Derivatives (Phái sinh) là gì? Tổng quan các loại giao dịch phái sinh hiện nay

ByEvelyn28/09/2023
Giao dịch phái sinh đã trở thành một phần quan trọng trong thế giới tài chính và đặc biệt là trong thị trường tiền điện tử. Đây là một công cụ mạnh mẽ cho các nhà đầu tư và giao dịch viên, giúp họ quản lý rủi ro, đầu cơ, và thậm chí tối ưu hóa lợi nhuận không chỉ hấp dẫn đối với những người chuyên nghiệp mà còn đối với những người mới bắt đầu quan tâm đến đầu tư và giao dịch.

1. Derivatives (Phái sinh) là gì?

Derivatives (Giao dịch phái sinh) là giao dịch các hợp đồng giữa hai bên (người mua và người bán) để bán hoặc mua một cặp tiền điện tử vào một ngày cụ thể trong tương lai.

  • Ví dụ: Nếu bạn dự đoán giá BTC sẽ đi lên thì bạn vào một lệnh “Long” và khi giá đi lên thì bạn kiếm được lời. Nếu bạn dự đoán BTC sẽ giảm thì bạn vào một lệnh “Short” đặt lệnh xong, nếu giá BTC giảm thì bạn được lời.

Vậy hiểu đơn giản, giao dịch phái sinh là khi bạn dự đoán giá đúng, dù giá tăng hay giảm bạn vẫn kiếm được lời.

Trong giao dịch phái sinh có đòn bẩy để bạn giao dịch. Giả sử, bạn có vốn là 100$ và bạn mua vào 1 lệnh khi giá tăng 10% (tức là bạn lãi 10% của 100$ là 10$) khi bạn sử dụng giao dịch phái sinh, có phần đòn bẩy sẽ giúp bạn lãi được nhiều hơn và ngược lại.

  • Ví dụ: Vào lệnh 100$, sử dụng đòn bẩy x10. Giá đi được 10% → Lãi 100% = Lãi 100$.

Giao dịch phái sinh phát huy được ưu thế trong những hình thái thị trường có biến động thấp (thị trường sideway), giúp người dùng tối ưu được dao động từ giá của các đồng coin.

Các loại giao dịch phái sinh tiền điện tử bao gồm hợp đồng tương lai (futures), quyền chọn (options), hợp đồng vĩnh viễn (perpetual contracts).

Derivatives (Phái sinh) là gì?
Derivatives (Phái sinh) là gì?

2. Các loại giao dịch phái sinh

Cũng tương tự như thị trường phái sinh truyền thống, phái sinh trong Crypto cũng có các loại hợp đồng cơ bản sau:

2.1. Hợp đồng tương lai (Futures Contracts)

Hợp đồng tương lai là một trong những loại hợp đồng phái sinh phổ biến nhất. Nó cấp cho người mua quyền mua một tài sản và người bán được bán một tài sản ở một mức giá cố định trong tương lai (theo ngày thỏa thuận).

Giao dịch hợp đồng tương lai trên Bybit (ví dụ),

Trên giao diện Derivatives của Bybit sẽ có những thông tin như sau:

  1. Cặp giao dịch: Cột bên trái là các cặp tiền điện tử mà bạn chọn để giao dịch.
  2. Biểu đồ (chart): Nằm ở giữa giao diện giúp bạn theo dõi biến động giá của đồng coin theo thời gian.
  3. Funding Rate: Phí người dùng phải trả cứ 8 tiếng 1 lần.
  4. Order Book: Hiện thị lịch sử của người dùng khác khi mua, bán coin.
  5. Chế độ ký quỹ: Chọn chế độ để giao dịch (Cross hoặc Isolated), điều chỉnh đòn bẩy.
  6. Buy/Long và Sell/Short: Nơi đặt lệnh.
  7. Khung ở cuối: Nơi tổng hợp thông tin lịch sử giao dịch, khi bạn vào lệnh Long hoặc Short sẽ hiện thị ở dưới.
Ảnh giao dịch Derivatives (Phái sinh)
Ảnh giao dịch Derivatives (Phái sinh)

Bước 1: Chọn chế độ ký quỹ và đòn bẩy

Khi giao dịch Fututres, trên đây sẽ có 2 chế độ: Cross và Isolated.

  • Cross: Sẽ lấy toàn bộ số tiền để duy trì vị thế.

