1. LSDFi là gì?
LSDFi (Liquid Staking Derivatives Finance) đây là sự kết hợp Defi của các loại tài sản Liquid Staking Token (LST). LSDFi đem đến nhiều cơ hội cho người nắm giữ các loại tài sản trong các giao thức LSD, cung cấp thêm khả năng tìm kiếm lợi nhuận và tối đa được nguồn vốn hiện có. Khi mạng lưới ETH chính thức chuyển qua cơ chế POS, nền tảng Lido đóng vai trò lớn cho phép người dùng đang nắm giữ ETH có thể Stake số lượng ETH của mình vào mạng lưới Beacon Chain.
Tuy nhiên, khi stake vào các nền tảng LSD như vậy thì người dùng chỉ có thể nhận được lợi nhuận dựa trên APY của nền tảng và các loại tài sản LST gần như không có quá nhiều ultility. Để gia tăng nguồn vốn này thì các dự án cung cấp các sản phẩm LSDFi ra đời nhằm tối ưu nguồn tài sản LST mà những người dùng này đang nắm giữ.
2. Tiềm năng của LSDFi
Nhìn vào toàn cảnh thị trường Defi hiện tại ta có thể các nền tảng LSD đang chiếm thị phần cực lớn trên thị trường. Chỉ tính riêng nền tảng Lido, nền tảng đã chiếm đến $14,126B TVL lớn nhất trên thị trường Defi hiện tại, vượt qua gấp 2 lần so với các ngách về Dex hay lending đứng đầu như Uniswap hay MarkerDao.
Ngoài ra nếu nhìn vào thị trường chung hiện tại thì ta có thể thấy được mạng lưới ETH đang chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường và gần như không thể thay thế, tiềm năng phát triển trong tương lai là cực lớn vì vậy điều này cho thấy được đa số người dùng đang nắm giữ ETH đều có xu hướng nắm giữ dài hạn loại tài sản này và đưa vào nền tảng LSD nhằm gia tăng lợi nhuận.
Với sự phát triển vượt bậc đó thì LSDFi sẽ là ngách không thể thiếu trong thời gian tới, những người dùng sau khi stake ETH của mình vào các nền tảng LSD sẽ nhận lại được các loại LST như: stETH, rETH, cbETH, BETH,… những dự án LSDFi sẽ cho phép người dùng nắm giữ các loại LST vào hoạt động Defi để giai tăng nguồn lợi nhuận dựa trên nguồn vốn hiện có.
LSDFi sẽ gia tăng thêm lượng thanh khoản của thị trường để có thể được sử dụng trên nhiều giao thức và kiếm được nhiều lần lợi nhuận. Ví dụ: bạn Stake 10 $ETH vào Lido, từ 10 $ETH đó bạn sẽ mint ra được 10 $stETH đại diện cho 10 $ETH của mình. Sau đó bạn tiếp tục sử dụng 10 $stETH gửi vào các nền tảng LSDFi để tiếp tục kiếm thêm lợi nhuận. Mô hình của LSDFi sẽ gia tăng thêm lượng thanh khoản trên thị trường Defi hiện tại.
Với sự gia tăng tính thanh khoản này sẽ giúp giữ chân được người dùng trong thị trường Defi tốt hơn, ngoài ra cũng thu hút người mới tham gia vào thị trường.
3. Các mảnh ghép hình thành nên LSDFi
Trước khi đi vào phần tổng quan, mình sẽ cập nhật góc nhìn về mạng lưới ETH hiện tại. Dựa vào nguồn dữ liệu từ nền tảng TokenUnlock, ta có thể thấy được tổng số ETH được stake vào mạng lưới ETH POS hiện tại đạt được 25,11M $ETH chiếm khoảng 20,95% tổng cung ETH đang được lưu hành trên thị trường.
Không chỉ lượng ETH được stake đang ngày càng tăng cao mà số lượng validator cũng ngày càng tăng mạnh. Điều này không chỉ giúp gia tăng giá trị cho ETH mà còn đem đến sự phi tập trung ngày càng lớn dành cho mạng lưới này. Hiện tại, đã có hơn 784,47k validator tham gia vào mạng lưới.
Mạng lưới ETH sắp tới sẽ có bản cập nhật tiếp theo cho mạng lưới của mình đó là Deneb-Cancun. Đây sẽ là bản cập nhật quan trọng trong lộ trình hoàn thiện cơ chế POS của toàn mạng lưới blockchain vì vậy có thể sẽ tạo ra cú hít lớn trong thị trường hiện tại.
Lí do mình cập nhật đến các thông tin này là vì LSD có mối liên hệ mật thiết đối với mạng lưới ETH. Khi cập nhật Shanghai thàng công, thị trường bắt đầu hoảng loạn với các đợt rút lớn, các nền tảng LSD giúp thu hút những nắm giữ dài hạn số lượng ETH của mình, từ đó giúp thị trường trở nên ổn định hơn.
3.1. Liquid Staking Derivatives (LSD)
LSD chính là sự khởi đầu dành cho LSDFi khi các nền tảng này tạo ra các loại tài sản LST như: stETH, rETH, frxETH, ETHx,…. nền tảng này đóng vai trò then chốt giúp người dùng tham gia vào ngách LSDFi.
Đến thời điểm hiện tại, Liquid Staking Protocol và CEX chính là 2 loại hình chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường LSDF. Cả 2 hình thức này cho phép người dùng gửi vào ETH và nhận LST của ETH để có thể tiếp tục tham gia vào thị trường LSDFi.
3.1.1. Liquid Staking Protocol
Liquid Staking Protocol cho phép người dùng stake ETH của mình và nhận lại các LST. Tính đến thời điểm hiện tại, đây cũng là ngách chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường Defi. Trong đó Lido chiếm thị phần lớn nhất với hơn $14B đứng đầu trong ngách Defi.
Đứng sau nền tảng Lido, Rocket Pool chính là nền tảng chiếm thị phần lớn với hơn $1,7B cùng với Frax Finance chiếm $420M; đây là nhóm 3 nền tảng liquid staking hiện tại trên thị trường. Ngoài ra còn các cái tên mới nổi khác như: Tranchess, Stake Wise, Ankr, Stader, Etherfi, Liquid Collective, Swell và Tapio Finance cũng tham gia vào ngách này.
Đa số các nền tảng mới thu hút người dùng thông qua việc cung cấp các APY lớn còn đối với các nền tảng cũ như Anker hay StakeWise thì tận dụng sự lâu đời để đảm bảo sự bảo mật và uy tín của nền tảng và thu hút người dùng.
Đáng chú ý có thể kể đến là dự án Tapio Finance là giao thức cung cấp sản phẩm Stableswap cho các tài sản LST, ETH dựa theo công nghệ của Curve Finance. Khi cung cấp thanh khoản, người dùng có thể cung cấp một cặp LST-ETH hoặc chỉ một trong 2 loại tài sản này. Người dùng sẽ nhận được tapETH sau khi cung cấp thanh khoản cho Pool. tapETH được gắn Peg 1:1 với ETH, được sử dụng lại trong thị trường Defi.
Điểm nổi bật nhất của Tapio so với các DEX khác là LP được bọc thành tapETH và có thể sử dụng nó vào thị trường Defi. Ngoài phần thưởng Staking Reward của LST, người dùng còn có thể kiếm được phần thưởng phí của Pool LST-ETH, phần thưởng phí Pool tapETH-ETH.
Đây được xem là cơ chế mới so với các nền tảng LSD thông thường khác trên thị trường, giúp gia tăng khoản lợi nhuận đến từ các LST và phần thưởng phí khi cung cấp thanh khoản trên nền tảng.
3.1.2. CEX Staking
CEX Staking là các sàn CEX trên thị trường cung cấp các dịch vụ cho phép người dùng của mình đang nắm giữ ETH stake vào mạng lưới để nhận lợi nhuận. Tương tự như Liquid Staking Protocol, CEX Staking cũng cho phép người dùng mint ra các loại tài sản LST sau khi stake ETH của mình vào nền tảng.
Điểm mạnh lớn nhất là các nền tảng này đa số đều có lượng người dùng lớn, đã tạo được lòng tin và sự uy tín đối với người dùng của mình. Điều này giúp các nền tảng dễ dàng thu hút lượng lớn người dùng stake vào nền tảng của mình.
Đến thời điểm hiện tại, Binance và Coinbase vẫn là 2 sàn đứng đầu trong cuộc đua này, trong đó Coinbase là nền tảng chiếm thị phần lớn hơn nhiều so với Binance. Tuy nhiên, nếu so sánh sự thông dụng của LST từ cả 2 sàn CEX thì cbETH của sàn Coinbase đang có nhiều sự vượt trội hơn khi được sử dụng nhiều hơn trong các nền tảng LSDFi.
