1. Bull Run là gì?
Bull Run (hay Bull Market hoặc thị trường Bò) là thuật ngữ đề cập đến khoảng thời gian khi mà giá trị các tài sản tiền mã hoá liên tục tăng trong suốt chu kỳ thị trường. Đây là thời điểm cho thấy các nhà đầu tư thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến một tài sản cụ thể, khiến nhu cầu sở hữu và giá trị của nó tăng mạnh.
Có nhiều yếu tổ có thể góp phần vào một Bull Run, bao gồm gia tăng sự quan tâm của công chúng đối với thị trường, các tin tức tích cực và công nghệ mới được trình làng hoặc một xu hướng đầu tư mới.
2. Đặc điểm của Bull Run
Các điểm đặc biệt cho một đợt Bull Run là:
Tình hình kinh tế
Khi thị trường ở trạng thái Bull Run - Uptrend thì những tin tức tốt hoặc tình hình kinh tế, chính trị đều ở mức tốt. Nhờ vào điều này mà tâm lý của nhà đầu tư cũng trở nên tích cực.
Tâm lý trong giao dịch
Tâm lý của nhà đầu tư cũng quyết định trạng thái của thị trường, ngược lại tình trạng của thị trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của nhà đầu tư
Trong giai đoạn thị trường đang ở trạng thái Bull Run, nhà đầu tư sẽ có tâm lý lạc quan và tích cực. Điều này thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới sẵn sàng tham gia vào thị trường, kỳ vọng sẽ thu được nhiều lợi nhuận.
Cung và cầu trong thị trường
Nếu trạng thái thị trường là Bull Run thì nhu cầu mua tiền điện tử của các nhà đầu tư sẽ tăng cao, trong khi ít người sẵn sàng bán. Điều này làm cho tỷ lệ cầu luôn lớn hơn cung, đẩy giá của coin/token tăng lên. Các nhà đầu tư sẽ cạnh tranh để có thể sở hữu được token đó.
3. Các yếu tố tạo nên crypto bull run
4. So sánh Bullrun và Bear Market
Trái ngược với Bull Run, Bear Market (thị trường gấu) chỉ thị trường có xu hướng giảm kéo dài, có thể do sự bi quan của các nhà đầu tư kèm theo các sự kiện tài chính, xã hội bất lợi khác.
Hai xu hướng Bull Run và Bear Market trái ngược nhau nhưng luôn đồng hành cùng nhau trong mỗi thị trường tài chính. Sự kết thúc của xu hướng này là mở đầu của xu hướng kia.
Ví dụ điển hình là giai đoạn Bull Run năm 2017, sau khi BTC đạt mốc khoảng $20.000, giá của nó đi vào giai đoạn giảm vào đầu năm 2018.
Hay Bull Run 2020-2021: Sự tăng trưởng của Bitcoin, DeFi, và NFT. Đây là một đợt Bull Run lớn khác trong lịch sử tiền điện tử, bắt đầu từ cuối năm 2020 và kéo dài đến năm 2021.
- Bitcoin: Từ tháng 10 năm 2020, giá Bitcoin tăng từ khoảng 10.000 USD lên tới gần 69.000 USD vào tháng 11 năm 2021.
- Ethereum: Giá Ethereum cũng tăng mạnh, từ dưới 400 USD vào năm 2020 lên gần 4.900 USD vào cuối năm 2021.
- DeFi (Tài chính phi tập trung): Nhiều dự án DeFi như Uniswap (UNI), Aave (AAVE) và Compound (COMP) phát triển mạnh, thu hút vốn lớn và tạo ra các sản phẩm tài chính phi tập trung dựa trên blockchain.
- NFT (Non-Fungible Tokens): Cơn sốt NFT bùng nổ khi nhiều nghệ sĩ, nhà sáng tạo nội dung và người nổi tiếng bắt đầu bán tác phẩm nghệ thuật số dưới dạng NFT. Những giao dịch nổi bật như bức tranh của nghệ sĩ Beeple bán với giá 69 triệu USD đã thu hút sự chú ý lớn.
5. Bẫy Bull Run (Bull Trap) là gì?
Khi nhà đầu tư nhận thấy các yếu tố của thị trường Bull Run, họ mong muốn đầu tư nhiều hơn vì tin rằng tất cả các đặc điểm của thị trường Bullrun đang diễn ra.
Nhưng rất có thể các dấu hiệu đang đi theo hướng sai lệch và không cho thấy sự tăng giá sau một xu hướng giảm hoàn toàn. Do đó, nhiều nhà đầu tư tiếp tục “all in” vào một tài sản tiếp tục giảm thay vì bắt kịp sự đảo chiều của xu hướng. Đây được gọi là bẫy Bull Run.
Làm thế nào để tránh bẫy Bull Run (Bull Trap)?
Bullrun có thể tạo ra sự phấn khích và lạc quan trong thị trường, với sự gia tăng về giá trị và vốn hoá thị trường của nhiều đồng coin/token. Tuy nhiên, không phải lúc nào Bullrun cũng xảy ra và cũng không đảm bảo sự tăng trưởng không ngừng của thị trường. Thị trường tiền điện tự rất biến đổi và có thể chịu sự điều chỉnh sau một Bullrun.
Để tránh bẫy Bullrun, các nhà đầu tư cần
- Trang bị những kiên thức tốt nhất về phân tích kỹ thuật.
- Không ngừng học hỏi từ những nhà đầu tư có kinh nghiệm.
- Đặt điểm cắt lỗ (stoploss) cụ thể cho bản thân.
- Hiểu được tâm lý thị trường.
6. 5 chiến lược đầu tư tốt nhất cho Bullrun
Trong một kì Bull Run, việc xác định chiến lược đầu tư phù hợp có thể giúp tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Dưới đây là 5 chiến lược đầu tư phổ biến và hiệu quả nhất cho những giai đoạn tăng giá mạnh mẽ của thị trường tiền mã hóa:
1 - Mua và Hold (Buy and Hold)
Chiến lược mua và hold là một trong những chiến lược đơn giản và hiệu quả nhất trong một bull run. Người đầu tư sẽ mua các đồng tiền mã hóa có tiềm năng dài hạn (như Bitcoin, Ethereum) và giữ chúng trong một thời gian dài mà không bán ra trong suốt chu kỳ tăng giá.
-
Lý do áp dụng: Đây là chiến lược phù hợp với các nhà đầu tư tin tưởng vào sự tăng trưởng bền vững của thị trường tiền mã hóa, đặc biệt là khi các dự án tiền mã hóa lớn có sự phát triển vững chắc và được chấp nhận rộng rãi.
-
Lợi ích: Tận dụng được sự gia tăng giá trị dài hạn, không phải lo lắng về các biến động ngắn hạn. Tuy nhiên, chiến lược này đòi hỏi người đầu tư phải kiên nhẫn và có tầm nhìn dài hạn.
2 - Chiến lược DCA (Dollar-Cost Averaging)
Chiến lược DCA (mua đều đặn một số lượng cố định mỗi tháng hoặc mỗi tuần, bất kể giá cả thị trường) là một cách để giảm thiểu tác động của sự biến động giá và giảm rủi ro khi tham gia vào một bull run.
-
Lý do áp dụng: Khi thị trường đang trong giai đoạn tăng mạnh, việc DCA giúp nhà đầu tư không bị cuốn vào việc mua ở mức giá quá cao. Thay vì cố gắng “timing” thị trường, DCA giúp đầu tư dần dần, làm trung hòa giá mua trung bình.
-
Lợi ích: Giảm thiểu rủi ro vì không phải lo lắng về việc chọn thời điểm mua vào. Ngoài ra, DCA cũng giúp người đầu tư dễ dàng vượt qua các giai đoạn giảm giá trong chu kỳ bull run mà không bị hoảng loạn.
3 - Quản lý Rủi Ro (Risk Management)
Một yếu tố quan trọng trong bất kỳ chiến lược đầu tư nào là quản lý rủi ro. Trong bull run, mặc dù giá có thể tăng nhanh, nhưng sự biến động của thị trường crypto là rất lớn, nên việc quản lý rủi ro là cực kỳ quan trọng.
-
Lý do áp dụng: Đầu tư vào tiền mã hóa có thể mang lại lợi nhuận cao, nhưng cũng đồng nghĩa với khả năng mất tiền nhanh chóng nếu không quản lý tốt. Các chiến lược quản lý rủi ro bao gồm việc đặt mức dừng lỗ (stop loss), không đầu tư quá nhiều vào một đồng coin duy nhất, và giữ một phần tiền mặt để tránh rủi ro quá lớn khi thị trường quay đầu.
-
Lợi ích: Bảo vệ vốn và giảm thiểu tổn thất khi thị trường biến động mạnh. Điều này giúp nhà đầu tư tránh được việc bán tháo khi giá giảm đột ngột.
4 - Chốt Lãi Định Kỳ (Take Profits Regularly)
Một chiến lược hiệu quả khác trong bull run là chốt lãi định kỳ, tức là bán một phần tài sản khi giá đạt một mức nhất định, để ghi nhận lợi nhuận và bảo vệ tài sản đã tăng giá.
-
Lý do áp dụng: Khi thị trường đang trong đà tăng mạnh, không ai có thể chắc chắn được thời điểm chính xác khi giá sẽ đạt đỉnh. Do đó, việc chốt lãi định kỳ giúp nhà đầu tư thu về lợi nhuận khi giá đạt các mốc tăng trưởng nhất định.
-
Lợi ích: Đảm bảo một phần lợi nhuận và tránh được việc mất hết khi giá quay đầu giảm. Ngoài ra, chiến lược này cũng giúp giảm thiểu tâm lý tham lam và đầu tư một cách hợp lý.
5 - Đa Dạng Hóa Danh Mục Đầu Tư (Portfolio Diversification)
Để giảm thiểu rủi ro trong bull run, việc đa dạng hóa danh mục đầu tư là vô cùng quan trọng. Thay vì chỉ đầu tư vào một hoặc hai đồng tiền, nhà đầu tư có thể phân bổ vốn vào nhiều loại tài sản tiền mã hóa khác nhau, bao gồm các đồng coin lớn như Bitcoin, Ethereum, cũng như các dự án altcoin tiềm năng.
-
Lý do áp dụng: Khi một đồng tiền tăng giá mạnh, có thể có những đồng tiền khác không tăng kịp hoặc giảm giá. Bằng cách phân bổ vào nhiều tài sản khác nhau, nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro và tận dụng các cơ hội tăng trưởng ở các thị trường khác nhau.
-
Lợi ích: Cải thiện tỷ lệ lợi nhuận trên tổng thể danh mục đầu tư và giảm thiểu rủi ro nếu một đồng coin gặp phải điều chỉnh lớn. Đồng thời, chiến lược này cũng giúp tăng khả năng tiếp cận với các xu hướng mới trong không gian crypto.
6. FAQs
Q1: Bull Run kéo dài bao lâu?
Thời gian của một Bull Run có thể rất khác nhau, từ vài tháng đến vài năm. Thông thường, Bull Run kéo dài trong một khoảng thời gian tương đối dài và được thúc đẩy bởi các yếu tố như sự chấp nhận rộng rãi, các yếu tố kinh tế vĩ mô như lãi suất thấp và sự tham gia của các tổ chức lớn. Tuy nhiên, thị trường crypto có tính biến động cao, nên Bull Run cũng có thể kết thúc nhanh chóng nếu có sự thay đổi lớn trong tâm lý thị trường hoặc các yếu tố tác động từ bên ngoài.
Q2: Bull Run có thể kết thúc như thế nào?
Một chu kì Bull Run có thể kết thúc khi:
- Tâm lý thị trường thay đổi: Khi người đầu tư bắt đầu hoảng sợ và bán tháo, thị trường có thể đảo chiều sang giai đoạn Bear Market.
- Chính sách thay đổi: Các chính sách tài chính của các quốc gia lớn hoặc các biện pháp quản lý chặt chẽ có thể làm giảm niềm tin vào thị trường crypto.
- Lạm phát và khủng hoảng tài chính: Các sự kiện kinh tế vĩ mô, như khủng hoảng tài chính, có thể tác động đến sự ổn định của thị trường crypto.
- Sự bán tháo của cá voi: Khi các nhà đầu tư lớn (cá voi) bán tháo tài sản, giá trị của thị trường có thể giảm mạnh, dẫn đến kết thúc Bull Run.
7. Kết luận
Bull Run là giai đoạn tích cực của thị trường cùng nhiều cơ hội cho nhà đầu tư tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rui ro, nhà đầu tư cần nhật biết Bull Run thật sự để tận dung khi nó diễn ra. Vậy bạn đã chuẩn bị cho đợt Bull Run tiếp theo chưa? Hãy theo dõi Theblock101 để cập nhật những kiến thức mới nhất để sẵn sàng cho Bull Run kế tiếp!
Đọc thêm