theblock101

    Arbitrum ($ARB) là gì? Giới thiệu tổng quan về giao thức layer 2 của Ethereum

    ByLengkeng17/09/2021
    Arbitrum là một trong các Layer 2 được xây dựng bởi Offchain Labs, đã gây tiếng vang khi có airdrop khủng trong năm 2023, kể từ khi dự án chính thức mainnet luôn đứng thứ nhất về TVL trong các dự án L2. Vậy Arbitrum có gì đặc biệt mà thu hút người dùng và các nhà đầu tư đến vậy, hãy cùng Theblock tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
    Arbitrum là gì?
    Arbitrum là gì?

    1. Arbitrum là gì?

    Arbitrum là một bộ giải pháp Layer 2 sử công nghệ Optimistic Rollup để giải quyết vấn đề tắc nghẽn trên Ethereum được phát triển bởi đội ngũ Offchain Labs. Với công nghệ Rollup, Arbitrum xử lý các giao dịch theo đợt, giúp giảm phí gas và tắc nghẽn mạng, giúp người dùng tiết kiệm tới 100 lần phí gas so với layer 1.

    Cấu trúc của công nghệ Optimistic Rollup
    Cấu trúc của công nghệ Optimistic Rollup

     

    Thông qua việc sử dụng công nghệ Optimistic Rollup các giao dịch sẽ được “cuộn lại” thành một giao dịch và được xử lý, sau đó sẽ gửi lên mạng Ethereum. So sánh về mặt công nghệ thì Arbitrum và Optomism đều khá giống nhau tuy nhiên điểm khác biệt chính của 2 dự án này là về cách hoạt động của Fraud Proofs.

    Ví dụ, nếu ai đó đề xuất Rollup block và người khác cho rằng nó không chính xác, lúc này trên Arbitrum sẽ sử dụng một giao thức tương tác nhiều vòng (multi-round rollup) để giải quyết tranh chấp, trong đó Arbitrum sẽ chia nhỏ tranh chấp cho đến khi nó là một tranh chấp rất nhỏ và sau đó giải quyết nó trên chuỗi. Đối với Optimism thì sẽ rà soát lại các giao dịch được gửi từ layer 1, điều này sẽ mất thời gian hơn so với cách của Arbitrum.

    Thông qua việc sử dụng cộng nghệ Optimistic Rollup nên Arbitrum sẽ sở hữu những đặc tính nổi bật như sau:

    • Khả năng tương thích EVM cao: Arbitrum tương thích với EVM nên các Dapp chạy trên Ethereum hay Dapp tương thích với EVM đều có thể tích hợp lên Arbitrum một cách đơn giản.
    • Khả năng bảo mật cao: Arbitrum kế thừa tính bảo mật của Ethereum.
    • Phí giao dịch thấp: Là một giải pháp mở rộng cho Ethereum, Arbitrum không chỉ được thiết kế để tăng cường thông lượng giao dịch của Ethereum mà còn giảm thiểu phí giao dịch. Nhờ công nghệ rollup cực kỳ hiệu quả, Arbitrum có thể cắt giảm phí xuống chỉ bằng 1%-10% so với giao dịch trên Layer 1. (giai đoạn hiện tại phí giao dịch ~0.002$)
    Chi phí khi giao dịch trên Arbitrum
    Chi phí khi giao dịch trên Arbitrum
    • Tốc độ giao dịch: Tốc độ giao dịch trên Arbitrum nhanh hơn từ 10 - 100 lần so với trên Ethereum. Ở giai đoạn hiện tại hầu như tất cả các sàn đều hỗ trợ mạng lưới Arbitrum vì thế nên việc giao dịch cũng nhanh và tiện hơn rất nhiều so với trước đây.

    Dựa vào thống kê của L2Beat ta có thể thấy Arbitrum đang chiếm TVL lớn nhất trong toàn bộ các dự án làm về Layer 2 và chiếm %40,85 tỉ lệ Market Share trên thị trường. Chênh gấp x2.5 lần so với hạng 2 là OP và Base, điều này cũng cho thấy được tiềm năng phát triển của Arbitrum cũng như tính ứng dụng của Layer 2 này trên thị trường ở giai đoạn hiện tại.

    Top TVL của toàn bộ các dự án Layer-2
    Top TVL của toàn bộ các dự án Layer-2

    Không những vậy, khi so sánh về khối lượng giao dịch trên Arbitrum so với các Blockchain Layer 1 khác thì dự án đứng top 3 trên thị trường chỉ xếp sau các blockchain Layer 1 nổi bật khác như Ethereum và Solana.

    Bảng xếp hạng về khối lượng giao dịch của các Blockchain
    Bảng xếp hạng về khối lượng giao dịch của các Blockchain

    Ngoài ra, khi xét về số lượng dự án Layer 3 sử dụng công nghệ Arbitrum Orbit thì có đến 7 dự án đang sử dụng công nghệ này đồng thời cả 6 dự án đứng top 1 đều sử dụng công nghệ của Arbitrum để phát triển Layer riêng của mình. Điều này cũng chứng minh được khả năng mở rộng từ công nghệ Arbitrum đem lại có hiệu quả cực kỳ lớn.

    Bảng xếp hạng về TVL của các Layer-3
    Bảng xếp hạng về TVL của các Layer-3

    2. Hệ sinh thái

    2.1. Dex

    Về mảng Dex hiện tại trên hệ sinh thái Arbitrum thì ta có thể thấy hầu hết các dự án tên tuổi trên Ethereum đều đã tích hợp và hỗ trợ mạng lười ARB, điển hình bao gồm: Uniswap, Curve, Balancer, Trader Joe, Sushi, Pancake Swap,….

    Bảng xếp hạng về TVL của Dex trên Arbitrum
    Bảng xếp hạng về TVL của Dex trên Arbitrum

    Hiện tại, đã có hơn 61 dự án về Dex được build cũng như tích hợp lên hệ sinh thái Arbitrum

    Các Dex build trên Arbitrum
    Các Dex build trên Arbitrum

    Tuy nhiên, trong nhóm dự án này thì ta thấy được Camelot đang là sàn Dex top 1 trên hệ ARB và được coi là dự án Native trên hệ này. Mặc dù xét về khối lượng giao dịch và TVL so với Uniswap là còn thấp tuy nhiên đây được coi là sàn Dex được phần lớn người dùng sử dụng khi giao dịch trên hệ sinh thái ARB, vì thế nên tiềm năng tăng trưởng của Camelot sẽ tỉ lệ thuận cùng tiềm năng tăng trưởng của Arbitrum trong tương lai.

    Khối lượng giao dịch trên Camelot
    Khối lượng giao dịch trên Camelot

    Điều này cũng dễ dàng thấy được khi khối lượng giao dịch trong vòng 24h trên sàn này cũng khá cao với con số $45M/$476M của toàn bộ hệ sinh thái chỉ xếp sau Uniswap. Mặc dù chỉ là Native Dapp tuy nhiên Camelot đang phát triển khá tốt và chiếm lĩnh thị phần khá nhiều so với các Dapp còn lại được tích hợp trên Arbitrum.

    Khối lượng giao dịch các Dex trên Arbitrum
    Khối lượng giao dịch các Dex trên Arbitrum

    2.2. Lending/Borrowing

    Xét về mảng Lending/Borrowing thì đã có 45 dự án tích hợp và xây dựng trên hệ sinh thái Arbitrum bao gồm các dự án lớn như: Aave, Liquity, Radiant, Compound,….

    Các dự án Lending/Borrowing trên Arbitrum
    Các dự án Lending/Borrowing trên Arbitrum

    Xét về TVL thì AAVE vẫn đang là dự án chiếm phần lớn TVL về lĩnh vực này trên Arbitrum ở sau đó thì có 2 dự án Native tiềm năng khác là Silo Finance và Radiant. Trong 2 dự án này thì Radiant đang là dự án tiềm năng dẫn đầu trong lĩnh vực Lending trên mạng lưới Arbitrum, dự án cũng đã bất ngờ được list lên Binance.

    Bảng xếp hạng TVL các dự án Lending/Borrowing trên Arbitrum
    Bảng xếp hạng TVL các dự án Lending/Borrowing trên Arbitrum

    Tuy nhiên xét về mảng CDP/Stablecoin thì hệ sinh thái của Arbitrum chưa thực sự nổi bật khi TVL của các dự án trên mạng lưới này còn khá thấp Top 1 trong đó có dự án Spell chỉ mới đạt được $37,2M về TVL nên tiềm năng phát triển về mảng này của dự án không thực sự nổi bật. Ngoài ra, cũng không có dự án Native nào được Build trực tiếp trên hệ sinh thái của Arbitrum, nếu như có dự án dẫn đầu build trên hệ sinh thái này thì dòng tiền sẽ được chảy mạnh vào hệ sinh thái.

    Bảng xếp hạng TVL các dự án CDP/Stablecoin trên Arbitrum
    Bảng xếp hạng TVL các dự án CDP/Stablecoin trên Arbitrum

    2.3. Derivative/Perpetuals/Options

    Hiện tại, đã có tổng 70 dự án trong phân khúc Derivative được build cũng như tích hợp lên hệ sinh thái của Arbitrum.

    Các dự án Derivative trên Arbitrum
    Các dự án Derivative trên Arbitrum

    Hiện tại top đầu về mảng này trong hệ sinh thái của Arbitrum vẫn đang chia đều cho cả 5 dự án bao gồm: GMX, Vertex, Aevo, HMX, MUX,… Hiện tại dẫn đầu vẫn là GMX với TVL chiếm phần lớn thị phần trong phân khúc này trên hệ sinh thái.

    Bảng xếp hạng các dự án Derivative trên Arbitrum
    Bảng xếp hạng các dự án Derivative trên Arbitrum

    Mặc dù GMX đang chiếm phần lớn thị phần tuy nhiên, Vertex đang là dự án được đánh giá cao và tiềm năng trong thời gian tới khi đây là dự án được chính Wintermute backer. Nhưng nhìn chung về mảng này trong hệ sinh thái lại không quá tạo ra sức hút mạnh đối với Whale cũng như người dùng thông thường ở giai đoạn hiện tại.

    2.4. Gaming

    Xét về mặt gaming thì ta đang thấy Arbitrum đang làm tốt hơn rất nhiều so với các ngách khác trong hệ sinh thái của dự án. Tính tới thời điểm hiện tại đã có hơn 50 dự án Gaming được Build trên Arbitrum điển hình có thể kể đến như:

    • ZTX
    • AI Arena
    • The Beacon
    • Smolverse
    • Captain & Company
    • Counter Fire
    • Pirates Nations

    Hầu hết, các dự án trên đều là dự án lớn trên thị trường đã raise được Fund lớn điển hình có thể kể đến 2 dự án nổi bật là AI Arena raise được $11M được backer bởi Paradigm và Pirates Nations Raise được $33M được backer bởi a16z.

    Dự án AI Arena raise được $11M được backer bởi Paradigm
    Dự án AI Arena raise được $11M được backer bởi Paradigm

    Không những vậy các dự án Layer-3 mới tích hợp công nghệ Orbit của Arbitrum cũng chủ yếu tập trung vào việc phát triển game của mình. Như mình đã đề cập ở trên thì trong tổng số 7 dự án top đầu đang tích hợp Orbit thì có đến 4 dự án tập trung vào việc build game, NFT.

    Trong phân khúc này dẫn đầu sẽ cần kể đến 3 dự án lớn bao gồm:

    • Treasure DAO (Magic): Ra mắt Treasure Chain
    • XAI Game (XAI): Xai Chain
    • Pirates Nations: Apex Chain

    Cả 3 dự án trên đều định hướng về việc xây dựng Chain riêng để mở rộng hệ sinh thái game của chính dự án của mình, cả 3 dự án đều tích hợp công nghệ Orbit điều này sẽ như là của ngõ kéo người dùng đến với hệ sinh thái Arbitrum dễ dàng hơn.

    Về đánh giá cá nhân về mặt tiềm năng thì cả 3 dự án này đều có đủ độ fomo, sự support của đội ngũ Arbitrum cũng như lượng người dùng hiện tại trong dự án vì thế nên cả 3 dự án sẽ có mức tăng trưởng tỉ lệ thuận với sự phát triển của Arbitrum trong thời gian tới.

    Ngoài ra, giai đoạn gần đây Aritrum cũng cho ra mắt khoản Fund mới tương đương $269M nhằm phát triển mảng gaming trong hệ sinh thái của mình và đề xuất này đã được thông qua dựa trên số vote từ Dao.

    Aritrum ra mắt khoản Fund tương đương $269M nhằm phát triển mảng gaming
    Aritrum ra mắt khoản Fund tương đương $269M nhằm phát triển mảng gaming

    Điều này cũng khẳng định răng Arbitrum đang muốn thúc đẩy hệ sinh thái của mình thông qua lĩnh vực gaming cũng như thu hút người dùng từ việc chơi game. Điều này sẽ tạo ra bước đệm giúp các dự án gaming đã được build trên Arbitrum thừa hưởng được làn sóng này từ chính hệ sinh thái. Với cá nhân mình nhận thấy thì chất lượng các dự án trên Arbitrum cũng khá tốt vì thế nên nếu làn sóng của Arbitrum được tạo ra thì mình sẽ đầu tư vào 3 dự án Gaming đã đề cập để gia tăng lợi nhuận.

    3. Tokenomics

    3.1. Thông tin chung về token ARB (Update 08/2024)

    • Mã: $ARB
    • Giá: $0,54
    • Marketcap: $1,9B
    • FDV: $11,2B
    • Contract: 0x912ce59144191c1204e64559fe8253a0e49e6548
    • Tổng cung: 10.000.000.000

    3.2. Tiện ích token

    ARB sẽ có những chức năng chính như sau:

    • Token quản trị Arbitrum DAO
    • Hỗ trợ các dự án phát triển trên hệ sinh thái
    • Airdrop cho người dùng sớm

    3.3. Tỉ lệ và thời gian phân bổ token

    • DAO Treasury: 42.78%
    • Team & Advisors: 26.94%
    • Investors: 17.53%
    • Airdrop: 11.62%
    • DAOs on Arbitrum: 1.13%
    Tỉ lệ phân bổ token
    Tỉ lệ phân bổ token

    Hiện tại, dự án đang trả dần lượng token dành cho các nhà đầu tư cũng như đội ngũ team sau 1 năm lock, khoản token này sẽ được unlock khoảng 3,2% tổng cung hàng tháng đến hết năm 2027.

    4. Đội ngũ phát triển

    Công ty mẹ của Arbitrum là Offchain Labs. Đội ngũ core team dự án là những người có rất nhiều kinh nghiệm trong thị trường tài chính, công nghệ.

    Đội ngũ core team dự án
    Đội ngũ core team dự án

    Đội ngũ phát triển Arbitrum

    • Ed Felten (Đồng sáng lập & Nhà khoa học trưởng của Offchain Labs): Ed Felten đã từng làm việc tại Đại học Princeton với vai trò Giáo sư Khoa học Máy tính và Quan hệ Công chúng Robert E. Kahn. Từ năm 2015 đến 2017, ông phục vụ tại Nhà Trắng với tư cách là Phó Giám đốc Công nghệ Hoa Kỳ và cố vấn cấp cao cho Tổng thống. Ông là thành viên của ACM và là thành viên của Học viện Kỹ thuật Quốc gia.
    • Steven Goldfeder (Đồng sáng lập & Giám đốc điều hành của Offchain Labs): Ông có bằng tiến sĩ tại Đại học Princeton, nơi ông làm việc tại nơi giao thoa giữa mật mã và tiền điện tử. Ông là đồng tác giả của Bitcoin và Công nghệ tiền điện tử, cuốn sách giáo khoa hàng đầu về tiền điện tử.
    • Harry Kalodner (Đồng sáng lập & CTO của Offchain Labs): Anh ấy đã theo học tại Princeton với tư cách là một ứng cử viên tiến sĩ, nơi nghiên cứu của anh ấy khám phá tính kinh tế, tính ẩn danh và khả năng tương thích khuyến khích của tiền điện tử.

    5. Đối tác và nhà đầu tư

    Offchain Labs đã huy động được $123.7M từ 3 vòng khác nhau bao gồm:

    • Tháng 3/2019: Dự án raise được $3,7M với sự tham gia của Pantera, Coinbase, Compound.
    • Tháng 4/2021: Dự án raise được $20M tuy nhiên không rõ nhà đầu tư vòng này.
    • Tháng 8/2021: Dự án Raise được $100M với sự dẫn đầu bởi LightSpeed cùng sự tham gia của các nhà đầu tư như Polychain Capital, Pantera, Alameda, Mark Cuban,
    Đối tác và nhà đầu tư
    Đối tác và nhà đầu tư

    6. Mua bán ARB ở đâu?

    Để mua bán ARB (Arbitrum), bạn có nhiều lựa chọn thông qua các sàn giao dịch tiền điện tử uy tín và phổ biến trên thị trường. Dưới đây là các bước chi tiết mà bạn có thể thực hiện để giao dịch ARB:

    Sàn giao dịch tập trung (CEX):

    • Binance: Là một trong những sàn giao dịch lớn nhất và được sử dụng phổ biến nhất, Binance cung cấp nhiều cặp giao dịch với ARB. Để mua ARB trên Binance, trước tiên bạn cần tạo tài khoản và hoàn tất quá trình xác minh danh tính (KYC). Sau đó, bạn có thể nạp tiền vào tài khoản thông qua chuyển khoản ngân hàng hoặc bằng cách nạp tiền điện tử khác. Khi tài khoản của bạn đã có số dư, bạn có thể tìm cặp giao dịch ARB/USDT hoặc ARB/BTC và thực hiện giao dịch.
    • Coinbase: Coinbase cũng là một lựa chọn an toàn và đáng tin cậy cho việc mua bán ARB. Quy trình tương tự với Binance, bạn cần tạo tài khoản, xác minh danh tính, nạp tiền, và sau đó tìm ARB để giao dịch.
    • KuCoin: KuCoin là một sàn giao dịch khác cho phép mua bán ARB. KuCoin thường có các cặp giao dịch đa dạng và phí giao dịch cạnh tranh. Quá trình mua bán trên KuCoin cũng tương tự như các sàn giao dịch khác.

    Sàn giao dịch phi tập trung (DEX):

    • Uniswap: Nếu bạn ưa thích sự riêng tư và không muốn trải qua quá trình KYC, Uniswap là một lựa chọn tốt. Để mua ARB trên Uniswap, bạn cần một ví tiền điện tử như MetaMask, Trust Wallet, hoặc bất kỳ ví nào hỗ trợ Ethereum. Sau khi kết nối ví với Uniswap, bạn có thể tìm kiếm ARB và thực hiện giao dịch trực tiếp từ ví của mình. Lưu ý rằng bạn sẽ cần Ethereum (ETH) để trả phí giao dịch trên Uniswap.

    Lưu ý khi giao dịch:

    • Phí giao dịch: Hãy lưu ý rằng mỗi sàn giao dịch sẽ có mức phí khác nhau cho việc nạp, rút và giao dịch. Đặc biệt, trên các sàn DEX, phí giao dịch (gas fee) có thể thay đổi tùy theo tình hình mạng Ethereum.
    • An toàn và bảo mật: Luôn bảo vệ tài khoản của mình bằng cách sử dụng bảo mật hai lớp (2FA) và không chia sẻ thông tin cá nhân với người khác. Hãy cẩn thận với các trang web giả mạo và chỉ sử dụng các liên kết chính thức của sàn giao dịch.

    7. Kết luận

    Arbitrum đang là dự án layer-2 tiềm năng nhất trên thị trường hiện tại và đang là dự án chiếm phần lớn thị phần trong mảng Layer-2. Không những vậy hệ sinh thái của dự án cũng đang được mở rộng lớn hơn khi có các dự án Layer-3 đang sử dụng công nghệ Orbit của dự án để build hệ sinh thái của mình.

    Với cá nhân mình thì việc dự án đang được định giá ở mức hiện tại được coi là hợp lý khi cả TVL lẫn khối lượng giao dịch trên hệ sinh thái của dự án đứng top 3 chỉ sau Ethereum và Solana. Với việc ETF của ETH được chấp thuận và dòng tiền chảy vào thị trường cũng như Ethereum thì tiềm năng các dự án Layer-2 cũng sẽ nhận được hưởng nhiều từ dòng tiền này. Tuy nhiên, cá nhân mình thấy dự án đã khá to cũng như token của dự án chỉ đóng vai trò làm Gov vì thế nên sẽ không có quá nhiều ultility để thúc đẩy giá trị vì thế nên nếu thực sự dòng tiền được chảy vào hệ thì sẽ tập trung đầu tư vào các dự án Layer-3 nơi mà token của các Layer đó được sử dụng để làm phí giao dịch trên mạng lưới.

    11. Thông tin dự án

    Đọc thêm:

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    Lengkeng

    Lengkeng

    "Money is made by sitting, not trading"

    5 / 5 (4Bình chọn)

    Bài viết liên quan