Đầu năm 2023, Circle chính thức thông báo giải pháp cross-chain mới ra mắt Mainnet trên Ethereum, Arbitrum và Avalanche đánh dấu cột mốc ông lớn này nhảy vào thị trường cross-chain. Trong bài viết dưới đây, hãy tìm hiểu Cross-Chain Transfer Protocol (CCTP) và ứng dụng của giải pháp này trong thị trường.
1. Cross-Chain Transfer Protocol (CCTP) là gì?
Cross-Chain Transfer Protocol (CCTP) là giải pháp cầu nối thanh khoản xuyên chuỗi được phát triển bởi Circle - đơn vị phát hành stablecoin USDC. Cross-Chain Transfer Protocol (CCTP) giúp cho việc chuyển đổi USDC giữa các blockchain khác nhau trở nên liền mạch và dễ dàng hơn thông qua cơ chế “burn and mint”.
2. Bối cảnh ra đời
Mô hình cross-chain bridge thông thường hoạt động theo mô hình “lock-mint-burn”. Theo thiết kế mô hình này, nếu người dùng muốn chuyển token từ chain A qua chain B, họ phải “lock” token của mình vào bridge (cầu nối). Sau đó, cầu nối sẽ mint ra một lượng wrapped token tương ứng với số token được gửi ở chain A trên chain B.
Rủi ro bị tấn công của mô hình “lock-mint-burn” này chính là việc wrapped token được mint ra ở chain B tuy nhiên không có bất kỳ token nào được lock ở chain A. Trường hợp Poly Network bị hack số tiền lên tới 600 triệu USD là một minh chứng cụ thể của rủi ro bị hacker tấn công liên quan đến mô hình trên.
Nhận thấy hạn chế đó, Circle ra mắt giải pháp CCTP nhằm loại bỏ rủi ro liên quan đến việc mint khống token và tăng tính thanh khoản cho các blockchain. CCTP hoạt động theo cơ chế burn-mint thông qua smart contract. Khi người dùng cần chuyển USDC từ chain A sang chain B, CCTP sẽ xét duyệt giao dịch và đốt USDC nguyên bản ở chain A sau đó tái phát hành USDC tương đương ở chain B.
3. Cơ chế hoạt động
3.1. Kiến trúc blockchain ứng dụng CCTP
- Cross-Chain Transfer Protocol (CCTP): Là lớp giao thức dưới cùng được các nền tảng cross-chain messaging tích hợp để giám sát, xác nhận giao dịch đồng thời đảm bảo độ bảo mật và an toàn của hệ thống.
- Cross-chain Messaging Platforms: Là lớp nền tảng hỗ trợ hoạt động truyền tin (messaging) xuyên chuỗi giữa các blockchain. Ví dụ như LayerZero, Wormhole,…
- Wallet, Bridge, Custodians, Apps: Là các ứng dụng tích hợp CCTP để cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tài chính cho người dùng.
- End users: Là những người dùng cuối khi sử dụng các dApps đã được tích hợp CCTP.
3.2. Cơ chế hoạt động
Về phí người dùng, khi sử dụng ứng dụng được tích hợp Cross-Chain Transfer Protocol (CCTP) thì họ sẽ thực hiện được hoạt động chuyển USDC từ chain này qua chain khác.
Về mặt kỹ thuật công nghệ, quy trình này sẽ được thực hiện bên trong nền tảng như sau:
- USDC sẽ được đốt ở chuỗi nguồn: Thông qua dApps, người dùng sẽ chuyển USDC từ chain này qua chain khác và chỉ định địa chỉ ví của người nhận trên chuỗi đích. dApps sẽ chuyển USDC đến CCTP và đốt USDC ngay trên chuỗi nguồn.
- Circle xác thực hoạt động đốt USDC: CCTP sử dụng sẽ chứng thực việc đốt USDC đã được thực hiện ở chuỗi nguồn sau đó gửi thông tin đến smart contract ở chuỗi đích để chuẩn bị mint USDC trên đó.
- USDC được mint ở chuỗi đích: Sau khi nhận được thông tin xác thực USDC đã được burn ở chuỗi nguồn, số lượng USDC tương ứng sẽ được đúc ở chuỗi đích và gửi tới địa chỉ ví nhận.
Tất cả đều được hoạt động thông qua smart contract và native token nên được đảm bảo cao về độ bảo mật và minh bạch của giao dịch.
4. Đặc điểm
- Đối tượng sử dụng: CCTP là giao thức dành cho các nhà phát triển có thể build lên đó hoặc tích hợp vào các ứng dụng, ví hoặc cầu có sẵn.
- Mạng lưới hỗ trợ: CCTP hiện tại đã mainnet trên 3 mạng lưới là Ethereum, Avalanche và Arbitrum.
- Chi phí giao thức: Việc sử dụng giao thức CCTP để chuyển đổi token xuyên chuỗi không mất phí mà người dùng chỉ cần trả phí gas của blockchain.
- Bảo mật: CCTP smart contract đã được audit bởi ChainSecurity và Halborn.
5. Ứng Dụng
- Swap xuyên chuỗi: người dùng có thể sử dụng tính năng mở rộng hơn trong việc swap token xuyên chuỗi (ví dụ như swap ETH mạng Ethereum qua AVAX mạng Avalanche).
- Giao dịch NFT xuyên chuỗi: người dùng có thể mua NFT mạng Ethereum bằng USDC mạng Avalanche và bán chúng trên OpenSea.
- Nạp tiền xuyên chuỗi: người dùng có thể sử dụng USDC mạng Ethereum để mở một vị thế trên một sàn giao dịch phi tập trung mạng Avalanche mà không cần chuyển đổi ví.
6. Hệ sinh thái
Các dự án cầu nối cross-chain bridge đã tích hợp với CCTP vào hệ thống bao gồm:
-
Celer
-
Synapse Protocol
-
Wormhole
-
O3 Labs
-
Wanchain
-
….
7. Kết luận
Cross-Chain Transfer Protocol (CCTP) mang đến giải pháp an toàn và bảo mật hơn cho hoạt động stable-coin bridge nói riêng và cross-chain bridge nói chung. Được bảo chứng bởi công nghệ của Circle nên người dùng có thể tin tưởng về mức độ an toàn khi sử dụng CCTP.
Đây là sản phẩm cho thấy tham vọng của Circle muốn đánh chiếm thị trường cross-chain bridge đồng thời tăng tính thanh khoản cho USDC, vươn lên trở thành stable-coin hàng đầu cạnh tranh với Tether (USDT).
Hiện tại số lượng blockchain đang được hỗ trợ khá ít tuy nhiên thời gian tới CCTP sẽ mở rộng mạng lưới blockchain hỗ trợ hơn để tăng tiện ích cho giải pháp của mình.
Đọc thêm:
LI.FI Protocol là gì? Giải pháp tổng hợp cầu nối cross-chain cho hệ sinh thái blockchain
Cross-chain là gì? Các giải pháp cross-chain hàng đầu (mới nhất 2023)