1. Synapse là gì?
Vậy Synapse là gì?
Synapse là giao thức cross-chain bridge giúp chuyển token qua lại giữa các blockchain khác nhau. Ở góc nhìn tổng quan hơn, Synapse là một hệ thống truyền thông tin (messaging) giữa các blockchain. “Messaging” đề cập tới nhiều đối tượng khác nhau, chúng có thể là token, proofs hoặc NFT,…
Không chỉ vậy, bên cạnh khả năng chuyển đổi token qua lại giữa các blockchain, Synapse còn là cơ sở hạ tầng cho phép các ứng dụng xây dựng trên đó có khả năng tương tác cross-chain thật sự. Cơ chế hoạt động cụ thể sẽ được đề cập trong phần tiếp theo của bài viết này.
Trước đây, tiền thân của Synapse Protocol là Nerve Finance, một stableswap AMM trên Binance Smart Chain (BSC) với ba sản phẩm chính:
- Swap: Trao đổi giữa các stablecoin như USDT, USDC, BUSD,...
- Bridge: Chuyển đổi giữa Ethereum và Binance Smart Chain.
- Liquidity Pool: Cung cấp thanh khoản cho các cặp stablecoin.
Hiện nay, với sự mở rộng của DeFi nói chung và các giải pháp cross-chain nói riêng, Synapse đã phát triển sản phẩm ứng dụng cross-chain bridge và giao thức kết nối cross-chain dành cho các applications để đáp ứng nhu cầu trao đổi và tương tác dữ liệu giữa các blockchain khác nhau và tăng thanh khoản cho thị trường.
2. Sản phẩm Synapse là gì
Bridge
Synapse Bridge cho phép người dùng di chuyển tài sản giữa các blockchain khác nhau. Hiện tại, dự án đang hỗ trợ chuyển token giữa 19 blockchain bao gồm cả Layer 1 và Layer 2.
Stable Swap
Tính năng swap trên Synapse cho phép người dùng có thể swap các stablecoin trên cùng mạng lưới như Ethereum, BSC, Arbitrum,… với độ trượt giá (Slippage) bằng 0.
Synapse Pool
Synapse Pool là một dịch vụ yield farming trên nền tảng Synapse Protocol nơi người dùng có thể tham gia cung cấp thanh khoản tại các pool và kiếm lợi nhuận. Các pool thanh khoản trong Synapse, được dùng để phục vụ nhu cầu bridging giữa các blockchain với nhau. Mỗi chain sẽ có một pool thanh khoản tương ứng.
Farming tại Synapse với các cặp stablecoin đang có mức APY khoảng 8%. Mức APY này sẽ phụ thuộc vào từng blockchain mà người dùng cung cấp thanh khoản.
Sau khi cung cấp thanh khoản cho các pool, người dùng sẽ nhận lại LP Token tương ứng và sau đó có thể tiếp tục stake LP Token này để kiếm thêm lợi nhuận tại mục “Stake" trên Synapse.
3. Cơ chế hoạt động của Synapse Bridge
3.1. Mô hình Liquidity Network Bridge
Thiết kế mô hình bridge của Synapse hoạt động theo mô hình Liquidity Network Bridge. Dự án sử dụng các Liquidity Pool trên chain A và B, dự trữ thanh khoản để sử dụng cho hoạt động cross-chain swap giữa chain A và B. Dưới đây là mô tả cụ thể thiết kế mô hình hoạt động của Liquidity Network Bridge nói chung và ứng dụng trong mô hình của Synapse Bridge.
Đối với mô hình Liquidity Network Bridge:
Việc swap tài sản X trên chuỗi A để lấy tài sản Y trên chuỗi B có thể được thực hiện bằng cách sử dụng một token trung gian Z (Z có thể LP token hoặc một token bất kỳ có thể chuyển nhượng được hoặc chỉ được sử dụng trong việc swap nội bộ):
- Swap X cho Z thông qua Liquidity Pool trên chain A.