Để thu hút được người dùng nhiều hơn, Binance cần gia tăng thêm sự thông dụng của BETH để từ đó có thể thu hút nhiều holder ETH stake vào nền tảng của mình hơn.
3.2. Sàn giao dịch phi tập trung (DEX)
DEX là nhóm dự án quan trọng bắt buộc phải có đối với bất kỳ mô hình Defi nào. Để có thể dễ dàng giao dịch được các loại tài sản LST thì bắt buộc phải có các pool thanh khoản cho các cặp LST-ETH, từ đó mới có thể dễ dàng giao dịch được.
Hiện tại, đa số các sàn DEX lớn trên thị trường đều hỗ trợ cho các cặp thanh khoản LST này, điển hình như Uniswap, Curve, Balancer, Sushi, Maverick... Đây đều là những sàn DEX chiếm khối lượng giao dịch lớn nhất cũng như nơi cung cấp lượng thanh khoản tốt nhất dành cho các loại tài sản LST.
Các loại tàn sản LST sẽ được neo giá với ETH và trao đổi trực tiếp với ETH. Chính vì vậy, các DEX có hỗ trợ mô hình thanh khoản tập trung hay Stableswap sẽ rất thích hợp với LST. Uniswap V3, Curve Finance và Marverick là nơi tập trung phần lớn thanh khoản LST trên thị trường.
Nhìn vào bảng số liệu ở trên, ta có thể thấy được Maverick đang ngày càng trở nên phát triển và thân thiện hơn so với các nền tảng DEX khác trên thị trường. Điều này có thể thấy được thông qua cơ chế add pool thanh khoản tiện lợi dành cho người dùng của Maverick, cho phép người dùng có thể lựa chọn vùng thanh khoản tập trung, di chuyển theo 2 chiều giá và di chuyển theo một chiều giá tăng. Cơ chế này khá thuận lợi đối với các loại tài sản LST theo cơ chế Token Reward-bearing, các loại tài sản này sẽ tăng theo thời gian.
Tuy nhiên, không phải DEX nào cũng hỗ trợ tất cả LST; tính thanh khoản của LST được đặt ở DEX phụ thuộc khá nhiều vào chiến lược của giao thức phát hành. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tính chất của token LST và lợi nhuận cho nhà cung cấp thanh khoản. Các bạn nên cân nhắc sử dụng nền tảng nếu muốn cung cấp thanh khoản đối với các cặp LST-ETH hoặc các cặp Stablecoin để đem lại nguồn lợi nhuận tốt nhất.
3.3. Lending và Borrowing
Lending là thị trường lớn của LSDFi. Tính riêng trong ngách LSDFi, TVL của Lending đã chiếm hơn $2,59B, đứng đầu trong các mô hình dự án. Tuy nhiên, hiện tại số lượng dự án trong ngách này khá ít; có thể kể đến một số cái tên nổi bật như AAVE, Fraxlend, Silo Finance và Cat-in-a-box.
Trong số bốn giao thức cho vay được đối chiếu về TVL, dự án Aave đang thống trị toàn bộ thị phần của ngách Lending với tỉ lệ 96,73%. Chỉ tính riêng trong nền tảng Aave, nhu cầu về vay và cho vay đối với các loại tài sản LST là cực lớn và lớn hơn hẳn so với WETH.
Với sự phát triển không ngừng của LSDFi trong thời gian tới, nhu cầu cho việc vay và cho vay đối với các loại tài sản LST sẽ ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, Aave đang chiếm thị phần quá lớn trong ngách này; vậy nên cơ hội để các dự án khác phát triển sẽ rất khó khăn nếu không có sự đổi mới hoặc sự hậu thuẫn đủ mạnh để phát triển.
3.4. CDP Stablecoin
CDP stablecoin được tạo bằng cách gửi và khóa tài sản thế chấp trong hợp đồng thông minh để mint ra một loại stablecoin. Đã có rất nhiều sự phát triển trong các giao thức mới với APY cao từ lượng phát thải token, nhưng các giao thức cũ như MakerDAO vẫn dẫn đầu thị trường khi có đến 484,40M $DAI được đúc từ các loại tài sản LST.
Sự cạnh tranh trong CDP Stablecoin rất khốc liệt khi gần đây các ông lớn khác cũng tham gia như Aave (GHO), Curve (crvUSD) và sắp tới sẽ có sự gia nhập của Liquity. Thị trường Stablecoin là một miếng bánh béo bở mà dự án nào cũng muốn chiếm lấy. Tuy nhiên, mô hình này có điểm yếu ở chỗ các dự án phải đảm bảo giữ Peg cho Stablecoin của nền tảng.
Ngoài những cái tên nổi bật kể trên, Lybra là dự án mới nổi lên thời gian gần đây với sự thành công đáng kể như:
- TVL của Lybra Finance đã đạt $138,09M tương đương với 85,109 $ETH/LST được gửi vào giao thức, đưa Lybra Finance lọt vào TOP 5 các dự án CDP.
- Hơn $34M eUSD được mint ra từ kết quả của việc 150 người đã gửi ETH và stETH của họ vào giao thức.
- Đã có đến $88K lợi nhuận thực tế được trả cho eUSD Holder, tương đương với 8 - 9%.
- Lybra công bố chương trình Immunefi với phần thưởng $100K và không có một lỗ hổng nào của giao thức được phát hiện.
- Thành công ra mắt Lybra V2, kết hợp cùng LayerZero và tiến tới phát triển multichain trên Layer 2, đầu tiên chính là Arbitrum.
Tuy nhiên, trong bản cập nhật mới đây nhất của Lybra, phần lớn bản cập nhật đều được chú trọng đến việc gia tăng số lượng tài sản LST được sử dụng đưa vào nền tảng cũng như tăng thời gian vesting của esLBR, nhưng lại không chú trọng quá nhiều vào việc tăng khả năng sử dụng đối với eUSD.
Bản chất của các nền tảng CDP Stablecoin bền vững và phát triển đến từ việc cung cấp nhiều use case nhất có thể đối với loại Stablecoin của nền tảng; từ đó tạo ra sức hút đối với người dùng nhiều hơn. Vậy nên để phát triển ngày càng lớn mạnh trong tương lai, Lybra cần tập trung nhiều hơn nữa đối với các sản phẩm của mình.
Ngoài ra còn 2 dự án đáng chú ý khác trong CDP có thể kể đến là Raft và Prisma Finance cả 2 dự án này đều được hậu thuẫn khá mạnh mẽ từ các backer lớn trên thị trường. Hiện tại, cả 2 nền tảng đã đạt được gần $40M TVL, tương đương với 24,615 $ETH/LST được gửi vào nền tảng. Mặc dù chưa ra mắt token tuy nhiên cả 2 dự án này đều đang tạo được sức hút đối với cộng đồng.
3.5. Yield Strategic
Yield Strategic được đề cập ở đây là các hoạt động cho phép người dùng kiếm được lợi nhuận phần thưởng từ các loại tài sản LST. Sẽ có rất nhiều loại hình sản phẩm trong ngách này cũng như sự đa dạng của các dự án đang hỗ trợ.
Nhìn chung, Yield Strategic cung cấp các Vault Strategic, sau đó người dùng có thể lựa chọn bất kỳ chiến lược nào phù hợp để gửi LST vào đó để kiếm phần thưởng. Tài sản được gửi vào Vault sẽ chuyển đi Farm trên các giao thức khác theo chiến lược đã có. Sản phẩm này rất thích hợp với người dùng mới, khi chỉ gần gửi tài sản LST vào giao thức và kiếm phần thưởng một cách thụ động.
Ngoài ra, có một số DAO hình thành pool chung cho phép người dùng gửi tiền chung vào pool đó để đem đi farm, sự đồng thuận dựa trên số phiếu biểu quyết từ Dao.
Dự án nổi bật nhất trong ngách này có thể kể đến là Pendle khi đây là dự án tâm điểm trong thị trường crypto. Hiện tại, stETH trên nền tảng Pendle mang lại lợi nhuận cao nhất cho các nhà cung cấp thanh khoản, bất chấp xu hướng về APY đang giảm. Pendle đang đứng top 4 TVL trong mảng Yield với hơn $140M.
Ngoài ra, còn có các dự án khác trong ngách này như Instadapp, Agility, Asymetrix, Flashstake tuy nhiên, khi so sánh với Pendle, các dự án này đều chưa tạo ra nhiều sự khác biệt và sức hút lớn trên thị trường.
3.6. Diversified Stake
Diversified Stake là mảng mới trên thị trường LSDFi có mô hình chính là tạo ra một pool tài sản chung, tức là Pool chứa nhiều loại tài sản LST trong đó các LST sẽ có các mức Staking Reward khác nhau.
Nhà đầu tư cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn ra một LST hoặc không biết LST nào có mức sinh lời tốt nhất thì đầu tư vào pool chung đó sẽ như nhận được mức Staking Reward trung bình từ các loại tài sản LST ở trong pool.
Ví dụ: Có 3 loại tài sản LST như stETH, rETH, cbETH với 3 mức APY khác như tương ứng là 4% 3,5% 5%. Pool chứa 3 loại tài sản LST này sẽ có mức APY trung bình là 4,17% vì vậy khi người dùng stake ETH của mình vào pool này sẽ nhận được mức APY tương ứng ở trên.
Loại hình sản phẩm này sẽ dễ dàng hơn đối với người mới hoặc người không nắm rõ về mức APY từ các loại tài sản LST khác nhau. Điều này giúp bạn đầu tư một cách an toàn cũng như nhận được mức Staking Reward trung bình.
Các dự án nổi bật trong ngách này có thể kể đến như: Index Coop, UnshETH, LSDx. Hiện tại, ngách này còn khá mới và chưa có nhiều sức hút đối với nhà đầu tư, điều này xuất phát từ việc nguồn lợi nhuận đạt được còn khá thấp so với các ngách khác trên thị trường LSDFi.
3.7. Network
Network là mảng cho phép người dùng tiếp tục sử dụng các loại tài sản LST staking vào nền tảng và nhận thêm nguồn reward lớn hơn, đây là cơ chế Restaking được nền tảng EigenLayer giới thiệu khi vừa được ra mắt.
EigenLayer tập trung vào tận dụng ETH và tài sản LST của ETH để bảo mật cho mạng lưới, từ đó dự án cung cấp các trình xác thực cho các dApp, Bridge, Layer 2. Mantle và Espresso Systems là 2 dự án Layer nổi bật nhất đã tích hợp sử dụng EigenDA của EigenLayer để lưu trữ dữ liệu, giúp tiết kiệm phí dịch vụ và độ bảo mật cao trên thị trường.
Cơ chế Restaking của EigenLayer sẽ giúp gia tăng lượng thanh khoản trên nền tảng, đồng thời cho phép Eigen tạo ra được lớp DA cung cấp các giải pháp bảo mật tốt hơn cho nền tảng. Dù chỉ mới ra mắt tuy nhiên EigenLayer đã thu hút lượng lớn LST/ETH stake vào nền tảng. Tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 176.902 $ETH được stake.
Trong nền tảng blockchain, lớp DA được xem là lớp quan trọng với tất cả các nền tảng. Vậy nên tiềm năng phát triển của EigenLayer sẽ rất lớn trong tương lai khi ngày càng có nhiều dự án Layer 2 được ra mắt.
Ngoài EigenLayer, có một dự án nổi bật khác là Tenet Protocol. Tenet Protocol là dự án được xây dựng trên Cosmos và hỗ trợ hầu hết các tài sản LST nhằm mục đích nâng cao bảo mật cho mạng lưới.
Việc sử dụng toàn bộ các loại tài sản LST trên các nền tảng blockchain khác nhau giúp tăng tính bảo mật đối với Tenet protocol đồng thời làm tăng tính phi tập trung của nền tảng khi các Whale, VCs sở hữu lượng tài sản lớn đối với một số loại token nhất định. Ngoài việc phát triển L1, Tenet còn tạo ra Stablecoin, LSDC stablecoin được mint ra từ tài sản của các validator, từ đó tối đa hoá được khả năng sử dụng vốn.
2 cơ chế khác biệt của 2 dự án cho ta thấy được tiềm năng khá lớn của ngách này mặc dù đây là ngách còn khá mới đối với thị trường LSDFi, vậy nên cần theo dõi các dự án trên để tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt.
3.8. Distributed validator technology (DVT)
Công nghệ trình xác thực phân tán (DVT) là một phương pháp tiếp cận bảo mật trình xác thực nhằm phân bổ trách nhiệm quản lý và ký kết khóa cho nhiều bên, nhằm giảm các điểm lỗi đơn lẻ và tăng khả năng phục hồi của trình xác thực.
