GMX (GMX) được biết đến là dự án sàn giao dịch spot & perpetual phi tập trung. Dự án GMX được phát triển trên Arbitrum và Avalanche.
Hiểu đơn giản, GMX hoạt động trên BSC (BNB Chain), nhưng sau khi triển khai thành công sản phẩm trên Arbitrum, dự án chuyển hẳn hoạt động sang Arbitrum. Đồng thời, với danh nghĩa là 1 trong những sàn giao dịch Contract vĩnh cửu đầu tiên trên Arbitrum, GMX đã sở hữu lượng người dùng ổn định và tiếp tục mở rộng sang Avalanche sau đó.
GMX được biết đến là đại diện tiêu biểu cho mô hình Real Yield trong Defi. GMX trước đây là Gambit Protocol (là giao thức cross swap giữa BNB vs ETH) và được chuyển đổi thành GMX vào tháng 6/2021.
Từ những ngày đầu hoạt động, GMX được rất nhiều nhà đầu tư săn đón, cạnh tranh trực tiếp với những đối thủ lớn như Perpetual, dYdX. Đồng thời, tokenomics của GMX cũng rất độc đáo, mang lại lợi nhuận theo cấp số nhân cho các holders trong dài hạn.
Tại, GMX các traders sẽ sở hữu đầy đủ các bộ công cụ để giao dịch spot và long/ shot. Đặc biệt, dự án tập trung tối ưu việc tiết kiệm chi phí, không chênh lệch giá, không funding rate cũng như giảm thiểu khả năng bị thanh lý.
Các Holders GMX stake coin sẽ nhận lại 30% tổng phí giao dịch. Số tiền này được dùng để trả người dùng dưới dạng AVAX hoặc ETH, tùy thuộc vào chain mà bạn stake coin.
Khi stake GMX coin, bạn sẽ nhận được esGMX. Đồng coin này được sử dụng theo 2 cách sau:
MP là một loại phần thưởng mà người dùng sở hữu khi stake GMX, APR cố định 100%. Người dùng có thể stake MP để nhận phần thưởng tương ứng với staking 1 GMX. Điều này giúp các nhà đầu tư GMX dài hạn nhận được rất nhiều phần thưởng. Tuy nhiên, khi unstake GMX, một số lượng MP coin tương ứng sẽ bị burn khỏi thị trường.
Như vậy, mục tiêu chính của hai incentives esGMX và MP là khuyến khích người dùng staking coin dài hạn.
Team của GMX là đội ngũ ẩn danh. Không có gì bất thường bởi đa số các dự án về defi đều có team ẩn danh.
Công nghệ, giá trị của dự án.
GMX có mô hình hoạt động khá đặc biệt, dự án không áp dụng mô hình order-book như dYdX, cũng không sử dụng AMM pool như Perpetual Protocol. GMX có các pool liquidity riêng và giá sẽ được giao dịch dựa trên giá oracle.
Mô hình AMM với X*Y=K có điểm yếu là khi giao dịch với volume lớn sẽ gây biến động, trượt giá cho tài sản.
Với mô hình của GMX, protocol sử dụng fast oracles từ chainlink để dự đoán giá chính xác của tài sản từ các điểm giao dịch. Do đó, giảm thiểu tối đa trượt giá cho các giao dịch lớn.
Hơn nữa, khi trader sử dụng đòn bẩy long/short trên GMX cũng ko bị áp phí funding rate như các CEX. Điều này tiết kiệm được khá nhiều fee cho các trader, đặc biệt đối với các lệnh lâu dài.
Mô hình doanh thu.
40% doanh thu thu được từ trading được phân phối cho GMX holders
70% doanh thu còn lại được phân phối cho GLP holders.
Trên lĩnh vực sàn perpetual dex, GMX có một số đối thủ cạnh tranh lớn như DyDx, perpetual protocol.
Mặc dù DyDx được biết đến là King of Perpetual Dex với tổng volume giao dịch là hơn 150 tỷ đô nhưng GMX lại chiếm ưu thế cạnh tranh người dùng hơn do rumor về 1 đọt airdop của Arbitrum và các task role trong Guildxyz. Perpetual protocol lại tỏ ra yếu thế với 2 protocol còn lại.
Do đó GMX đang nổi trội nhất về số lượng address tương tác và token holder. Tuy nhiên với mức revenue cao nhất trong các sàn perp và mô hình real yield thì không thể đánh giá GMX là overvalue được.
Trải qua mùa defi 1.0, hầu hết người dùng nhận ra lợi nhuận mà mình nhận được trong không gian defi đều đến từ token incentive với thiết kế siêu lạm phát và tiện ích của token không gì khác ngoài dump. Để duy trì trong mùa downtrend, những người trụ lại trong không gian defi đều hướng tới một thứ gì đó mang tính bền vững, ít rủi ro và lợi nhận hiệu quả. Đó là lý do real yield gây được sự chú ý trong defi.
Thảo luận thêm tại:
Email: Bigcoinvietnam@gmail.com
Cộng đồng Facebook: https://www.facebook.com/groups/2547437241936604
Telegram nhóm chat: https://t.me/bigcoinvietnam
Telegram news: https://t.me/Bigcoinnews
Twitter: https://twitter.com/BigcoinVietnam_
Kênh Youtube: https://youtube.com/@BigcoinVietnam