- Message passing từ Chain A qua Chain B, cùng với Z từ chain A đến chain B.
- Swap Z cho Y thông liquidity pool trên chain B.
Đối với mô hình Synapse Bridge ứng dụng:
Việc chuyển đổi token giữa hai blockchain diễn ra trên Synapse được thực hiện thông qua 1 loại token trung gian là nUSD (viết tắt của "nexus" USD). Đây là một cross-chain stablecoin được bảo chứng bởi các pool thanh khoản chứa DAI, USDC, và USDT.
Khi một stablecoin muốn bridge qua các mạng lưới được Synapse hỗ trợ thì sẽ được chuyển thành nUSD sau đó gửi tới chuỗi đích. Khi đó, nUSD này có thể được hoán đổi tự động thành stablecoin gốc của chuỗi đích thông qua pool nUSD trên chuỗi.
Giả sử người dùng muốn bridge USDC.e trên Avalanche sang USDT ở BNB Chain, các bước sẽ diễn ra như sau:
- Trên Avalanche: Người dùng nạp USDC.e vào và nUSD được mint ra
- nUSD tại Avalanche được chuyển đổi thành nUSD trên BNB Chain (hay đốt nUSD tại Avalanche và mint số lượng nUSD tương ứng trên BNB Chain)
- Trên BNB Chain: nUSD lúc này được hoán đổi thành USDT mà người dùng cần.
Ngoài ra, Synapse cũng sử dụng cơ chế tương tự đối với hoạt động bridge token giữa các blockchain Layer 2 như Arbitrum, Boba và Optimism thông qua token trung gian nETH.
nETH hay "nexus" ETH là cross-chain asset được neo giá với ETH và hoàn toàn được bảo chứng bởi ETH liquidity pool trên Ethereum.
3.2. Cơ chế bảo mật của Synapse Protocol
Synapse sử dụng MPC (chữ kỹ đa chuỗi chéo) để bảo mật giao thức. Khi một giao dịch xuất hiện, mỗi trình xác thực sẽ bắt đầu thực hiện tính toán và khi 2/3 số validator (người xác thực) đã ký giao dịch, mạng đạt được sự đồng thuận, giao dịch được xác nhận và gửi đến chain đích.
Người dùng stake token SYN trên Synapse Protocol có thể trở thành validator (người xác thực) và tham gia vào quá trình bảo mật mạng. Nếu họ tham gia vào các hành vi không trung thực hoặc độc hại, số dư staking của validator (người xác thực) sẽ bị phạt, giống như cách hoạt động của các chain PoS khác.
3.3. Ứng dụng Circle Cross-chain USDC Transfer Protocol (CCTP)
CCTP là giao thức hỗ trợ chuyển đổi USDC giữa các chuỗi được phát triển bởi Circle. Synapse mới đây đã tích hợp CCTP trong việc chuyển đổi USDC giữa Avalanche, Arbitrum & Ethereum.
Ưu điểm của việc tích hợp CCTP:
- Đảm bảo mức trượt giá bằng 0
- Người dùng cũng sẽ nhận được airdrop phí gas trên chuỗi đích
4. Synapse Chain
Synapse Chain hoạt động với vai trò là giải pháp mở rộng Optimistic Rollup của Ethereum. Cơ chế đồng thuận của Synapse Chain là Proof-of-Stake (PoS) với các đặc điểm nổi bật như sau:
- Tương thích EVM: Synapse Chain sẽ tận dụng EVM giúp cho các nhà phát triển khi triển khai ứng dụng trên đây sẽ dễ dàng hơn đồng thời tận dụng được sức mạnh từ hệ sinh thái chính của Ethereum.
- Tính bảo mật: Công nghệ Optimistic Rollups cho phép các dapp trên Synapse Chain tận dụng tính bảo mật và phân cấp của lớp cơ sở của Ethereum.
