1. Central Bank là gì?
Central Bank là một cơ quan tài chính của quốc gia, có trách nhiệm quản lý và điều hành chính sách tiền tệ, tài chính. Chức năng chính của Central Bank bao gồm quản lý nguồn cung tiền tệ, kiểm soát lãi suất, và giám sát các hoạt động ngân hàng. Central Bank thường là cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền tệ trong một quốc gia.
Mặc dù một số ngân hàng đã được quốc hữu hóa nhưng nhiều ngân hàng trung ương không thuộc nhà nước và do đó thường được coi là độc lập về mặt chính trị. Tuy nhiên, ngay cả khi ngân hàng trung ương không thuộc sở hữu của chính phủ thì các đặc quyền của ngân hàng này vẫn được thiết lập và bảo vệ bởi pháp luật.
Đặc điểm khác biệt của ngân hàng trung ương so với các ngân hàng khác là đặc quyền phát hành tiền giấy. Còn với các ngân hàng thương mại tư nhân chỉ được phép phát hành các khoản nợ không kỳ hạn, chẳng hạn như tiền gửi séc.
2. Chức năng của Central Bank
- Phát hành tiền mặt: Ngân hàng Trung ương sẽ có trách nhiệm phát hành tiền giấy và thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo giá trị của tiền giấy được in. Ví dụ như chống làm giả tiền mặt, kiểm soát lượng tiền giấy được phát hành ra thị trường,…
- Người cho vay cuối cùng đối với các ngân hàng thương mại: Nếu các ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản thì Ngân hàng Trung ương có thể cho ngân hàng thương mại vay đủ vốn để tránh ngân hàng bị thiếu hụt. Đây là chức năng rất quan trọng vì nó giúp duy trì niềm tin vào hệ thống ngân hàng.
- Người cho vay cuối cùng đối với Chính phủ: Khoản vay của chính phủ được tài trợ bằng cách bán trái phiếu trên thị trường mở. Có thể có một số trường hợp chính phủ không bán đủ trái phiếu và do đó bị thiếu hụt gây hoang mang cho các nhà đầu tư trái phiếu và họ sẽ có nhiều khả năng bán ra trái phiếu và yêu cầu lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, nếu ngân hàng can thiệp và mua một số trái phiếu chính phủ thì họ có thể tránh được tình trạng 'thiếu thanh khoản' này.
- Điều hành chính sách tiền tệ/lãi suất: Central Bank thường đặt ra lãi suất nhằm mục tiêu lạm phát thấp và duy trì tăng trưởng kinh tế. Để đưa ra đánh giá về áp lực lạm phát, ngân hàng sẽ xem xét mọi khía cạnh của tình hình kinh tế và số liệu thống kê kinh tế để có được bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế.
3. Tác động của Central Bank lên nền kinh tế
Là ngân hàng có trách nhiệm in và phát hành tiền mặt, Central Bank có tác động không nhỏ đến nền kinh tế. Có thể đánh giá tác động của Central Bank ở 2 khía cạnh như sau:
3.1. Tác động kinh tế vĩ mô
Vì chịu trách nhiệm ổn định giá cả, ngân hàng trung ương phải điều chỉnh mức độ lạm phát bằng cách kiểm soát nguồn cung tiền bằng chính sách tiền tệ. Ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý thị trường khi thực hiện các nghiệp vụ thị trường mở (OMO) nhằm bơm thanh khoản vào thị trường hoặc hấp thụ thêm vốn, qua đó ảnh hưởng đến mức độ lạm phát.
Để tăng lượng tiền trong lưu thông và giảm lãi suất (chi phí) cho vay, ngân hàng trung ương có thể mua trái phiếu chính phủ, tín phiếu hoặc các giấy bạc khác do chính phủ phát hành. Tuy nhiên, việc mua này cũng có thể dẫn đến lạm phát cao hơn.
Khi cần hút tiền để giảm lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở, điều này làm tăng lãi suất và giảm nhu cầu vay mượn. Có thể thấy, nghiệp vụ thị trường mở là phương tiện chính để ngân hàng trung ương kiểm soát lạm phát, cung tiền và giá cả.
3.2. Tác động kinh tế vi mô
Nếu ngân hàng thương mại không có đủ thanh khoản để đáp ứng nhu cầu của khách hàng (ngân hàng thương mại thường không dự trữ đủ bằng nhu cầu của toàn thị trường), ngân hàng thương mại có thể tìm đến ngân hàng trung ương để vay thêm vốn.
Điều này mang lại cho hệ thống sự ổn định khi các ngân hàng trung ương không thể thiên vị bất kỳ ngân hàng thương mại cụ thể nào. Như vậy, ngân hàng trung ương sẽ nắm giữ dự trữ ngân hàng thương mại dựa trên tỷ lệ tiền gửi của mỗi ngân hàng thương mại.
Do đó, ngân hàng trung ương có thể yêu cầu tất cả các ngân hàng thương mại duy trì, ví dụ, tỷ lệ dự trữ/tiền gửi là 1:10 . Việc thực thi chính sách dự trữ ngân hàng thương mại có chức năng như một phương tiện khác để kiểm soát nguồn cung tiền trên thị trường. Tuy nhiên, không phải tất cả các ngân hàng trung ương đều yêu cầu các ngân hàng thương mại phải gửi dự trữ.
4. Tác động của Central Bank đến thị trường Crypto
Ngân hàng trung ương có thể thay đổi chính sách tiền tệ và lãi suất, điều này có thể ảnh hưởng đến giá trị của tiền điện tử. Ví dụ nếu Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ (FED) tăng lãi suất sẽ giúp nâng cao lợi nhuận của các khoản đầu tư không rủi ro. Trong tình huống này, các cá nhân và tổ chức có thể sẽ lựa chọn các kênh đầu tư có rủi ro thấp hơn, dẫn đến giảm nhu cầu đầu tư có rủi ro cao.
Điều này có thể dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu về cổ phiếu và tiền điện tử . Do đó, lượng ngoại tệ có thể tăng lên và lưu thông tiền có thể chuyển dịch về kho tiền ngân hàng. Điều này có thể dẫn đến giảm hoặc có xu hướng giảm lạm phát . Ngoài ra, sự gia tăng các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào đất nước này có thể dẫn đến sự tăng giá của đồng nội tệ.
- Lãi suất cao có hai tác động tiêu cực đến thị trường tiền điện tử:
Việc tăng lãi suất thường có nhiều tác động khác nhau lên thị trường. Khi lợi suất tiền gửi trong tài khoản ngân hàng tăng lên, các nhà đầu tư có thể thích cơ hội thu lợi nhuận không rủi ro và bán tài sản tiền điện tử của họ để chuyển thành tiền mặt.
Ngoài ra, lãi suất cao có thể làm giảm giá trị tiềm ẩn của các dự án tiền điện tử . Việc tăng lãi suất như vậy có thể làm giảm giá trị của một dự án tiền điện tử bằng cách tăng tỷ lệ chiết khấu áp dụng cho dòng tiền của dự án. Ngoài ra, tỷ suất lợi nhuận của các công cụ đầu tư không rủi ro như trái phiếu chính phủ , chứng khoán , v.v., có thể trở nên hấp dẫn hơn.
5. Kết luận
Với vai trò quản lý tiền tệ, giám sát hệ thống ngân hàng, và thực hiện chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương đóng một vai trò không thể thay thế trong việc ổn định và phát triển của nền kinh tế.
Tuy nhiên, khi thị trường tiền điện tử phát triển nhanh chóng và trở nên phức tạp hơn, vai trò của ngân hàng trung ương cũng đang tiếp tục thay đổi và điều chỉnh. Sự xuất hiện của các loại tiền điện tử mới đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội mới cho các ngân hàng trung ương trên toàn cầu.
Trong tương lai, sự tương tác giữa ngân hàng trung ương và thị trường tiền điện tử có thể tiếp tục tăng lên. Điều này đòi hỏi Central Bank sẽ cần liên tục theo dõi và đánh giá các tác động của tiền điện tử đối với nền kinh tế và hệ thống tài chính, và đồng thời phải phản ứng một cách linh hoạt và hiệu quả.
Đọc thêm: