theblock101

    Short Squeeze là gì? 4 cách quản lý rủi ro dành cho nhà đầu tư trước Short Squeeze

    ByHanaLuong10/09/2023

    Short Squeeze là một hiện tượng xảy ra thường xuyên với thị trường crypto nói riêng. Short Squeeze khiến cho những nhà đầu tư phải luôn đưa ra hành động liên tục trong một thời gian ngắn khi những đồng coin/token liên tục tăng giá. Vậy Short Squeeze là gì?

    1. Short Squeeze là gì?

    Short Squeeze là gì?
    Short Squeeze là gì?

    1.1. Short Squeeze là gì?

    Short Squeeze là hiện tượng giá của một đồng coin/token đột ngột tăng mạnh khiến cho những nhà đầu tư đang trong vị thế short (bán khống) phải đóng vị thế của mình để giảm thiểu thua lỗ.

    Những nhà đầu tư phải đóng vị thế short với giá cao hơn đồng thời gây ra một cơn sốt mua vào (buy frenz) và tạo nên hiện tượng Short Squeeze.

    Vậy người bán khống đóng vị thế của họ như nào? Câu trả lời là họ mua. Đây là lí do chính dẫn đến việc sau một đợt Short Squeeze giá sẽ tăng đột biến. Kèm theo đó là khối lượng giao dịch tăng đột biến.

    1.2. Ví dụ về Short Squeeze

    Một ví dụ nổi bật về Short Squeeze là sự kiện xảy ra với cổ phiếu GameStop (GME) vào đầu năm 2021. Trong giai đoạn này, một nhóm các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên diễn đàn Reddit đã hợp sức mua vào cổ phiếu GME, đẩy giá lên cao. Điều này gây ra một đợt Short Squeeze, khiến nhiều quỹ đầu tư lớn, vốn đã thực hiện bán khống GME, phải mua lại cổ phiếu với giá cao hơn rất nhiều so với dự tính ban đầu. Kết quả là giá cổ phiếu GME tăng chóng mặt, từ mức dưới 20 USD lên hơn 400 USD chỉ trong vài tuần.

    2. Đặc trưng nổi bật của Short Squeeze

    Short Squeeze có một số đặc trưng nổi bật sau:

    • Tăng giá đột ngột: Giá của tài sản tăng mạnh và nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn, thường do áp lực mua từ các nhà đầu tư bán khống bị buộc phải đóng vị thế.

    • Khối lượng giao dịch cao: Short Squeeze thường đi kèm với khối lượng giao dịch cao khi các nhà đầu tư đổ xô mua lại tài sản để đóng vị thế bán khống của mình.

    • Biến động lớn: Sự biến động giá trong một đợt Short Squeeze thường rất cao, với các mức tăng giá không ổn định và không thể dự đoán trước.

    • Tâm lý thị trường: Tâm lý thị trường có thể chuyển từ bi quan sang lạc quan nhanh chóng trong một đợt Short Squeeze, đặc biệt khi các nhà đầu tư nhận ra rằng giá có thể tiếp tục tăng mạnh.

    3. Trình tự diễn ra một đợt Short Squeeze

    Những nhà đầu tư đặt cược vào việc giá token sẽ giảm bằng cách bán khống (short) token và thu lợi nhuận khi giá giảm. Ngược lại, một số nhà đầu tư đặt cược vào việc giá token sẽ tăng và mua vào, khiến giá token tăng lên mạnh. Kết quả, những người đang bán khống sẽ phải mua lại token với giá cao hơn để đóng vị thế, gây ra hiện tượng Short Squeeze.

    Short Squeeze thường kết thúc khi giá token bắt đầu giảm và người bán khống bắt đầu mua lại token để đóng vị thế. Khi số lượng token được mua lại đủ lớn, nhu cầu mua sẽ giảm và giá token cũng sẽ giảm, dẫn đến kết thúc dần của hiện tượng Short Squeeze.

    Tuy nhiên, Short Squeeze có thể kéo dài trong một thời gian dài nếu những người đầu tư tiếp tục mua token để đẩy giá lên cao hơn. Trường hợp này, người bán khống sẽ phải đóng vị trí và chịu thua lỗ trong một thời gian nhất định. Short Squeeze thường xảy ra trong giao dịch Margin Futures.