DVT đóng vai trò trong việc gia tăng tính bảo mật của mạng lưới thông qua việc cho phép nhiều người tham gia vào quá trình xác thực nền tảng.
Thông thường thì để tham gia vào quá trình xác thực, mỗi Validator sẽ cần phải Stake ít nhất là 32 $ETH. Đây là con số khá lớn đối với người bình thường khi muốn tham gia stake vào nền tảng. Tuy nhiên, DVT cho phép chia nhỏ số lượng ETH này để nhiều người dễ dàng tham gia hơn.
DVT được chia làm 3 hình thức chính bao gồm:
- Solo stakers
- Staking as a service (SaaS)
- Staking pools
Trong 3 hình thức trên, Staking pools là hình thức chính trên thị trường hiện tại và đóng vai trò chính trong ngách LSDFi. Khi ngách LSDFi phát triển mạnh, các nền tảng cung cấp DVT sẽ ngày càng phát triển; từ đó tạo ra sự phát triển lớn hơn. Có 2 dự án nổi bật trong ngách này đó là SSV Network và Obol. Gần như DVT chỉ có 2 dự án này đang được phát triển vậy nên tầm ảnh hưởng sẽ rất lớn khi LSDFi bùng nổ lớn hơn.
4. Các dự án LSDFi nổi bật hiện nay
4.1. Helio Protocol (HELIO)
Helio Protocol là giao thức thanh khoản mã nguồn mở hoạt động theo mô hình CDP (Collateral Debt Position) cho phép bạn gửi BNB, BUSD để mint ra “destablecoin” $HAY.
Helio Protocol cung cấp nhiều tính năng cho người dùng như những CDP khác bao gồm Borrow, Earning, Liquidation, Earn. Là dự án LSD đầu tiên được Binance rót vốn, mục tiêu của Helio Protocol chính là đưa “Destablecoin” $HAY thống trị trên Binance Smart Chain.
4.2. LSDx Finance (LSD)
LSDx Finance là giao thức thuộc mảng Liquid Staking Derrivatives Finance (LSDFi), cho phép người dùng stake, swap và farm các Liquid Staking Token (LST) để kiếm thêm lợi nhuận.
LSDx cho phép các LST swap trực tiếp với nhau. Phí swap cho mỗi giao dịch là 0.1% sẽ được chuyển vào treasury của LSDx. Người dùng có thể stake ETHx để nhận được APR tới 136,15%.
4.3. Prisma Finance
Prisma Finance là một giao thức LSDFi mới, tập trung vào việc mở khóa toàn bộ tiềm năng của các Liquid Staking Tokens (LSTs) bằng việc cho phép người dùng mint một stablecoin (mkUSD) được thế chấp hoàn toàn bằng chính các LSTs đó.
Codebase của Prisma là hoàn toàn bất biến và được phát triển dựa trên giao thức Liquity (giao thức cho vay phi tập trung trên Ethereum). Primas cho phép người dùng có thể mint mkUSD - stablecoin thế chấp vượt mức của nền tảng bằng việc thế chấp các Liquid Staking Tokens, điều này giúp nhưng người nắm giữ LSTs có thể khai thác được tối đa hiệu quả sử dụng vốn của mình.
5. Kết luận
LSDFi (Liquid Staking Derivatives Finance) đây là sự kết hợp Defi của các loại tài sản Liquid Staking Token (LST). LSDFi đang có rất nhiều tiềm năng để trở thành một trend lớn, đặc biệt là khi thị trường này đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Tuy nhiên như mình đã đề cập rủi ro ở trên, mô hình này giống mô hình Ponzi và sẽ rất nguy hiểm nếu như thanh khoản bị rút đột ngột, tạo ra hiệu ứng Domino sụp đổ.
Ngoài ra, bởi đây là ngách khá mới nên sẽ có rất nhiều dự án scam xuất hiện. Chính vì vậy, trước khi xuống tiền đâu tư, bạn cần nghiên cứu và cân nhắc thật kĩ với quyết định của mình. Trên đây là toàn bộ thông tin về ngách LSDFi, mình sẽ tiếp tục cập nhật các điểm nổi bật của ngách này trong thời gian tới. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, bạn có thể tham gia vào nhóm Bigcoin Việt Nam để cùng tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt hơn.
Link bên dưới là thông tin về các dự án LSDFi trong ngách mình đã tổng hợp, các bạn có thể tham khảo tại đây.
Đọc thêm