Spot market là gì? Thông tin chi tiết về thị trường giao ngay

ByLeahhere10/09/2023
Spot market hay còn gọi là thị trường giao ngay có lẽ là một khái niệm không còn quá xa lạ với những nhà đầu tư crypto nữa. Spot market là nơi diễn ra các hoạt động mua bán và trao đổi các loại hàng hoá, tài sản kỹ thuật số, tiền tệ hay cổ phiếu, trái phiếu ngay lập tức. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây xem spot market trong thị trường crypto có những đặc điểm gì.

1. Spot market là gì?

Spot market hay còn được gọi là thị trường giao ngay, cho phép những giao dịch mua bán và trao đổi tài sản như crypto, hàng hoá, cổ phiếu, trái phiếu,… được thực hiện ngay lập tức.

Nói một cách đơn giản, ở thị trường giao ngay, người dùng có thể thực hiện trao đổi và mua bán một loại tài sản của mình với một loại tài sản khác tức thì.

Spot market spot trading

Cách spot market hoạt động

2. Có mấy loại spot market?

Hiện tại, trong thị trường giao ngay thường có 2 loại giao dịch phổ biến:

  • Market Exchange (Giao dịch thông qua các sàn giao dịch điện tử)
  • Over the counter - OTC (Giao dịch tại quầy không qua bất kỳ một bên thứ ba nào)

2.1. Market Exchange (Giao dịch trên sàn)

Người dùng có thể lựa chọn giao dịch giao ngay qua sàn giao dịch tập trung (CEX) hoặc sàn phi tập trung (DEX).

Đối với sàn giao dịch CEX, người dùng đang chấp nhận giao dịch thông qua một bên trung gian - đó là sàn. Chính vì vậy, người dùng cần đảm bảo tuân thủ những yêu cầu nhất định từ phía sàn, ví dụ như KYC, ký quỹ tài sản trong sàn,… Sàn sẽ đóng vai trò tổng hợp và giúp những giao dịch được thực hiện. Khi tham gia giao dịch trên những sàn CEX này, người dùng sẽ cần phải trả các khoản phí giao dịch cho sàn. Vì vậy, bất kể trong thị trường bull hay bear thì mô hình sàn luôn có doanh thu, miễn là có đủ lượng người dùng và phát sinh giao dịch.

Đối với sàn DEX, vì là sàn phi tập trung nên người dùng sẽ có toàn quyền đối với tài sản của mình mà không phải ký quỹ cho sàn. Vậy nên, người dùng chỉ cần sử dụng một ví điện tử phi tập trung có sẵn các loại tài sản muốn giao dịch và thực hiện các lệnh giao dịch trực tiếp trên các nền tảng DEX đó. Tuy nhiên, trong trường hợp giao dịch gặp vấn đề, sẽ không có bên thứ ba nào có thể hỗ trợ người dùng.

Spot market spot trading

Các loại sàn giao dịch cho phép giao dịch giao ngay

2.2. OTC (Giao dịch tại quầy)

Giao dịch tại quầy OTC (Over the counter) còn được gọi là giao dịch ngoài sàn. Thường các giao dịch OTC sẽ diễn ra trực tiếp giữa những người dùng với nhau hoặc giữa các nhà môi giới, nhà giao dịch và đại lý.

Thường những giao dịch diễn ra trên thị trường sẽ có thể gây đến những biến động giá nhất định khi có lượng bán ra hoặc mua vào quá lớn. Chính vì vậy, giao dịch OTC cho phép người dùng có thể trực tiếp trao đổi tài sản với nhau, ở mức giá thống nhất giữa hai bên và thực hiện trao đổi tài sản ngay lập tức.

Ngoài ra, việc giao dịch OTC còn giúp người dùng tránh bị trượt giá khi đặt lệnh giao dịch trên các sàn. Chính vì vậy, giao dịch kiểu này thường phù hợp cho những lệnh có khối lượng lớn.

Spot market spot trading

Giao dịch OTC

3. Rủi ro của từng loại giao dịch

3.1. Giao dịch spot qua các sàn giao dịch

  • Rủi ro thị trường (Market Risk): Thị trường tăng giảm có thể tác động đáng kể đến giá của tài sản. Giá có thể biến đổi nhanh chóng và không đoán trước được dẫn đến mất mát giá trị tài sản.
  • Rủi ro thanh khoản (Liquidity Risk): Một số loại tài sàn có thanh khoản thấp trên một số sàn giao dịch, dẫn đến việc tài sản không dễ dàng thanh khoản được.
  • Rủi ro liên quan đến sàn giao dịch (Exchange Risk): Sàn giao dịch có thể gặp vấn đề kỹ thuật hoặc pháp lý, ảnh hưởng đến quá trình giao dịch. Thậm chí khi giao dịch qua các sàn giao dịch tập trung, sàn là người có toàn quyền quyết định với tài khoản của người dùng, có thể khoá nạp/ rút bất cứ lúc nào, gây ảnh hưởng tới giá trị tài sản của người dùng.