Để hiểu rõ hơn, trong tài khoản phái sinh của bạn có 200$, bạn vào lệnh mua ở vị thế 10$. Khi lệnh này đi ngược, với chế độ Cross sẽ có quyền lấy thêm tiền của bạn để gồng lỗ để lệnh kia không bị cháy.

  • Isolated: Với Isolated sẽ an toàn hơn, trong tài khoản phái sinh của bạn có 200$, bạn vào lệnh mua ở vị thế 10$. Khi giá có đi ngược đến đâu, lệnh bị cháy thì bạn chỉ mất có 10$.

Tiếp theo, chọn đòn đẩy: Trên Bybit có đòn bẩy từ x1-x100.

Chế độ ký quỹ
Chế độ ký quỹ

Bước 2: Nhập lệnh

Đầu tiên, bạn có thể chọn lệnh Limit hoặc lệnh Market.

  • Lệnh Limit: Bạn sẽ tự điều chỉnh giá mà bạn muốn khi vào lệnh
  • Lệnh Market: Bạn sẽ vào lệnh theo giá của thị trường hiện tại.
Nhập lệnh
Nhập lệnh

Khi bạn vào theo lệnh Market, chỉ cần nhập số lượng BTC mà bạn muốn mua. Với 0.001 BTC bạn sẽ thấy giá trị của lệnh đó là 27.01 USDT. Để Long hoặc Short sẽ tốn khoảng 2.73 USDT. Bình thường để vào lệnh Buy với 0.001 BTC sẽ mất 27.01 USDT nhưng khi ta giao dịch Futures sử dụng đòn bẩy x10 vì thế sẽ chỉ tốn 2.733 USDT. Và ta vẫn hưởng phần lãi tương đương với 27.01USDT.

Nhập lệnh
Nhập lệnh

Sau đó, bạn xác nhận lệnh là hoàn thành giao dịch.

2.2. Quyền chọn (Options Contracts)

Hợp đồng quyền chọn cho phép người mua mua hoặc bán tài sản tiền điện tử tại một giá đình chỉ trước vào hoặc trước một ngày đáo hạn cụ thể nhưng không bắt buộc.

  • Quyền chọn mua (Call options) cho phép người giao dịch mua tài sản tại một mức giá thống nhất trước vào ngày được chỉ định.
  • Quyền chọn bán (Put options) cho phép người giao dịch bán tài sản tại một mức giá thống nhất trước vào ngày được chỉ định.

Có nhiều loại phí liên quan đến hợp đồng quyền chọn:

  • Người mua trả một khoản phí được gọi là phí đặt cọc (premium) để mua hợp đồng.
  • Môi giới thu phí cố định hoặc dựa trên tỷ lệ phần trăm cho mỗi giao dịch.
  • Cả người mua và người bán trả phí hợp đồng cho sàn giao dịch.
  • Người mua trả lãi suất trên số vốn đòn bẩy mà họ mượn.
  • Nếu giá của tiền điện tử vào ngày đáo hạn thuận lợi cho người giao dịch, họ có thể thực hiện quyền chọn để mua hoặc bán. Nếu việc thực hiện quyền chọn sẽ gây thất thoát, người giao dịch có thể chọn để để nó đáo hạn để chỉ mất phí đặt cọc họ đã trả để tham gia hợp đồng.
Ảnh giao dịch Derivatives (Phái sinh)
Ảnh giao dịch Derivatives (Phái sinh)

2.3. Hợp đồng tương lai vĩnh viễn (Perpetual Futures)

Hợp đồng tương lai vĩnh viễn, hay còn được gọi là perpetual futures, là một loại hợp đồng phái sinh không có ngày đáo hạn cố định.

Các hợp đồng tương lai vĩnh viễn có thể được giao dịch mãi mãi mà không cần phải giải quyết hoặc thay đổi vào một ngày cụ thể trong tương lai, như các hợp đồng tương lai thông thường. Thay vào đó, chúng sử dụng một cơ chế tài chính để theo dõi giá của tài sản cơ sở và duy trì sự cân bằng giữa giá tương lai và giá thực tế của tài sản.

Giao dịch phái sinh
Giao dịch phái sinh

3. Sử dụng công cụ phái sinh trong giao dịch crypto

Phòng Ngừa Rủi Ro Vị Thế:

Để tránh rủi ro trong giao dịch tiền điện tử, các nhà giao dịch thường áp dụng chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng cách sử dụng các công cụ phái sinh. Những công cụ này giúp họ bảo vệ đầu tư và điều chỉnh rủi ro trước những biến động giá không mong muốn.

