1. T-bills là gì?
T-bills (Treasury bills), hay Tín phiếu kho bạc, là một loại giấy tờ có giá được phát hành và quản lý bởi Cục Kho bạc Mỹ (U.S. Department of the Treasury) với thời hạn ngắn, nhằm mục đích tài trợ nguồn vốn vay ngắn hạn cho Chính phủ Mỹ.
Bản chất khi một nhà đầu tư mua T-bills thì tức là họ đang cho Chính phủ Mỹ vay tiền. Khoản tiền này sẽ được Chính phủ sử dụng vào các mục đích như: bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước trong ngắn hạn (phát sinh do khoản chi ngân sách lớn vào an sinh xã hội); chi trả cho các khoản vay nợ; thanh toán cho các chi phí định kỳ như tiền lương, trang thiết bị quân sự.
Do được bảo đảm bởi sự tín nhiệm của Chính phủ Mỹ cho nên T-bills từ lâu còn được xem là một trong những tài sản trú ẩn an toàn nhất, đáng tin cậy nhất, có khả năng trả nợ đầy đủ và đúng thời hạn cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, cũng vì có độ an toàn cao nên lợi nhuận thu được từ T-bills thấp hơn so với các chứng khoán có mức độ rủi ro cao hơn.
2. Các thuật ngữ liên quan đến T-bills
-
Mệnh giá (Denomination)
T-bills có mệnh giá là 1,000 USD hoặc là bội số của 1,000 USD. Với mức giá như vậy, nhiều nhà đầu tư có thể tiếp cận với kênh đầu tư tài chính này trong thời gian ngắn mà không muốn chấp nhận rủi ro cao.
-
Kỳ hạn (Maturity)
T-bills có thời hạn ngắn, thường được chào bán phổ biến với các kỳ hạn thanh toán lần lượt là 28 ngày (1 tháng), 91 ngày (3 tháng), 182 ngày (6 tháng) và 364 ngày (12 tháng).
-
Nợ gốc và Lãi (Redemption and Interest Earned)
Do được phát hành theo hình thức chiết khấu (discount) nên T-bills bán ra sẽ có giá mua (purchase price) thấp hơn so với mệnh giá niêm yết (par value). Ví dụ, nhà đầu tư chỉ phải trả 950 USD để sở hữu T-bill có mệnh giá là 1,000 USD.
Tại thời điểm đáo hạn, người sở hữu sẽ được mua lại T-bills với số tiền tương ứng mệnh giá. Phần chênh lệch giữa mệnh giá và giá mua chính là tiền lãi mà nhà đầu tư thu về. Đặc điểm này của T-bills giống với trái phiếu không trả lãi (zero-coupon bonds).
-
Lãi suất (Interest Rate)
Vì là tài sản có độ an toàn cao nên T-bills có lãi suất thuộc mức thấp nhất trên thị trường.
Thông qua các phiên đấu giá tại Cục Kho bạc Mỹ, lãi suất của T-bills được xác định bởi cung và cầu trên thị trường. Nhà đầu tư có thể đánh giá được tình hình kinh tế và triển vọng tương lai của thị trường chứng khoán nhờ việc quan sát lãi suất T-bills.
-
Đối tượng sở hữu (Owner)
Các ngân hàng thương mại là đối tượng chủ yếu nắm giữ T-bills nhằm mục đích sử dụng như một khoản dự trữ thứ cấp, kiếm khoản lời nhỏ. Số lượng ít các T-bills còn lại được sở hữu bởi các nhà đầu tư nhỏ lẻ, các tổ chức và trung gian tài chính khác.
3. Phân loại T-bills
T-bills: có thời hạn từ 1-12 tháng, không trả lãi định kỳ, có lãi suất thấp nhất so với các loại tín phiếu khác, nhưng tính thanh khoản cao và ít rủi ro biến động giá.
T-notes: có thời hạn từ 1-10 năm, thanh toán lãi định kỳ 6 tháng, có lãi suất cao hơn T-bills, nhưng tính thanh khoản thấp hơn và rủi ro biến động giá cao hơn. T-Note 10 năm là trái phiếu Kho bạc được trích dẫn thường xuyên nhất khi đánh giá hiệu quả hoạt động của thị trường trái phiếu.
T-bonds: có thời hạn từ 10-30 năm, thanh toán lãi định kỳ 6 tháng, có lãi suất cao nhất so với các loại tín phiếu khác, nhưng tính thanh khoản rất thấp và rủi ro biến động giá rất cao.
4. Ưu và nhược điểm của T-bills
4.1. Ưu điểm
-
Hạn chế rủi ro tín dụng
Như đã nói ở trên, T-bills được xem là một trong những khoản đầu tư an toàn nhất vì chúng có được sự đảm bảo từ Chính phủ Mỹ. Do đó, rủi ro tín dụng của loại tín phiếu này rất thấp hoặc gần như là bằng không.
-
Tính thanh khoản cao
T-bills được giao dịch trên thị trường chứng khoán, thị trường ngoại tệ, hoặc có thể được mua bán trực tiếp từ các đơn vị phát hành, các tổ chức tài chính được ủy quyền. Cũng bởi sự linh hoạt về kênh giao dịch này nên các nhà đầu tư có thể dễ dàng mua bán chúng.
-
Ưu đãi về thuế
Thu nhập từ lãi của T-bills được miễn thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Do đó, nhà đầu tư có thể giữ lại được nhiều hơn phần lợi nhuận của mình.
4.2. Nhược điểm
-
Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là loại rủi ro mà nhà đầu tư phải chịu khi lãi suất thị trường thay đổi so với lãi suất T-bills. Cụ thể, nếu lãi suất thị trường cao hơn so với lãi suất T-bills thì giá trị của tín phiếu kho bạc sẽ kém hấp dẫn hơn so với thị trường chung.
-
Lợi nhuận thấp
Mặc dù T-bills không có rủi ro vỡ nợ nhưng lợi nhuận của chúng thường thấp hơn trái phiếu doanh nghiệp và một số chứng chỉ tiền gửi. Vì T-bills không trả lãi định kỳ nên chúng được bán với giá chiết khấu so với mệnh giá của trái phiếu. Khoản lãi này được nhận ra khi trái phiếu đáo hạn, đó là chênh lệch giữa giá mua và mệnh giá.
-
Hạn chế về số lượng
Nhà đầu tư có thể gặp khó khăn trong việc mua bán T-bills, bởi số lượng tín phiếu kho bạc được phát hành có giới hạn và phụ thuộc vào nhu cầu của Chính phủ Mỹ.
5. Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về T-bills, từ khái niệm cơ bản, đặc điểm, phân loại đến các ưu nhược điểm. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn trong việc hiểu rõ hơn về T-bills và cách chúng hoạt động trong thị trường tài chính.
Đọc thêm: