Interchain Security là gì? Blockchain trung tâm trong hệ sinh thái Cosmos

ByLeahhere29/01/2024
Interchain Security là một trong những khái niệm và công nghệ cốt lõi trong hệ sinh thái Cosmos, cho phép những blockchain xây dựng trên Cosmos có thể được chia sẻ bảo mật bằng chính mạng lưới validator của Cosmos Hub. Vậy Interchain Security chính xác là gì và vận hành như thế nào, cùng Bigcoin tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Interchain Security là gì?

Interchain Security là một trong những Interchain Services được cung cấp bởi Cosmos Hub - blockchain đầu tiên và trung tâm của hệ sinh thái Cosmos. Interchain Security cho phép các blockchain khác trong hệ sinh thái Cosmos được bảo mật thông qua Proof-of-Stake (PoS) bằng token ATOM.

Điều này đồng nghĩa với việc, các blockchain trong hệ sinh thái Cosmos có thể được sử dụng chung lớp bảo mật và validator của ATOM. Các chuỗi này sẽ được gọi chung là Interchain Secured chain (hoặc consumer chain).

Interchain Security là gì?
Interchain Security là gì?

2. Khái niệm quan trọng cần nắm được trước khi tìm hiểu Interchain Security

Thành phần quan trọng trong Interchain Security
Thành phần quan trọng trong Interchain Security

Interchain Security cho phép các nhà phát triển có thể xây dựng và phát triển chuỗi khối chạy bằng EVM, CosmWasm hoặc Cosmos SDK của mình và tận dụng luôn lớp bảo mật sẵn có của Cosmos. Những chuỗi này sẽ được bảo mật bằng validator của Cosmos Hub, thông qua cơ chế PoS bằng cách stake ATOM để vận hành mạng lưới. Những chuỗi này sẽ được gọi là “consumer chain” vì chúng sử dụng bảo mật từ Cosmos Hub (chuỗi cung cấp chính trên Cosmos).

Những validator tham gia xác thực mạng lưới sẽ chạy song song 2 node, một cho Cosmos Hub và một cho consumer chain, đồng thời họ cũng sẽ nhận được phí và phần thưởng trên cả hai chuỗi.

Tóm lại, provider chain (chuỗi cung cấp) là blockchain cho phép validator của nó thực hiện bảo mật và xác thực giao dịch cho các chuỗi khối khác bằng token cổ phần của mình. Consumer chain (chuỗi tiêu thụ) là blockchain cho phép validator của chuỗi cung cấp tham gia vào quá trình đồng thuận của nó.

3. Cơ chế hoạt động của Interchain Security

Vì Interchain Security hoạt động dựa trên việc truyền thông tin xuyên chuỗi một cách hiệu quả và an toàn nên nó cần được tích hợp lớp ứng dụng của giao thức IBC (Inter-Blockchain Communication).

IBC cho phép các packet chứa thông tin và dữ liệu được chuyển tiếp để đảm bảo consumer chain biết được validator nào đang thực hiện bảo mật Cosmos Hub và quyền biểu quyết của họ đang là bao nhiêu. Đồng thời, consumer chain cũng cần thông báo cho provider chain khi có bằng chứng về hành vi sai trái để validator phải chịu phạt (slash) dựa trên số lượng ATOM mà họ stake trên Cosmos Hub. Đây là một trong những cơ chế thiết yếu để đảm bảo mạng lưới luôn được vận hành một cách mượt mà và an toàn nhất.