- Tốc độ và khả năng mở rộng: Công nghệ Rollups sẽ giúp cho việc xử lý giao dịch trên Synapse diễn ra nhanh hơn đồng thời có khả năng xử lý nhiều giao dịch hơn, hỗ trợ trong việc mở rộng quy mô.
5. Đánh giá ưu và nhược điểm
Ưu điểm
- Khả năng giao dịch xuyên chuỗi: Người dùng có thể dễ dàng giao dịch token qua các blockchains khác nhau chỉ thông qua 1 thao tác đơn giản.
- Bảo mật: Việc sử dụng hệ thống validators trong quá trình xác thực của giao thức Synapse và công nghệ MPC sẽ tăng độ bảo mật cho giao dịch và bảo vệ an toàn cho toàn bộ mạng lưới.
- Tiềm năng phát triển hệ sinh thái: Synapse Chain sẽ đóng vai trò quan trọng giúp cho hệ sinh thái Synapse được mở rộng hơn và tăng trưởng thị phần tốt hơn trong tương lai.
- Khuyến khích người dùng tăng thanh khoản: Người dùng khi cung cấp thanh khoản cho các pool sẽ nhận được LP Token và tiếp tục stake để gia tăng lợi nhuận.
Nhược điểm
- Hệ thống token trung gian phức tạp: Synapse sử dụng nToken làm token trung gian cho các hoạt động cross-chain khiến cho hệ thống token trở nên phức tạp và khó quản lý hơn.
- Rủi ro bị de-peg: mặc dù token trung gian được back bởi stablecoin và ETH tuy nhiên nếu thị trường biến động khiến 1 trong 2 token bảo chứng bị sụt giảm cũng sẽ ảnh hưởng đến token trung gian và hệ sinh thái Synapse cũng phần nào chịu ảnh hướng theo đó.
6. Doanh thu
Nguồn doanh thu của Synapse Protocol sẽ đến từ các khoản phí sau:
- Swap Fee (Phí swap): Phí rơi vào khoảng 0.04%.
- Bridge Fee (Phí bridge): Phí chuyển đổi token giữa các blockchain (bridge).
- Admin Fee: Phí thanh toán cho mạng lưới để duy trì và phát triển giao thức.
- Deposit Fee (Phí gửi tài sản vào giao thức) và Withdrawal Fee (Phí rút tài sản).
Cho đến thời điểm hiện tại, tổng doanh thu nền tảng này thu về đạt được con số 24,6 triệu USD.
7. Thành viên team
Synapse Protocol được phát triển bởi đội ngũ của dự án Nerve Finance. Hiện tại, thông tin chính thức của các thành viên vẫn chưa công khai. Tuy nhiên, họ được giới thiệu là những con người có nhiều giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực blockchain, crypto, fintech, digital marketing…
Dưới đây là twitter của 4 thành viên/contribitor của dự án:
- Aurelius: https://twitter.com/AureliusBTC
- Socrates0x: https://twitter.com/Socrates0x
- Caesar0x: https://twitter.com/caesar0x
- Trajan: https://twitter.com/trajan0x
8. Nhà đầu tư và đối tác
Nhà đầu tư
Trước đây khi còn là Nerve Finance, dự án đã nhận được khoản đầu tư trị giá 2 triệu đô, dẫn đầu bởi ba quỹ lớn là CMS, Three Arrows và Alameda Research. Tuy nhiên, 2 trong số 3 nhà đầu tư này là Three Arrows Capital và Alameda Research đã gặp khủng hoảng và phá sản.
Cho tới hiện tại, Synapse Protocol không công bố bất kỳ quỹ đầu tư cũng như không có hoạt động gọi vốn nào được diễn ra.
Đối tác
Đối tác chính của dự án chính là các blockchain được tích hợp vào giao thức bao gồm 19 blockchain cho tới thời điểm hiện tại. Ngoài ra, Synapse cũng tích cực hợp tác với các dự án như Circle, Chainlink để tối ưu về mặt sản phẩm và trải nghiệm người dùng.
