theblock101

    5 tiêu chí VÀNG đánh giá dự án NFT khi đầu tư

    ByElly Nguyen06/02/2023
    NFT hiện nay đang là một trong những loại tài sản nhận được nhiều sự quan tâm và thu hút rất nhiều dòng tiền đổ vào lĩnh vực đó. Cùng với sự tăng trưởng của các công nghệ mới và các mô hình kinh doanh trong thị trường crypto, NFT vẫn là lĩnh vực đáng chú ý đối với các nhà đầu tư bởi khả năng sinh lời và sự tăng trưởng giá trị mang tính đột phá. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lưu ý một số chỉ số cơ bản để đánh giá giá trị tiềm năng của NFT đó khi chọn mua NFT để đầu tư.

    1. NFT là gì?

    NFT là từ viết tắt của Non - Fungible Token, được hiểu đơn giản có nghĩa là token không thể thay thế, hoạt động như một bằng chứng về tính xác thực và quyền sở hữu trong lĩnh vực kỹ thuật số. Có thể thấy NFT là loại tài sản kỹ thuật số độc nhất vô nhị được lưu trữ trên blockchain. Tuy nhiên, một điều quan trọng cần lưu ý NFT là tài sản khó có thể được định giá một cách có chuẩn mực (kể cả bạn là chuyên gia trong thị trường) bởi giá trị thực của NFT và tính biến động giá của loại tài sản này.

    NFT là gì?
    NFT là gì?

    2. Tại sao NFT lại trở nên phổ biến đến vậy?

    NFT xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2012 với tên gọi Colored Coin được tạo ra bởi Yoni Assia và đến năm 2017 thuật ngữ này mới thực sự được biết đến nhiều hơn qua game Cryptokitties - một trò chơi được xây dựng trên Ethereum cho phép người chơi thu thập, gây giống và trao đổi mèo ảo. Tuy nhiên, NFT chỉ thật sự trở thành một làn sóng vào năm 2020 khi một nghệ sĩ kỹ thuật số, Beeple đã giao bán thành công một NFT với giá 69 triệu USD. Cho đến ngày nay, NFT phần lớn trở nên phổ biến nhờ vào công dụng đa dạng của chúng. Không chỉ các tổ chức mà các cá nhân hoàn toàn có thể sáng tạo ra NFT của riêng mình, rải rác từ các lĩnh vực liên quan đến sưu tập, âm nhạc, thể thao, tài sản,… Các thương hiệu và các mô hình kinh doanh từ truyền thống cũng đã tham gia vào thị trường này và mang lại một lượng lớn người dùng mới tham gia vào thị trường crypto và blockchain.

    Tại sao NFT phổ biến?
    Tại sao NFT phổ biến?

    Với tính ứng dụng cao của NFT và độ phủ rộng rãi như vậy từ dự án, nhiều người đang tìm kiếm cơ hội đầu tư, vì thế, bạn cần tìm hiểu kỹ hơn về cách định giá,…

    3. Top 5 tiêu chí đánh giá dự án NFT

    Tiêu chí 1: Sản phẩm NFT

    Dù đánh giá bất cứ một mô hình kinh doanh để đầu tư thì yếu tố sản phẩm luôn là yếu tố cốt lõi và cần được xem xét đầu tiên. Nếu bạn đầu tư vào một dự án NFT thì bạn cần biết cách đánh giá sản phẩm NFT đó dựa trên các khía cạnh dưới đây:

    • Phân loại nhóm NFT: Để trả lời cho câu hỏi NFT của bạn thuộc nhóm nào thì bạn cần biết hiện nay có bao nhiêu loạt NFT và thuộc tính của từng loại NFT đó. Đối với các loại NFT phổ biến sẽ có các hình thức sau Collectibles, Artwork, Event tickets, Music, Media, Gaming, Virtual items, Real-world assets, Identity, Memes và Domain names. Đối với người dùng mới, việc đánh giá và phân loại NFT khá đơn giản và thường trên OpenSea sẽ có gắn tag về loại NFT đó cho người dùng dễ nhận biết.
    • Câu chuyện đằng sau NFT: NFT là một mô hình đặc thù được tạo nên bởi 3 thành tố là nhà sáng tạo, sản phẩm NFT và cộng đồng. Để lựa chọn ra một bộ NFT chất lượng bạn cần quan tâm đến ý nghĩa phía sau bộ NFT đó bởi nó là thành tố quan trọng để định giá giá trị của NFT và liên kết với cộng đồng của chúng.
    • Đồ họa của NFT: NFT vẫn là một loại tài sản kỹ thuật số và được thể hiện bằng hình ảnh, chính vì thế đồ họa của chúng có chất lượng và đẹp mắt hay không cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá sản phẩm đó.
    • Tổng cung NFT, số owner nắm giữ, volume giao dịch: Khi đánh giá tổng cung NFT thì bạn có thể biết được định giá ở trên thị trường để kết luận giá trị NFT mình đang nắm giữ hiện tại đang under hay over value. Việc đánh giá số lượng owner của NFT sẽ giúp bạn nhận biết số lượng người nắm giữ NFT đó như thế nào và có thể tạo áp lực bán với NFT hay không. Cuối cùng, volume giao dịch sẽ giúp bạn đánh giá được hiện tại tính thanh khoản của NFT trên thị trường có tốt hay không và có phải thời điểm an toàn để đầu tư vào NFT đó. Bạn có thể tham khảo các trang tổng hợp thông tin về những dữ liệu này tại các trang web như NFTGo, Dune, CryptoSlam, gem.xyz, rarity.tools.
    • Sự khan hiếm: Tính khan hiếm là yếu tố quan trọng tạo nên giá trị của NFT. Các NFT hiếm, được nhiều người săn tìm thường thu hút nhiều người mua hơn và được bán với giá cao hơn. Vì thế, khi đầu tư NFT bạn nên kiểm tra về mức độ hiếm của NFT đó, có thể thông qua các công cụ hỗ trợ hay nền tảng bên thứ ba để có cái nhìn khách quan nhất. Hiện tại, bạn có thể kiểm tra độ hiếm của NFT trên một số nền tảng như Rarity.tools, Rarity Sniper, Rarity Sniffer, CryptoSlam,…

    Tiêu chí 2: Đội ngũ phát triển và backer

    Đội ngũ phát triển là người đứng sau sự phát hành của bộ NFT trên thị trường, có thể là nghệ sĩ, người nổi tiếng, chuyên gia công nghệ hoặc một tổ chức. Đội ngũ phát triển đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ý tưởng sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm và nâng cao giá trị của sản phẩm. Nếu dự án NFT có một đội ngũ phát triển phù hợp kết hợp với ý tưởng sáng tạo thì NFT đó sẽ được đẩy lên tầm cao hơn và phát triển bền vững hơn.

    Trong quá trình nghiên cứu về đội ngũ phát triển của dự án NFT, bạn cần lưu ý trả lời 2 câu hỏi, đó là:

    • Dự án NFT có Labs nào đứng sau xây dựng?
    • Liệu đội ngũ xây dựng có phải đến từ các thành viên cốt lõi của Labs không?

    Backer là những người ủng hộ và đứng sau dự án, họ có thể nắm giữ lượng lớn NFT hoặc tham gia cùng truyền thông và phát triển cộng đồng. Khi phân tích đánh giá backer của dự án bạn nên đánh giá họ có phải người có tầm ảnh hưởng trong thị trường hoặc tổ chức có tiềm lực lớn hay không.

    Tiêu chí 3: Cộng đồng

    Cộng đồng sẽ bao gồm những người ủng hộ dự án và những người có tầm ảnh hưởng tham gia vào cộng đồng của chính dự án đó. Đối với dự án NFT thì cộng đồng hoạt động chủ yếu trên 2 nền tảng là Discord và Twitter, vì thế bạn có thể kiểm tra số lượng và hoạt động của cộng đồng tại đây. Thông thường, những dự án NFT với số lượng cộng đồng trên các nền tảng đạt 50.000 người sẽ được đánh giá tốt (không tính trường hợp đẩy mem ảo) và nếu đạt trên 100.000 người thì là dự án đáng để bạn quan tâm.

    Không chỉ vậy, để đánh giá cộng đồng của một dự án NFT, bạn cần trả lời thêm được các câu hỏi: Đội nhóm cốt lõi của dự án có hoạt động tích cực trong cộng đồng không? Các thành viên trong cộng đồng có hào hứng với lộ trình tiến triển của dự án hay không? Có bao nhiêu người dùng đóng góp vào sự phát triển của dự án? Tóm lại, đây là yếu tố quan trọng để biết dự án đó có sức hút với thị trường như thế nào và góp phần giúp bạn có thể dễ dàng định giá NFT.

    Tiêu chí 4: Lộ trình phát triển

    Lộ trình phát triển là những cột mốc quan trọng để thúc đẩy dự án tăng trưởng đồng thời cho bạn thấy được tầm nhìn cũng như định hướng tương lai của dự án. Một dự án đáng để đầu tư là một dự án có một lộ trình phát triển rõ ràng và các hoạt động của dự án phải được thực hiện theo đúng lộ trình đó. Bạn có thể tìm kiếm lộ trình phát triển và theo dõi trên website hoặc các kênh truyền thông chính thức từ dự án như Medium, Twitter, Discord,…

    Đánh giá lộ trình phát triển bạn cũng sẽ một phần hiểu được thời điểm nào nên đầu tư vào dự án và tiềm năng tăng trưởng của dự án trong tương lai.

    Tiêu chí 5: Tính tiện ích của NFT

    Tính tiện ích hay còn được hiểu là tính ứng dụng của NFT, ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu dựa trên hai khía cạnh là tính ứng dụng trong thế giới thực và thế giới kỹ thuật số. NFT có tính ứng dụng càng cao thì càng có giá trị và điều này sẽ tích lũy dần theo thời gian phụ thuộc vào mức độ phổ biến và mức độ thu hút người dùng của NFT đó.

    Đối với thế giới thực, NFT có thể được sử dụng như chứng từ sở hữu tài sản (đất đai, giấy tờ,…) hay dùng để đổi lấy các vật phẩm ngoài đời thực. Một số NFT có thể dùng như vé tham gia các show ca nhạc hay sự kiện thời trang, trong khi một số khác được ứng dụng như quyền truy cập vào các ứng dụng hoặc hệ thống vui chơi giải trí. Không chỉ vậy, rất nhiều thương hiệu lớn từ thị trường truyền thống đã ra nhập và ứng dụng NFT khiến cho tính tiện ích và mức độ phổ biến ngày càng gia tăng.

    Trong mô hình các dự án crypto, một số dự án đã ứng dụng NFT làm tài sản thế chấp cho các khoản vay hoặc có thêm các hình thái tài chính khác như Lending - Borrow, Derivatives, Staking,… Dần dần mô hình được biết đến với cái tên là NFTFi và nhận được sự chấp thuận của một số nhà đầu tư và cộng đồng.

    Tiện ích của NFT còn được thể hiện qua một số khía cạnh khác mà bạn có thể đánh giá như NFT Holder có thể nhận quyền freemint hoặc whitelist cho các bộ NFT phát hành sau không? Dự án liệu có phát hành token và thưởng cho Holder NFT? Có thành lập DAO cho các holder NFT tham gia voting quản trị không? Đối với mỗi loại hình NFT khác nhau thì tính ứng dụng càng được biến hóa đa dạng, không phải mô hình nào cũng giống nhau và có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên. Vì vậy, khi phân tích một dự án NFT bạn cần có sự linh hoạt cũng như góc nhìn bao quát đến các mảng liên quan khác.

    4. Kết luận

    Trên đây là những thông số tham khảo giúp bạn có cái nhìn bao quát và đầy đủ khi đánh giá một dự án NFT cơ bản. Tuy nhiên, theo góc nhìn của mình thì việc định giá một NFT vẫn còn mang tính tương đối và không có cách nào để dự đoán giá trị tương lai của NFT chỉ dựa trên con số và định lượng. Vì thế, trước khi đầu tư bất kỳ một NFT nào bạn cần tìm hiểu kỹ và xem xét cẩn thận các yếu tố bên ngoài và bên trong tác động lên NFT đó.

    Đọc thêm

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    Elly Nguyen

    Elly Nguyen

    Builder at Bigcoin - Learning to share, sharing to learn

    5 / 5 (1Bình chọn)

    Bài viết liên quan