Mỗi chuỗi sẽ là một phần của mạng lưới Interchain Secured network và đều chứa mô-đun CCV (Cross-chain Validation) của cả chuỗi cung cấp và chuỗi tiêu thụ. Mô-đun này sẽ đảm nhận thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Khởi tạo channel: Sau khi đề xuất quản trị thêm một chuỗi tiêu thụ, chuỗi cung cấp sẽ tạo ra một light client (ứng dụng khách nhẹ) của chuỗi tiêu thụ, sau đó relayer (người chuyển tiếp) sẽ sử dụng để kết nối thông tin giữa hai chuỗi. Khi chuỗi tiêu thụ bắt đầu khởi chạy yêu cầu, validator dự kiến sẽ thiết lập và chạy các node của họ trên chuỗi tiêu thụ. Sau đó, relayer sẽ tạo “channel” dành riêng cho CCV (xác thực chuỗi chéo).
  • Thay đổi trình xác thực: Nếu một validator trên Cosmos Hub thay đổi quyền biểu quyết của mình thông qua việc uỷ quyền, thì thay đổi này cần phải được thông báo tới tất cả chuỗi tiêu thụ thông qua IBC. Sau đó, chuỗi tiêu thụ sẽ áp dụng mô đun CCV mới cho bộ máy đồng thuận của mình.
  • Hình phạt slashing: Nếu validator nào thực hiện hành vi sai trái trên chuỗi tiêu thụ, thì chuỗi cung cấp sẽ được thông báo để thực hiện phạt (cắt giảm) một phần ATOM được stake bởi validator đó. Chính vì vậy, trong trường hợp validator nào đó có hành động gây tổn hại tới mạng lưới, thì điều này cũng gây ảnh hưởng trên tất cả các chuỗi tiêu thụ khác cũng như Cosmos Hub.
  • Phân phối phần thưởng: Tương tự như các chuỗi Cosmos SDK khác, chuỗi tiêu thụ có thể có token native riêng của mình và sử dụng thanh toán phần thưởng khối cho validator và delagator. Tại mỗi khối mới, một phần thưởng khối sẽ được chuyển tới mô-đun CCV của chuỗi tiêu thụ. Sau đó, các token này sẽ được chuyển tới mô-đun phân phối trên Cosmos Hub qua IBC và phân phối lại cho những validator/ delagator trên Cosmos Hub.

4. Vai trò của Interchain Security với hệ sinh thái Cosmos nói chung

Interchain Security mang lại rất nhiều lợi ích cho cả các nhà phát triển muốn xây dựng chuỗi khối riêng của mình trên Cosmos lẫn toàn bộ hệ sinh thái Cosmos nói chung.

Các dự án khi mới được triển khai trên Interchain Security sẽ tự động được hưởng lợi bảo mật của mạng lưới Cosmos Hub sẵn có, đồng thời gia tăng sự kết nối và tính liên kết với chuỗi gốc của Cosmos. Ngoài ra, những validator hoạt động trên Cosmos cũng sẽ được hưởng lợi nhân đôi khi nhận được phí giao dịch và phần thưởng khối từ cả Cosmos Hub và các chuỗi tiêu thụ.

Điều này không chỉ giúp các blockchain mới trên hệ sinh thái của Cosmos có thể yên tâm tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng và hệ sinh thái mà không cần cố gắng xây dựng mạng lưới bảo mật riêng cho mình từ đầu. Dĩ nhiên, đây không phải yếu tố bắt buộc mà tuỳ thuộc vào lựa chọn riêng của mỗi blockchain. Các blockchain vẫn hoàn toàn có thể phát triển trên Cosmos, sử dụng Cosmos SDK và sử dụng token riêng của mình vận hành mạng lưới mà không cần triển khai trên Interchain Security.

5. Những dự án nổi bật sử dụng Interchain Security

  • Stride
  • Noble
  • Game of Chains
  • Neutron
  • Quicksilver

6. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về Interchain Security, cách thức vận hành và vai trò của nền tảng trong hệ sinh thái Cosmos.

Hy vọng bài viết cung cấp cho người dùng cái nhìn tổng quan nhất về Interchain Security và những thông tin hữu ích về nền tảng. Nội dung trong bài chỉ mang tính chất cung cấp thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư cần tự DYOR và đưa ra những đánh giá riêng của mình trước khi quyết định đầu tư bất kỳ dự án nào.

Đọc thêm

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

Leahhere

Leahhere

- You have to be enough for you

0 / 5 (0Bình chọn)

Bài viết liên quan