SocialFi Là Gì? Xu hướng tiềm năng của Social media và DeFi

ByElly Nguyen12/01/2023
SocialFi là mô hình kết hợp giữa truyền thông xã hội (Social) và tài chính phi tập trung (DeFi). Các nền tảng SocialFi giúp cho người dùng có thể dễ dàng tham gia vào các hoạt động DeFi ngay trên các nền tảng mạng xã hội. Vậy SocialFi là gì ? Tác động của SocialFi đối với thị trường crypto năm 2024 như thế nào? Hãy cùng Bigcoin giải đáp tại bài viết dưới đây.
SocialFi là gì?
SocialFi là gì?

1. Vài Nét Về SocialFi

1.1. SocialFi là gì?

SocialFi là một hệ sinh thái mới kết hợp giữa hoạt động trên các nền tảng truyền thông xã hội (Social) và tài chính phi tập trung (DeFi).

Vậy, trọng tâm của SocialFi là gì? Đó là những người sáng tạo nội dung, những người có ảnh hưởng và người dùng tham gia vào mạng xã hội. Họ được đảm bảo quyền kiểm soát tốt hơn dữ liệu của mình, quyền tự do ngôn luận và khả năng kiếm tiền thông qua tương tác trên mạng xã hội.

SocialFi sử dụng NFT (token không thể thay thế) để quản lý danh tính và quyền sở hữu đối với các tài sản kỹ thuật số của người dùng. Các nền tảng của SocialFi được tổ chức dưới dạng tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) để duy trì sự phi tập trung và đảm bảo công bằng cho tất cả thành phần tham gia trên nền tảng.

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ blockchain giúp cho cơ sở hạ tầng SocialFi có thể đáp ứng nhu cầu thông lượng cho các tương tác truyền thông xã hội. Từ đó, các dự án SocialFi đang ngày càng trở nên phổ biến trong thị trường crypto nói riêng và đang dần tạo thành ảnh hưởng đến thị trường truyền thống nói chung.

1.2. Các vấn đề mong muốn giải quyết của SocialFi là gì?

Sau khi đã nắm rõ SocialFi là gì thì giờ là lúc để tìm hiểu lí do ra đời của SocialFi.

Nói một cách đơn giản thì SocialFi ra đời để giải quyết vấn đề của Web 2.

Mỗi ngày, hơn một nửa dân số thế giới (khoảng 58,4%) dành trung bình 2 giờ 27 phút cho mạng xã hội. Tuy nhiên, mạng xã hội hiện tại (được gọi là Web 2) đang gặp phải một số vấn đề bất cập như:

  • Dữ liệu của người dùng bị rò rỉ và bị các tổ chức trung gian tận dụng để khai thác lợi nhuận.
  • Sự tự do: Người dùng trên các nền tảng mạng xã hội không hoàn toàn tự do, các nhà sáng tạo nội dung vẫn thường bị cấm khi thảo luận về một số chủ đề nhất định. Mặc dù, các quy định trên nền tảng mạng xã hội Web2 thường được nói là để bảo vệ người dùng khỏi các bài đăng có hại, nhưng vô hình chung đã vi phạm tính phi tập trung mà Web3 hướng tới.
  • Khả năng chứng minh quyền sở hữu kỹ thuật số: Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người sáng tạo và nghệ sĩ khi chia sẻ tác phẩm của họ trực tuyến. Việc vi phạm bản quyền kỹ thuật số khi không có đủ biện pháp kiểm soát đã trở nên phổ biến trên các nền tảng Web2 hiện nay.
  • Khả năng kiếm tiền từ tài sản thương hiệu: Hầu hết những người có ảnh hưởng đã tạo ra thương hiệu cho chính họ và chỉ có thể kiếm tiền từ tài sản thương hiệu của họ theo những cách gián tiếp. Thay vì thế, họ sẽ không có cách nào kiếm tiền trực tiếp từ thương hiệu và những người ủng hộ thương hiệu của họ.

1.3. Cơ chế hoạt động của SocialFi là gì?

Về bản chất, SocialFi được hiểu là các ứng dụng xã hội phi tập trung mang một số đặc tính của Web3.

  • Web3 là thế hệ thứ ba của internet để khắc phục chúng những hạn chế của Web2 và có mối liên hệ chặt chẽ đối với SocialFi.
  • Web3 hướng đến mục tiêu tạo ra các trang web và ứng dụng thông minh chạy trên mạng lưới blockchain, một mạng phi tập trung với nhiều node ngang hàng hoặc kết hợp cả hai để tạo thành một giao thức kinh tế kết hợp với tiền điện tử.

Vậy cơ chế hoạt động của SocialFi là gì? Có thể xem xét cơ chế hoạt động của SocialFi như sau:

  • Không kiểm soát bất kỳ một phương tiện truyền thông xã hội nào để đảm bảo quyền riêng tư và bảo mật cho người dùng.
  • Tạo ra một cách kết nối mạng kiểm soát quyền riêng tư và sự an toàn của người dùng, đồng thời cho phép người dùng hoàn toàn kiểm soát các nội dung họ đăng tải.
  • Cho phép người dùng kiếm thu nhập từ nội dung của họ, ngoài ra còn cho phép họ kiếm thu nhập từ các hoạt động phi tập trung như tương tác xã hội, khai thác NFT và chơi trò chơi.
  • Doanh thu quảng cáo trên SocialFi được phân phối công bằng, điều đó có nghĩa là người tạo nội dung có thể kiếm thêm thu nhập thông qua quảng cáo sử dụng mạng SocialFi.
Cơ chế hoạt động của SocialFi là gì?

Cơ chế hoạt động của SocialFi là gì?

1.4. Thành phần tham gia vào SocialFi là gì

SocialFi bao gồm 3 thành phần chính đó là nền tảng mạng xã hội, dự án DeFi và người dùng. SocialFi tạo nên những ảnh hưởng đối với các thành phần tham gia như sau:

  • Mạng xã hội: SocialFi giúp cải thiện tương tác của người dùng trên nền tảng mạng xã hội như sáng tạo nội dung, quản lý dữ liệu, phát triển nền tảng,…Đồng thời sẽ tạo ra nhiều nguồn thu mới cho các nền tảng mạng xã hội khi tích hợp DeFi trên nền tảng.
  • Dự án DeFi: SocialFi giúp các dự án DeFi có thể tăng trưởng người dùng tham gia vào dự án thông qua việc tích hợp trên các nền tảng mạng xã hội.
  • Người dùng: Người dùng có thể truy cập và sử dụng đa dạng các dịch vụ DeFi và mạng xã hội trên cùng một nền tảng. Không chỉ vậy, người dùng sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ SocialFi khi có thêm nhiều cơ hội tăng thu thập, dữ liệu cá nhân được bảo vệ và không gian sáng tạo mở rộng.

2. Tại Sao SocialFi Lại Là Một Định Hướng Vô Cùng Tiềm Năng?

Play-to-Own, một khái niệm mới bắt nguồn từ GameFi, hiện được áp dụng cho SocialFi: Social (đọc, hát, viết,...)-to-Earn. Vậy, lý do chúng ta nên quan tâm đến SocialFi là gì?

Có 2 lí do chính để chú ý đến SocialFi:

  1. Mạng xã hội (Social network) luôn là phần quan trọng nhất trong sự phát triển của ngành, được thể hiện dưới dạng DID - một loạt các sản phẩm ứng dụng được phát triển dựa trên sự xác thực danh tính. Khi ngày càng nhiều dự án bắt đầu được giới thiệu ra thị trường dưới dạng nền tảng hoặc tập hợp đa chức năng, nhu cầu của họ đối với các chức năng khác nhau đang dần tăng lên. So với việc tái phát triển độc lập, việc lựa chọn các công cụ DID trưởng thành trên thị trường để truy cập, tham gia vào hoạt động của dự án với tư cách là một thành phần đang được ngày càng nhiều nhóm nhà phát triển coi trọng.
  2. SocialFi là nơi tập trung lưu lượng truy cập: Sau vài năm phát triển, thị trường crypto đang dần rút lui khỏi những lợi thế của đại dương xanh. Ngoài ra, hiệu ứng Matthew ngày càng rõ ràng hơn trong hai năm qua. Sàn giao dịch hoặc các dự án khác muốn tìm kiếm sự tăng trưởng gia tăng trong thị trường. Chi phí đang tăng theo cấp số nhân. 

Ngược lại, dự án SocialFi với vai trò là gathering hub lưu lượng tự nhiên (natural traffic) đã tự giải quyết bài toán thu thập lưu lượng. Nhiệm vụ duy nhất còn lại trước mắt các doanh nghiệp Web3 là chuyển đổi. Đây cũng là điều mà nền tảng thích ứng với blockchain cần suy nghĩ: những người sử dụng chính quyền quản trị của nền tảng là người dùng Doanh nghiệp (những người có ảnh hưởng, hiệp hội) và để thu hút những người dùng này tham gia thị trường, trước tiên cần phải tập hợp những người dùng bán lẻ .

Cùng với việc mua lại Twitter của Musk và bước chuyển lớn sang Web3, không có gì ngạc nhiên khi chúng ta sẽ thấy một sàn giao dịch lớn, launchpad và Thị trường NFT được xây dựng dựa trên nhóm người dùng khổng lồ của Twitter trong tương lai. Và động thái của Musk sẽ trở thành hình mẫu cho các công ty khác trong ngành. Trong tương lai, chắc chắn rằng sẽ ngày càng có nhiều sự kết hợp giữa SocialFi hoặc Web2+Web3.

Tóm lại, tiềm năng của SocialFi đối với ngành crypto là không thể bàn cãi.

3. Thách thức của SocialFi

3.1. Khả năng mở rộng của cơ sở hạ tầng

Blockchain hiện vẫn gặp hạn chế về việc xử lý dữ liệu, đặc biệt là khi khối lượng dữ liệu lớn dần. DeSo, một blockchain được phát triển để xây dựng các ứng dụng SocialFi, khẳng định có khả năng mở rộng quy mô tốt hơn hầu hết các blockchain layer 1 nào hiện có do được thiết kế đặc biệt cho các trường hợp sử dụng SocialFi. DeSo có thể xử lý 80 bài đăng mỗi giây cho 4 triệu người dùng, trong khi Twitter chỉ có thể xử lý 6.000 bài đăng mỗi giây cho 300 triệu người dùng.

Tuy nhiên, Facebook tạo ra 4 Petabyte dữ liệu mỗi ngày. Mỗi phút có 510.000 bình luận được đăng, 293.000 trạng thái được cập nhật, 4 triệu bài đăng được thích và 136.000 bức ảnh được tải lên. Việc blockchain có thể đối phó với khối lượng dữ liệu lớn như vậy không vẫn là một câu hỏi cần giải đáp trong thời gian tới.

3.2. Mô hình phát triển kinh tế bền vững

Có lẽ thách thức lớn nhất của DeFi và các mô hình kinh doanh phái sinh khác gặp phải đó là tạo ra mô hình kinh tế bền vững. Trước đây, trend GameFi nổi lên và thu hút nhiều người tham gia nhưng cũng nhanh chóng sụp đổ khi không thể cân bằng mô hình kinh tế của token.

SocialFi là nền tảng hứa hẹn sẽ mang đến ưu đãi cao cho những người tham gia, tuy nhiên vẫn chỉ đang được thực hiện ở quy mô nhỏ. Khi mô hình này trở thành xu hướng với nhiều thành phần tham gia thì thách thức đảm bảo quyền lợi giữa các bên để tăng trưởng bền vững trở nên khó khăn hơn.

3.3. Giới hạn khuôn khổ pháp luật

Mặc dù SocialFi đang được xem là một trong những xu hướng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, nhưng nó vẫn đang đối mặt với nhiều rào cản về quy định pháp luật. Trong nhiều quốc gia, quy định về cryptocurrency và tài chính phi tập trung vẫn chưa rõ ràng và thường bị xem là một vấn đề nhạy cảm. Điều này có thể gây ra nhiều khó khăn cho các dự án SocialFi khi muốn hoạt động và phát triển, đồng thời có thể tạo ra các rủi ro pháp lý và quy định đối với người dùng.

Các quy định pháp luật khắt khe có thể hạn chế hoạt động của các nền tảng SocialFi, khiến cho việc tạo ra và phân phối token trở nên khó khăn hơn. Hơn nữa, các quy định này cũng có thể gây ra rủi ro pháp lý cho các người dùng, đặc biệt là khi họ muốn mua hoặc bán token và thực hiện các giao dịch trên nền tảng SocialFi. Điều này có thể làm tăng sự lo ngại và khó khăn cho những người mới tiếp cận công nghệ này.

4. Top 7 Dự Án SocialFi Nổi Bật Dự Kiến Gây Bão 2023

Mạng xã hội metaverse trực quan hóa danh tính on-chain đã giành được ba giải thưởng ENS, IPFS và Covalent tại cuộc thi Hackathon toàn cầu năm nay, đã giành được tài trợ của Uniswap vào ngày 21 tháng 9 và chính thức tuyên bố rằng họ đã nhận được hỗ trợ và tài trợ từ tổ chức nổi tiếng. Dự án blockchain Lens Protocol. Có thể nói đây là một dự án Web3 có tiềm năng rất lớn. Phi dự kiến sẽ ra mắt Mainnet vào 

4.1. Lifeform

Website dự án SocialFi Lifeform
Website dự án SocialFi Lifeform

Lifeform là nhà cung cấp giải pháp nhận dạng kỹ thuật số phi tập trung, vòng seed round đã nhận được khoản đầu tư từ Binance Labs. Dự án là một giao thức DID trực quan cùng loại với Ready Player Me và Genies.

Lifeform tập trung vào việc phát triển các giải pháp tích hợp trực quan DID. Các sản phẩm cốt lõi của Lifeform nhận dạng kỹ thuật số chỉnh sửa ảnh có thể makeup, thay đổi trang phục, phụ kiện 3D, giao thức DID trực quan, với smart contract an toàn, dịch vụ hệ thống SaaS nhận dạng phi tập trung và một công cụ cơ bản của metaverse để phát triển ứng dụng chéo Web3.

Cách đây không lâu, Lifeform đã ra mắt chiến dịch Public Mint với giá 1 BUSD. Cho đến thời điểm hiện tại, Lifeform AVATAR đã có hơn 30.000 Chủ sở hữu và trang web chính thức đã nhận được 1,4 triệu lượt truy cập.

Ngày càng có nhiều người bắt đầu hiểu rằng cách tốt nhất để hướng dẫn web3 là bắt đầu trực tiếp từ phương tiện truyền thông xã hội và Lifeform, với tư cách là một thành viên quan trọng trong chiến lược xã hội của Binance, có thể đạt được trọng lượng cao hơn trong hệ sinh thái Binance trong tương lai.

Dựa trên sự ủng hộ của Live-to-Earn, Lifeform đang phát triển các chức năng liên quan để kiếm phần thưởng thông qua phát trực tiếp,

Hiện tại, Lifeform đã xác nhận rằng họ sẽ phát hành token, với tổng nguồn cung là 1 tỷ và token LFT của nó sẽ thanh toán mức tiêu thụ hàng ngày của hệ sinh thái dự án và phần thưởng là Live-to-Earn.

4.2. Lens Protocol

Website dự án SocialFi Lens
Website dự án SocialFi Lens

Lens là một giao thức (protocol) cơ bản của phương tiện truyền thông xã hội phi tập trung, mã nguồn mở, có thể kết hợp được (có thể gọi là Social Graph) được xây dựng trên Polygon, với các tính năng truyền thông xã hội chung như chỉnh sửa hồ sơ, nhận xét, đăng lại tin nhắn, v.v. Sự khác biệt là Lens Protocol được cung cấp bởi NFT, cho phép người dùng sở hữu và kiểm soát tất cả nội dung họ tạo ra.

Hiện tại, hệ sinh thái LENS đang hoạt động rất tích cực và nhiều nhà phát triển chọn phát triển các ứng dụng sinh thái của riêng họ dựa trên LENS. Chẳng hạn như blog Web3 Lenster, nền tảng Share-to-Earn Phaver, v.v.

4.3. CyberConnect

Website dự án SocialFi CyberConnect
Website dự án SocialFi CyberConnect

CyberConnect là một giao thức Social Graph phi tập trung cung cấp các dịch vụ mạng xã hội Web3.0 và Metaverse.

Tính đến thời điểm hiện tại, CyberConnect đã hoàn thành hai vòng gọi vốn với tổng số tiền là 25 triệu đô, trong đó có Multicoin Capital, Animoca và Sky9 đầu tư.

CyberConnect mô tả các tiêu chuẩn dữ liệu, cơ sở hạ tầng lưu trữ, cơ chế quản lý quyền và danh tính làm nền tảng cho trải nghiệm xã hội kỹ thuật số liền mạch và an toàn trong Web3. CyberConnect cũng đề xuất cấu trúc liên kết của mạng dữ liệu xã hội bao gồm dữ liệu được lập chỉ mục và các đề xuất có thể được truy cập và đóng góp trên toàn cầu mà không bị ràng buộc.

Website dự án SocialFi CyberConnect
Website dự án SocialFi CyberConnect

5. Các tiêu chí đánh giá một dự án SocialFi là gì?

5.1. Ý tưởng - Sản phẩm

Trước khi đi sâu vào dự án, yếu tố cơ bản nhất người dùng cần nắm rõ được chính là ý tưởng và sản phẩm của dự án là gì bằng cách trả lời những câu hỏi sau:

  • Dự án làm về gì và đã có sản phẩm chưa?
  • Ý tưởng đó có khả thi và phù hợp với nhu cầu thị trường hay không?
  • Sản phẩm chính của dự án là gì và giai đoạn phát triển tới đâu rồi? (Đã có bản thử nghiệm chưa hay sản phẩm đã được thử nghiệm trong môi trường stress test chưa)
  • Giá trị thực sự mà dự án mang lại cho người dùng lẫn toàn bộ ngách là gì?

Sau khi đánh giá tổng quan về ý tưởng cũng như sản phẩm của dự án và so sánh với một số dự án tương tự, chúng ta sẽ có bức tranh tổng quan chung về mức độ phù hợp của dự án với thị trường và cộng đồng.

Lấy ví dụ về 2 dự án SocialFi đang đứng đầu bảng về số lượng người dùng là Hooked với gần 3 triệu người dùng và CyberConnect với hơn 1 triệu người dùng. Cả hai dự án đều đã có sản phẩm và tập trung khá nhiều vào việc mang lại giá trị cho người dùng thông qua các hoạt động như làm quiz hay các nhiệm vụ tương tác trực tiếp với dự án để nhận thưởng. Những sản phẩm này khá dễ tiếp cận và có tính thu hút cao đối với người dùng.