    4. Dấu hiệu nhận biết Short Squeeze sẽ xảy ra

    • Giá token đột ngột tăng mạnh: Nếu giá token đột ngột tăng mạnh mà không có lý do rõ ràng, đây có thể là dấu hiệu cho thấy một số lượng lớn nhà đầu tư đang mua token vào để bắt đầu một Short Squeeze.
    • Khối lượng giao dịch tăng mạnh: Đi kèm với một đợt token tăng giá mạnh là khối lượng giao dịch tăng mạnh trong một thời gian ngắn, đây có thể là dấu hiệu cho thấy một số lượng lớn nhà đầu tư đang tham gia vào Short Squeeze.
    • Tỉ lệ short interest (tỉ lệ bán khống) cao: Tỉ lệ short interset là tỷ lệ giữa số lượng toekn đang được bán khống (short) so với số lượng token đang lưu hành. Nếu tỷ lệ bán khống tăng lên mức cao, tức là một số lượng lớn nhà đầu tư đang bán khống (short) token với hy vọng giá token sẽ giảm. Từ đây, những nhà đầu tư khác sẽ mua vào token để đẩy giá token tăng lên và bắt đầu hình thành một đợt Short Squeeze. Tỷ lệ short interest có thể theo dõi qua tỷ lệ Funding, nếu Funding âm càng nhiều chứng tỏ có nhiều nhà đầu tư đang tham gia vào bán khống (short) token.
    • Những tin tức tích cực về dự án hoặc thị trường: Thường khi có những tin tức tích cực về dự án hơacj thị trường khi đó thường sẽ có một số lượng lớn nhà đầu tư mua vào token. Điều này giúp đẩy giá token lên cao và bắt đầu hình thành một đợt Short Squeeze.

    Ví dụ: Khoảng thời gian đầu tháng 2/2023, giá token APT (Aptos) tăng liên tục từ mốc $3 lên ATH là $21. Trong khoảng thời gian đó, lượng short của token này rất lớn dẫn đến việc Funding của APT luôn trong trạng thái âm. Đây chính là khoảng thời gian của đợt Short Squeeze token APT xảy ra, khi giá tăng liên tục buộc những người có vị thế short phải mua lại token APT ở giá cao hơn để đóng vị thế.

    Giá token APT liên tục tăng
    Giá token APT liên tục tăng

    5. Chiến lược quản lý rủi ro trước Short Squeeze

    Để bảo vệ mình khỏi những rủi ro liên quan đến Short Squeeze, các nhà đầu tư nên áp dụng các chiến lược quản lý rủi ro sau:

    • Hạn chế bán khống: Chỉ nên bán khống một lượng tài sản nhỏ để hạn chế rủi ro. Việc đặt cược quá nhiều vào một vị thế bán khống có thể dẫn đến tổn thất nặng nề nếu Short Squeeze xảy ra.

    • Sử dụng lệnh cắt lỗ: Đặt lệnh cắt lỗ (stop-loss) ở mức giá mà bạn sẵn sàng chấp nhận tổn thất. Điều này giúp bạn tự động đóng vị thế nếu giá tăng quá mức, tránh tình trạng thua lỗ lớn.

    • Theo dõi tỷ lệ bán khống: Luôn theo dõi tỷ lệ bán khống của tài sản mà bạn đang bán khống. Nếu tỷ lệ này quá cao, cân nhắc đóng vị thế để tránh rủi ro.

    • Chú ý theo dõi tin tức, sự kiện, tình hình thị trường: Luôn cập nhật các tin tức và sự kiện có thể ảnh hưởng đến giá của tài sản. Những thay đổi bất ngờ trong môi trường kinh doanh hoặc thông tin công ty có thể kích hoạt Short Squeeze.

    • Phân tích kỹ thuật: Sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật để theo dõi các mô hình giá và khối lượng giao dịch. Điều này có thể giúp bạn dự đoán khi nào Short Squeeze có khả năng xảy ra.

    • Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Không đặt tất cả tài sản vào một vị thế bán khống duy nhất. Đa dạng hóa danh mục đầu tư giúp giảm rủi ro và bảo vệ bạn khỏi những biến động lớn trong một tài sản duy nhất.

    • Nghiên cứu trước khi đầu tư và có kế hoạch đầu tư cụ thể: Trước khi xuống tiền đầu tư cho bất kỳ token nào, bạn hãy nghiên cứu thật kỹ về dự án và xu hướng thị trường. Điều này sẽ giúp bạn đầu tư có cơ sở và giảm thiểu rủi ro khi gặp phải Short Squeeze. Kế hoạch đầu tư nên bao gồm mục tiêu, chiến lược và lượng vốn đầu tư.

    6. Kết luận

    Trên đây là các thông tin liên quan đến Short Squeeze. Hãy đảm bảo rằng mình hiểu thế nào là Short Squeeze trước khi bạn mở một vị thế bán khống (short). Nếu không, bạn có thể bị thua lỗ lớn. Theo dõi Theblock101 để cập nhật những kiến thức mới nhất!

    Đọc thêm

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    HanaLuong

    HanaLuong

    Bitcoin is a technological tour de force. — Bill Gates

    5 / 5 (2Bình chọn)

    Bài viết liên quan