản và phần thưởng cộng đồng: 55.5%
3.4. Thời gian release token
Updating…
4. Team
Updating…
5. Nhà đầu tư, đối tác
5.1. Nhà đầu tư
SEAM sẽ được ra mắt qua hình thức fair-launch, không có bất kỳ vòng bán public hay private nào; điều này cũng góp phần làm gia tăng tính phi tập trung cho dự án.
5.2. Đối tác
Seashell hiện đang là đối tác của Seamless Protocol. Đây là một nền tảng Yield Farming có lợi nhuận cao, cho phép người dùng sử dụng tiền pháp định để stake và nhận lợi nhuận.
6. Roadmap
Updating…
7. Kết luận
Trên đây là bài viết tổng quan về dự án Seamless Protocol - một dự án đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của hệ sinh thái Base.
Coinbase là sàn giao dịch dự kiến sẽ là Binance của mùa tiếp theo. Nếu thực tế diễn ra theo như dự kiến những dự án đứng đầu ngách trong hệ sinh thái như Seamless dẫn đầu về mảng lending sẽ hưởng lợi.
Cập nhật thông tin về dự án tại:
Đọc thêm: