theblock101

    Interchain là gì? Cơ chế hoạt động và ý nghĩa trong hệ sinh thái Cosmos

    ByElly Nguyen09/09/2023
    Interchain Security ra đời với mục tiêu chính để cải thiện và nâng cao mức độ bảo mật của Cosmos Network và các chuỗi (chain) trong hệ sinh thái Cosmos. Cơ chế hoạt động và tiềm năng trong tương lai của Interchain là gì?
    Interchain là gì?
    Interchain là gì?

    1. Tổng quan về Interchain

    Cosmos là gì?

    Cosmos, còn được gọi là Cosmos Network, là một Blockchain Layer 0 sử dụng cơ chế đồng thuận Tendermint. Cosmos là nền tảng blockchain được phát triển với định hướng trở thành Internet of Blockchains - một thế giới mà các Layer 1 liên kết với nhau thông qua cầu nối IBC (Internet Blockchain Communication).

    Tìm hiểu thêm: Cosmos (ATOM) là gì? ATOM Token được dùng để làm gì?

    Interchain là gì?

    Interchain (tên đầy đủ là Interchain Security) là khả năng tương tác và kết nối giữa các blockchain khác nhau, được triển khai bởi Cosmos. Nhờ có Interchain, các blockchain khác nhau có thể trao đổi dữ liệu, tài sản một cách dễ dàng và bảo mật hơn.

    Interchain Security V1
    Interchain Security V1

    Trong hệ sinh thái Cosmos, Interchain sẽ hoạt động với 24 chuỗi IBC cho phép người dùng có nhiều sự lựa chọn hơn đối với chuỗi muốn tương tác. Không chỉ vậy, Interchain cũng là mô hình chia sẻ bảo mật cho các blockchain nằm trong mạng lưới Cosmos từ đó giúp cho hệ sinh thái phát triển ổn định hơn. Interchain Security sẽ cho phép các chuỗi nhỏ hơn thuê bảo mật từ Cosmos Hub.

    2. Tại sao Interchain ra đời?

    Lý do Interchain ra đời
    Lý do Interchain ra đời

    Interchain Security ra đời với mục tiêu chính để cải thiện và nâng cao mức độ bảo mật của Cosmos Network và các chuỗi (chain) trong hệ sinh thái Cosmos.

    Có một số lý do chính cho việc tạo ra Interchain Security và ý nghĩa của nó như sau:

    • Bảo mật Tổng Thể: Cosmos Network là một mạng lưới phức tạp với nhiều chuỗi khác nhau. Tuy nhiên, những chuỗi này đều hoạt động độc lập và không chia sẻ bảo mật với nhau. Vì thế, để đảm bảo tính an toàn của toàn bộ mạng lưới, Interchain Security cho phép các chuỗi liên kết với nhau để bảo vệ chung, giúp ngăn chặn các cuộc tấn công và rủi ro bảo mật từ các chuỗi độc lập.
    • Giảm Rủi Ro: Bằng cách chia sẻ trách nhiệm bảo mật giữa các chuỗi, Interchain Security giúp giảm nguy cơ một chuỗi bị tấn công và thất bại, ảnh hưởng đến toàn bộ mạng lưới. Interchain giúp cải thiện tính chất đáng tin cậy của hệ thống.
    • Khuyến Khích Sự Tham Gia: Interchain Security cung cấp một cơ hội cho các validator để đóng góp vào việc nâng cao mức độ bảo mật của hệ sinh thái Cosmos. Bằng cách tham gia vào quá trình bảo mật và nhận được phần thưởng tương ứng, họ được động viên để tham gia tích cực và duy trì tính bảo mật.
    • Xây Dựng Sự Gắn Kết Cộng Đồng: Interchain Security giúp tạo ra một môi trường an toàn và ổn định cho các nhà phát triển, dApps, và người dùng trong hệ sinh thái Cosmos. Điều này củng cố sự gắn kết và tin tưởng của cộng đồng Cosmos.

    Ví dụ về chuỗi Kujira là một minh họa cụ thể cho tầm quan trọng của Interchain Security trong hệ sinh thái Cosmos.

    Dự án Kujira trong hệ sinh thái Cosmos
    Dự án Kujira trong hệ sinh thái Cosmos

    Kujira là một chuỗi nhỏ trong mạng lưới Cosmos với một vốn hóa thị trường chỉ khoảng 70 triệu USD. Vì tiềm năng hạn chế, Kujira có ít Validator tham gia, chỉ có 5 Validator ban đầu. Tuy nhiên, điều này tạo ra một tình huống rủi ro, vì chỉ cần một số Validator ngừng hoạt động thì toàn bộ mạng lưới có thể bị tạm dừng.

    Vấn đề này trở nên nguy hiểm khi quyền lực quá lớn nằm trong tay một số ít Validator. Để giải quyết tình huống này, Kujira có thể sử dụng Interchain Security. Bằng cách này, Kujira có thể thuê bảo mật từ Cosmos Hub, một chuỗi mạnh mẽ và lớn hơn, để tăng cường mức độ bảo mật cho chuỗi blockchain của họ.

    Việc này không chỉ giúp đảm bảo tính an toàn và ổn định của Kujira mà còn mang lại lợi ích cho toàn bộ cộng đồng Cosmos. Validators trên Cosmos Hub có thể nhận được phần thưởng từ việc cung cấp dịch vụ bảo mật cho Kujira, và người đầu tư vào cả Kujira và Cosmos Hub cũng có lợi ích từ việc tăng cường tính bảo mật của mạng lưới.

    3. Cơ chế hoạt động của Interchain

    Interchain Security là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều thành phần khác nhau với cách thức hoạt động đảm bảo an toàn cho toàn bộ mạng lưới.

    Cơ chế hoạt động của Interchain
    Cơ chế hoạt động của Interchain

    Thành phần tham gia:

    • Chuỗi yêu cầu bảo mật (Consumer Chain): Đây là chuỗi (blockchain) cần tăng cường tính bảo mật hoặc có nhu cầu hợp tác với một chuỗi mạnh hơn.
    • Chuỗi cung cấp bảo mật (Providing Chain): Đây là chuỗi có khả năng cung cấp bảo mật cho chuỗi yêu cầu. Thường, đây là chuỗi mạnh mẽ và lớn hơn có đủ tài nguyên và Validator để đảm bảo tính bảo mật. Đối với Cosmos, Cosmos Hub (blockchain đầu tiên của Cosmos) chính là Providing Chain - chuỗi cung cấp bảo mật.
    • Giao thức bảo mật (Security Protocol): Quy định cách thông tin được chia sẻ và bảo mật được quản lý giữa hai chuỗi.
    • Validator: Validator là các thực thể đáng tin cậy trong mạng lưới Cosmos, tham gia vào quá trình bảo mật trên cả 2 chuỗi đồng thời nhận phí và phần thưởng tại 2 chuỗi.

    Cơ chế hoạt động:

    • Yêu cầu hợp tác: Chuỗi yêu cầu (Consumer Chain) đề xuất hợp tác với chuỗi cung cấp bảo mật (Providing Chain), ở đây là Cosmos Hub.
    • Đồng ý hợp tác: 2 chuỗi thống nhất và cho phép Validation sets của Cosmos Hub tham gia vào quá trình xác thực giao dịch trên chuỗi yêu cầu.
    • Bảo vệ và giám sát: Trong trường hợp xảy ra vấn đề bảo mật hoặc tấn công, Cosmos Hub sẽ can thiệp để giữ cho cả hai chuỗi an toàn.
    • Phần thưởng và trách nhiệm: Các validator chịu trách nhiệm sản xuất các block và tham gia vào hai chuỗi vì thế nên họ sẽ nhận phí và phần thưởng trên cả hai chuỗi này. Điều này tạo động cơ cho họ để tham gia tích cực trong việc duy trì và nâng cao tính bảo mật của mạng lưới. Nếu validator thực hiện công việc không tốt thì token ATOM dùng để chạy node của họ sẽ bị burn đi.
    • Tăng cường tính an toàn: Interchain Security củng cố tính an toàn của mạng lưới Cosmos bằng cách cho phép các chuỗi hợp tác và chia sẻ bảo mật, ngăn chặn rủi ro và cuộc tấn công.

    4. Ảnh hưởng của Interchain trong hệ sinh thái Cosmos

    Cosmos đang hướng đến việc phát triển Web3 và trở thành một "vũ trụ" cho các blockchain riêng biệt. Thông qua giao thức Inter-Blockchain Communication (IBC), Cosmos kết nối các ứng dụng trên nhiều chuỗi khác nhau.

    Lộ trình ra mắt Interchain Security
    Lộ trình ra mắt Interchain Security

    Hiện tại, đã có hơn 250 dApp tích hợp vào hệ sinh thái Cosmos và Interchain có một số ảnh hưởng quan trọng như sau:

    • Biến Cosmos Hub trở thành trung tâm kết nói các blockchain với nhau và thu hút dòng tiền đổ vào hệ sinh thái Cosmos.
    • Giảm rào cản đối với việc khởi chạy các blockchains công cộng phi tập trung với sự an toàn và cơ chế bảo mật cốt lõi.
    • Tạo ra một môi trường an toàn và hấp dẫn cho những người tham gia, tạo "miền đất hứa" thu hút các dự án và nhà đầu tư vào Cosmos.
    • Thay vì xây dựng hệ thống dApps trên Ethereum hoặc phát triển các Layer 2 hay sidechain, Cosmos cho phép người dùng thiết lập 1 blockchain riêng với các ứng dụng đa dạng thông qua giao thức IBC. Điều này giúp hệ sinh thái phát triển theo chiều dọc.

    5. Kết luận

    Interchain là một trong những yếu tố quan trọng đưa sứ mệnh trở thành “Internet of Blockchain” của Cosmos đến gần hơn với người dùng bởi khả năng kết nối là chìa khóa quan trọng trong việc phát triển hệ sinh thái. Mặc dù hệ sinh thái Cosmos đã tồn tại được một thời gian, đạt được nhiều thành tích trong suốt quá trình phát triển, nhưng sự ra mắt của Interchain Security có thể là bản cập nhật quan trọng nhất của Cosmos.

    Đọc thêm:

    Dự phóng xu hướng hệ sinh thái Cosmos 2023

    Router Protocol là gì? Giao thức DeFi mới trên nền tảng Cosmos

    Optimism là gì? Tổng quan về dự án layer 2 tiềm năng

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    Elly Nguyen

    Elly Nguyen

    Builder at Bigcoin - Learning to share, sharing to learn

    5 / 5 (2Bình chọn)

    Bài viết liên quan