Một ví dụ cụ thể là khi một nhà giao dịch vừa mua 5 BTC trên thị trường giao ngay với giá $27.000 và phân tích sắp tới giá BTC có thể giảm. Thay vì bán, họ mở một vị thế bán với đòn bẩy trong thị trường hoán đổi vĩnh viễn, vì vậy họ sẽ thu được lợi nhuận từ giao dịch giao ngay khi giá BTC tăng vọt. Khi giá giao ngay của BTC giảm, họ giảm thiểu thiệt hại từ vị thế ban đầu thông qua việc thu lợi từ vị thế bán.

Đầu Cơ Biến Động Giá Tương Lai

Một cách sử dụng khác của các công cụ phái sinh là để đầu cơ trên sự biến động giá tài sản mà không cần sở hữu tài sản đó. Thay vì mua Bitcoin hoặc altcoin trực tiếp, nhà giao dịch có thể mua hợp đồng tương lai liên quan đến tài sản đó. Điều này cho phép họ tham gia vào thị trường chỉ với một khoản tiền nhỏ. Khi giá tài sản đó biến động, họ có thể điều chỉnh vị thế của mình thông qua việc giao dịch các hợp đồng tương lai. Quyền chọn bán thường được sử dụng để quản lý rủi ro trong trường hợp này.

4. Ưu, nhược điểm của giao dịch phái sinh

4.1. Ưu điểm

  • Giao dịch ký quỹ: Đây là một lợi thế rất lớn của giao dịch phái sinh, giúp gia tăng khả năng lợi nhuận của trader. Nhà đầu tư có thể sử dụng đòn bẩy để tăng tỷ suất lợi nhuận mà chỉ cần trả phần nhỏ của giao dịch tổng thể (10% hoặc thậm chí thấp hơn).
  • Khối lượng giao dịch cao: Thị trường giao dịch phái sinh có nhu cầu cao. Nghiên cứu cho thấy rằng khối lượng hàng ngày của các công cụ phái sinh crypto đã vượt $600 tỷ vào tháng 5 năm 2020, đạt được động lực với sự quan tâm nhiều hơn từ các nhà đầu tư tổ chức.

4.2. Nhược điểm

  • Rủi Ro Cao: Giao dịch phái sinh có thể mang lại lợi nhuận lớn, nhưng cũng đi kèm với rủi ro cao. Sử dụng đòn bẩy có thể dẫn đến mất mát lớn hơn số tiền đầu tư ban đầu, thậm chí là “cháy” tài khoản hay mất sạch số tiền bạn có.
  • Chi Phí Giao Dịch: Giao dịch phái sinh có thể có các chi phí bổ sung, bao gồm phí giao dịch, tài trợ, và phí lãi suất.
  • Biến Động Giá Lớn: Thị trường tiền điện tử có thể trải qua biến động giá lớn, làm tăng rủi ro cho các vị thế phái sinh.
  • Các loại hợp đồng phái sinh và quyền chọn thường có cơ chế hoạt động phức tạp, đòi hỏi hiểu biết sâu về thị trường và quản lý rủi ro.
  • Sử dụng đòn bẩy có thể dẫn đến mất mát nhiều tiền hơn số tiền đầu tư ban đầu, và người giao dịch cần cẩn trọng trong việc quản lý rủi ro.

Lưu ý: Giao dịch phái sinh mang đến nhiều cơ hội nhưng hãy cẩn trọng nếu bạn không phải nhà đầu tư chuyên nghiệp vì có thể dẫn đến mất sạch số tiền đầu tư. Vì vậy, đây là hình thức giao dịch không được khuyến khích với những ai chưa có nền tảng kiến thức và kinh nghiệm về hình thức này.

5. Kết luận

Giao dịch phái sinh không chỉ là một công cụ mạnh mẽ để đối phó với rủi ro, mà còn là một cách để đầu cơ và tối ưu hóa danh mục đầu tư. Giao dịch phái sinh có thể đem lại lợi ích lớn, nhưng nó cũng đi kèm với rủi ro cao. Luôn luôn quản lý rủi ro của bạn một cách cẩn thận trước khi tham gia giao dịch.

Đọc thêm:

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/Theblock101_ 

Evelyn

Evelyn

Fundamentals - focused investing and active participation.

0 / 5 (0Bình chọn)

Bài viết liên quan