9. Tokenomics
SYN là native coin của hệ sinh thái Synapse. SYN là một Cross-chain token được sử dụng ở các mạng lưới được Synapse hỗ trợ.
Thông tin chung
- Tên token: Synapse
- Ký hiệu: SYN
- Blockchain: Được deploy trên 15 blockchain
- Chuẩn token: Tương ứng với từng blockchain
- Địa chỉ token: Xem thêm tại đây
- Loại token: Utility, Governance
- Total Supply: 250,000,000 SYN
- Circulating Supply: 190,117,588 SYN
Tính năng token
SYN token là token gốc của giao thức Synapse và được sử dụng để truy cập các dịch vụ trên mạng. Các chức năng chính của SYN token bao gồm Staking, phí giao thức và phí gas, phần thưởng khuyến khích và quản trị.
- Staking: Người dùng stake SYN token để kiếm phần thưởng.
- Phí giao thức và phí gas: Người dùng thanh toán phí giao thức và phí gas bằng SYN token để thực hiện các giao dịch trên mạng.
- Phần thưởng khuyến khích: Được sử dụng để làm incentives cho người dùng cung cấp thanh khoản trên Synapse Network.
- Quản trị: Holder SYN có thể bỏ phiếu về các quyết định quản trị nền tảng.
- An toàn mạng lưới: Yêu cầu các validator và nodes stake một lượng SYN nhất định để vận hành trên Synapse Chain.
Phân bổ token SYN
SYN sẽ được phân phối dưới dạng phần thưởng cung cấp thanh khoản và chia cho 5 pool như sau:
- nUSD pool trên Avalanche: 18%
- nUSD pool trên BSC: 18%
- nUSD pool trên Polygon: 15%
- nETH pool trên Arbitrum: 22%
- SYN/ETH Sushi LP trên Ethereum: 27%
Lịch trả token SYN
Lịch phân bổ token SYN tương tự như lịch phân bổ NRV token.
10. Dự án tương tự
Synapse Protocol là dự án kết hợp giữa Cross-chain Bridge và Stablecoin AMM. Vì thế mô hình hoạt động sẽ có một số đối thủ cạnh tranh như:
- Về cross-chain bridge: Stargate Finance, Hop Protocol, CelerBridge,…
- Về AMM Stablecoin: Curve Finance (các chain hỗ trợ: Ethereum, Fantom, Avalanche, Polygon,...) và Ellipsis Finance (hỗ trợ Binance Smart Chain).
11. Lộ trình phát triển
Đang cập nhật
12. Thông tin dự án
- Website: https://www.synapseprotocol.com/landing
- Twitter: https://twitter.com/SynapseProtocol
13. Kết luận
Hiện tại Synapse đang là cross-chain bridge đứng thứ 2 sau Stargate Finace dựa trên volume giao dịch. Theo đánh giá cá nhân của mình, Synapse là dự án phát triển khá đầy đủ về sản phẩm và có các bước đi rõ ràng. Tuy nhiên công nghệ cross-chain theo mô hình Liquidity Network Bridge khá cũ và không có nhiều đột phá cũng như đủ yếu tố thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Trong khi đó, trước đây nhiều vụ hack cross-chain diễn ra khiến nhiều người nghi ngại về mức độ bảo mật của công nghệ này. Thời gian trước khi LayerZero cùng Stargate ra mắt mang theo công nghệ mới Omnichain thì Synapse cũng nhận được sự quan tâm của khá nhiều cộng đồng khi tham gia MVB của Binance và lising tại đây.
Thời gian tới, Synapse cần có nhiều nỗ lực trong việc tích hợp thêm nhiều chain và hỗ trợ nhiều loại tài sản hơn nữa để có thể cạnh tranh thị phần với các đối thủ.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Synapse là gì. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ hơn vì dự án trên.
Đọc thêm