5.2. Đội ngũ phát triển và backers của dự án

Đội ngũ phát triển

Ngoài ra, đội ngũ phát triển cũng là một trong những yếu tố cốt lõi làm nên sự thành công của dự án. Tầm nhìn và những kinh nghiệm minh chứng trong quá khứ sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn trong việc đánh giá khả năng của team có thể phát triển dự án thành công được hay không.

Nếu dự án được phát triển bởi một nhóm phát triển đã có những thành tựu và mối quan hệ nhất định trong thị trường, đó cũng được xem là một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho khả năng dẫn dắt dự án tới thành công của họ sẽ cao hơn.

Một số câu hỏi người dùng cần lưu ý khi tìm hiểu về đội ngũ phát triển của dự án:

  • Nhóm sáng lập của dự án là ai?
  • Họ đã có những thành tựu nào web3 hay ngách tương tự của thị trường truyền thống chưa? Đội ngũ có ai từng tham gia vào phát triển những nền tảng xã hội lớn trong truyền thống như Facebook, Twitter, Tiktok, Youtube,…?
  • Họ có phải là những người có tầm ảnh hưởng và mối quan hệ tốt trong thị trường này không?

Backers

Nhà đầu tư, đối tác hay những cố vấn của dự án cũng sẽ là những người đầu tiên đặt lòng tin vào dự án.

Vậy nên, nếu những người này là các “ông lớn” hay người có tầm ảnh hưởng trong thị trường này thì cũng đồng nghĩa với việc dự án đang được dẫn dắt bởi những người có hiểu biết và kinh nghiệm thực sự.

Ngoài ra cũng cần xem xét đội ngũ nhà đầu tư xem họ có thể hiện được tiềm lực tài chính mà dự án đang có không, liệu có đủ để phát triển dự án bền vững hay không. Ngoài ra, những nhà đầu tư lớn cũng sẽ là cửa ngõ đầu tiên để đánh giá tính “legit” của dự án

Chính vì vậy, việc đánh giá backers của dự án, hiểu rõ và phân loại được khẩu vị và cách hỗ trợ dự án của từng bên, chúng ta cũng có thể phần nào an tâm hơn khi đặt lòng tin vào dự án.

Một số các quỹ lớn trong thị trường mọi người có thể theo dõi như: Binance Labs, Paradigm, a16z, Multicoin Capital, Sequoia, Polychain, Dragonfly, Ascensive Assets, Delphi, Pantera,….

Một số quỹ lớn trong thị trường

Một số quỹ lớn trong thị trường

5.3. Mô hình kinh doanh của dự án

Đây có thể được coi là yếu tố gần như quan trọng nhất để đánh giá tiềm năng phát triển của dự án. Hiện tại SocialFi vẫn đang còn trong giai đoạn khá sơ khai, vẫn chưa có quá nhiều dự án lớn thành công để có thể làm ví dụ, đưa ra một mô hình phát triển chuẩn chỉnh.

Tuy hầu hết các dự án hiện tại vẫn đang trong giai đoạn thu hút và phát triển người dùng, nhưng dựa trên một số ngách trước đó, chúng ta vẫn có thể tập trung phân tích một số câu hỏi sau để hình dung được hướng đi phù hợp với dự án:

  • Có rào cản gia nhập không?

Hầu hết trong giai đoạn thu hút người dùng ban đầu, nếu có quá nhiều rào cản gia nhập dự án, sẽ rất khó có thể hấp dẫn được lượng người dùng mainstream. Vậy nên việc thiết kế dự án với những tính năng quen thuộc và thân thiện với người dùng sẽ là một ưu điểm để dự án có thể đạt được những người dùng đầu tiên cho nền tảng.

  • Khả năng tạo ra lợi nhuận cho người dùng?

Với bất kỳ mô hình nào, lợi ích và lợi nhuận cũng sẽ là những yếu tố vô cùng quan trọng để thu hút được người dùng. Đặc biệt khi yếu tố finance là một trong 2 yếu tố cốt lõi của SocialFi thì việc tạo ra những lợi ích song song cho người dùng cũng sẽ có tác động lớn đến sự chú ý của cộng đồng.

  • Có bền vững và có khả năng mở rộng không?

Chúng ta đã từng chứng kiến rất nhiều mô hình thành công, tuy nhiên đã phải đi đến thất bại khi lượng người dùng quá lớn, sẽ dẫn đến những lỗ hổng nghiêm trọng trong việc kiểm soát và đáp ứng được nhu cầu của họ.

Do đó, việc dự án có thể tạo ra những mô hình kinh doanh chặt chẽ, có tính bền vững cao và khả năng mở rộng lớn sẽ khá khó khăn ở những giai đoạn đầu tiên. Chúng ta có thể đánh giá và so sánh với những mô hình nổi bật trước đó để nắm được tương đối tính khả thi của mô hình dự án.

#4. Cộng đồng và người dùng

Cộng đồng và người dùng sẽ là những yếu tố minh chứng rõ ràng nhất sau khi đã đi qua những màng lọc bên trên. Hầu hết tệp người dùng của dự án sẽ được chia thành 2 nhóm chính: những người có tầm ảnh hưởng và những người dùng cá nhân.

Nếu dự án được sử dụng và hỗ trợ bởi những người có tầm ảnh hưởng lớn trong thị trường, thì đây sẽ là một trong những đòn bẩy đầu tiên cho việc marketing và đưa dự án tiếp cận được đến tệp người dùng lớn hơn.

Ngoài ra, chúng ta cũng có các công cụ và nền tảng khác nhau để theo dõi được số lượng người dùng active và mức độ hưởng ứng của cộng đồng với dự án như DappRadar, Coingecko, CoinMarketCap,…

Hay trên các kênh thông tin chính thức của dự án như: Twitter, Discord, Telegram,… Dựa vào việc theo dõi dựa trên các công cụ này, chúng ta sẽ không chỉ nắm được mức độ tương tác của cộng đồng với dự án mà còn có thể biết được mức độ active của đội ngũ phát triển với dự án.

Mức độ hưởng ứng của cộng đồng với dự án qua AppRadar
Mức độ hưởng ứng của cộng đồng với dự án qua AppRadar

6. Câu hỏi thường gặp về chủ đề "SocialFi là gì"

6.1. SocialFi là gì?

Social Finance (hay gọi tắt là “SocialFi”) là một khái niệm được kết hợp bởi 2 yếu tố chính: mạng xã hội web3 và DeFi.

6.2. SocialFi ra đời để làm gì?

SocialFi ra đời để giải quyết các vấn đề của Web 2.

7. Kết luận

SocialFi là một xu hướng đầy triển vọng trong thị trường tiền điện tử hiện nay. Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng và mô hình kinh tế, nhưng các nền tảng SocialFi đã chứng tỏ được tiềm năng của mình trong việc thay đổi cách thức hoạt động của các mạng xã hội và các mô hình kinh tế. Thị trường tiền điện tử đang nhanh chóng tiến tới các mô hình kinh tế mới và SocialFi có thể là bước tiến lớn trong quá trình này.

Nếu các dự án SocialFi được hỗ trợ và đầu tư tốt, và các quy định pháp luật được định rõ, thì tiềm năng phát triển của chúng không có giới hạn. Sự kết hợp giữa các nguyên tắc DeFi và các tính năng của các mạng xã hội có thể tạo ra sự mạnh mẽ và ổn định cho các nền tảng SocialFi trong tương lai.

Trên đây là toàn bộ thông tin về SocialFi. Hy vọng bạn đã có thể tự trả lời câu hỏi "SocialFi là gì" sau khi đọc xong bài viết này!

Đọc thêm bài viết liên quan:

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/Theblock101_ 

Elly Nguyen

Elly Nguyen

Builder at Bigcoin - Learning to share, sharing to learn

4.1 / 5 (14Bình chọn)

Bài viết liên quan