3.2. Giao dịch spot tại quầy, qua OTC

  • Nguy cơ lừa đảo cao: Vì giao dịch OTC là giao dịch giữa các cá nhân với nhau, nên nếu không tìm hiểu các bên uy tín có thể dẫn đến trường hợp một trong hai bên không thực hiện cam kết.
  • Rủi ro pháp lý (Legal Risk): Do hợp đồng OTC thường không được điều chỉnh chặt chẽ như giao dịch trên sàn và việc cho phép mua bán trao đổi tiền mã hoá trực tiếp vẫn chưa được quy định rõ ràng bởi pháp luật nên sẽ dễ dẫn tới việc vướng vào pháp lý không mong muốn.
  • Rủi ro tiền bẩn: Những nhà giao dịch OTC thường tiếp xúc với nguồn tiền đa dạng từ nhiều bên khác nhau. Nếu nhà giao dịch không tìm hiểu uy tín của người mà mình sẽ giao dịch OTC một cách kỹ càng trước khi thực hiện giao dịch, hoặc để lại những dấu vết giao dịch sẽ có nguy cơ dính đến tiền bẩn.
  • Không đa dạng thanh khoản: Thị trường OTC không có cơ sở hạ tầng như sàn giao dịch, do đó, việc tìm mua/bán và giao dịch có thể trở nên khó khăn hơn.

4. Cần chuẩn bị gì để có thể giao dịch spot trong crypto?

4.1. Giao dịch spot qua các sàn giao dịch tập trung CEX

Bước 1: Mở một tài khoản giao dịch trên các sàn tập trung và thực hiện KYC (xác minh danh tính) theo yêu cầu của từng sàn. Một số sàn giao dịch phổ biến hiện tại: Binance, Huobi, Bybit, MEXC,…

Bước 2: Chuẩn bị tài khoản ngân hàng và thực hiện giao dịch p2p trên sàn để mua USDT bằng tiền Việt. Sau khi đã mua, USDT sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản Spot của người dùng.

Bước 3: Vào mục “Spot” trong các sàn giao dịch và chọn những đồng coin mà mình muốn giao dịch để bắt đầu thực hiện giao dịch.

4.2. Giao dịch spot qua các sàn giao dịch phi tập trung DEX

Bước 1: Người dùng cần chuẩn bị một ví phi tập trung để lưu trữ token/coin của mình. Các loại ví phổ biến có thể kể đến: Metamask, Trust Wallet, Coin98,…

Bước 2: Truy cập vào các sàn giao dịch có hỗ trợ loại token mình muốn giao dịch (không phải token nào cũng có thanh khoản trên tất cả các sàn, còn tuỳ thuộc vào sàn giao dịch đó hỗ trợ chuỗi khối nào và có hỗ trợ token đó không). Người dùng có thể lên các trang như Coingecko, Coinmarketcap để kiểm tra trước xem loại token mình muốn mua/bán đang được hỗ trợ trên những sàn giao dịch nào.

Bước 3: Sau khi đã xác định được sàn giao dịch và đồng coin/token mình muốn giao dịch, người dùng chỉ cần chọn cặp giao dịch mong muốn, kết nối với ví phi tập trung của mình và thực hiện giao dịch.

4.3. Giao dịch spot qua phương thức OTC

Như đã đề cập bên trên, giao dịch OTC là một hình thức cho phép người dùng bỏ qua rào cản về việc giao dịch thông qua các bên trung gian như sàn. Với hình thức này, người dùng có thể lựa chọn những bên môi giới uy tín hoặc giao dịch trực tiếp với những thương nhân/ cá nhân uy tín trong thị trường để trực tiếp trao đổi tài sản.

Với hình thức này, người dùng sẽ không cần chuẩn bị ví phi tập trung hay xác minh danh tính, tài khoản trên các sàn tập trung, người dùng có thể dễ dàng mua bán các loại token/coin bằng VND hoặc USD, EUR,…

5. Kết luận

Trên đây là những thông tin khá cơ bản để người dùng có thể bắt đầu thực hiện những giao dịch giao ngay trong thị trường crypto. Tuy nhiên, việc đầu tư crypto vẫn còn chứa khá nhiều rủi ro nếu người dùng không trang bị được cho mình những kiến thức chuyên sâu về thị trường tài chính, hoặc những dự án mà mình đầu tư. Chính vì vậy, người dùng cần tự nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào để tránh mất mát hoặc rủi ro về mặt tài sản.

Hy vọng những thông tin trên đây cung cấp những kiến thức hữu ích cho người dùng. Theo dõi đội ngũ Bigcoin để cập nhật thêm nhiều thông tin khác về thị trường và các dự án crypto nổi bật!

Đọc thêm

HODL là gì? Chiến lược HODL coin trong crypto hiệu quả

Lý Thuyết Dow là gì? Áp Dụng Lý Thuyết Dow Trong Đầu Tư Tiền Điện Tử

Crypto là gì? Cái nôi sinh ra tỷ phú hay nhận về trái đắng?

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

Leahhere

Leahhere

- You have to be enough for you

5 / 5 (1Bình chọn)

Bài viết liên quan