1. Liquidity là gì?
Liquidity (hay còn gọi là tính thanh khoản) được hiểu là mức độ mua hay bán một khối lượng lớn một đồng tiền điện tử mà không (hoặc rất ít) tác động đến giá của đồng tiền điện tử đó.
Một tài sản được xem là có tính thanh khoản cao khi có thể được bán một cách nhanh chóng mà giá của chúng giảm không đáng kể so với dự định ví dụ như BTC, ETH,…
2. Liquidity trong thực tế
Trong thực tế, tiền mặt là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Mỗi ngày chúng ta đều trao đổi tiền để nhận về những thứ khác. Bạn có thể đổi 1 USD sang lượng hàng hoá có giá tương đương. Vì vậy tiền được dùng là thước đo cho Liquidity của các loại tài sản và mặt hàng khác.
Một tài sản có tính thanh khoản cao khác là vàng, tuy nhiên Liquidity của nó thấp hơn tiền mặt vì còn phụ thuộc vào nhu cầu của người mua.
Một số loại tài sản không có tính thanh khoản hoặc tính thanh khoản rất thấp như: bất động sản, các bộ sưu tập tranh, ảnh nghệ thuật, đồ cổ,…
3. Vai trò của Liquidity đối với thị trường tiền điện tử
Liquidity đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thị trường Crypto. Để mua hay bán một đồng tiền nào đó một cách nhanh chóng và dễ dàng mà không cần mất nhiều thời gian chờ đợi cần phải có Liquidity cao, nhiều hoạt động giao dịch, kèm theo đó là sự chênh lệch giá giữa lệnh mua và lệnh bán không bị quá lớn.
Dưới đây là những vai trò của Liquidity đối với thị trường tiền điện tử:
- Ổn định giá cả
Liquidity cao làm cho giá được cải thiện cho tất cả những người có liên quan do số lượng người mua và người bán lớn. Theo đó, người bán sẽ bán được với mức giá cạnh trnh để thu lời và người mua có thể trả giá cho đồng coin đó cao hơn tuỳ theo mức độ đánh giá của họ.
- Giúp thị trường ổn định hơn
Liquidity cao đảm bảo giá cả ổn định và sẽ không dễ bị dao động lớn bởi các tin tức hay các giao dịch có khối lượng lớn.
Thực tế, thao túng giá dễ xảy ra trong đối với các đồng coin/token có thanh khoản kém. Một lệnh mua hoặc bán lớn có thể sẽ tạo ra biến động với giá của token đó.
- Đẩy nhanh thời gian giao dịch
Liquidity chính là thước đo số lượng người mua và bán hiện tại và tiềm năng trong thị trường. Do đó việc mua/bán tiền điện tử có Liquidity cao sẽ dàng dàng hơn vì các lệnh được thực hiện nhanh hơn do số lượng người tham gia thị trường lớn.
Điều này có nghĩa bạn có thể tham gia hoặc thoát khỏi giao dịch bất cứ lúc nào. Điều này đôi khi rất quan trong trong thị trường khi mà luôn có sự biến động thâm chí theo từng giây như Crypto.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến Liquidity
4.1. Mức độ phổ biến của dự án
Sự quan tâm của cộng đồng đối với một đồng coin có thể được đánh giá dựa trên mức độ giao dịch của nó. Thông thường, khi một đồng coin trở nên phổ biến, số lượng giao dịch trên mạng càng tăng lên do có nhiều người tham gia giao dịch và sử dụng đồng coin đó.
4.2. Độ hype của cộng đồng
5. Cách kiểm tra thanh khoản của một coin/token
5.1. Khối lượng giao dịch trong 24 giờ
Như đã biết, khối lượng giao dịch càng nhiều chứng tỏ token đó càng có có thanh khoản cao.
Một số công cụ bạn có thể sử dụng để kiểm tra khối lượng giao dịch trong vòng 24 giờ qua của một đồng coin/token như CoinMarketCap, CoinGecko.
5.2. Khoảng cách chênh lệch giá mua và giá bán
Khoảng cách giá ngắn phản ánh loại tiền đó đang có thanh khoản ổn định. Ví dụ với BTC không có sự chênh lệch khoảng cách giữa giá mua và giá bán. Do đó người mua sẽ hạn chế tổn thất khi mua BTC.
5.3. Chiều sâu của sổ lệnh
Chiều sâu của sổ lệnh giúp cho việc ước lượng mức độ thanh khoản nếu giao dịch tức thì với khối lượng bạn mong muốn.
Sổ lệnh chỉ là một yếu tố dùng để tham khảo bởi không phải lúc nào sổ lệnh cũng phản ánh chính xác. Thực tế, sổ lệnh còn phụ thuộc vào các yếu tố như lệnh dừng (stop-limit order).
6. Top 5 đồng coin có liquidation cao nhất (cập nhật đến tháng 8/2024)
Trong thế giới tài chính phi tập trung (DeFi), khái niệm liquidation (thanh lý) không chỉ đơn thuần là việc đóng các vị thế giao dịch mà còn là một chỉ số quan trọng về mức độ rủi ro và thanh khoản của các tài sản kỹ thuật số. Liquidation thường xảy ra khi giá trị tài sản giảm mạnh, dẫn đến việc tự động bán hoặc thanh lý tài sản để trả nợ hoặc ngăn chặn thua lỗ lớn hơn. Đến tháng 8/2024, những đồng coin sau đây dẫn đầu danh sách các tài sản có tổng giá trị thanh lý cao nhất:
-
Bitcoin (BTC):
Tổng giá trị thanh lý: 2.5 tỷ USD
Là đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất và có khối lượng giao dịch lớn nhất trên thị trường, Bitcoin thường xuyên đứng đầu trong các danh sách liên quan đến thanh khoản và thanh lý. Với sự biến động giá cả mạnh mẽ, đặc biệt trong các giai đoạn thị trường suy thoái hoặc điều chỉnh, Bitcoin là tâm điểm của nhiều đợt thanh lý lớn. Những đợt thanh lý này thường xảy ra khi các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy quá mức hoặc gặp khó khăn trong việc duy trì tỷ lệ ký quỹ. -
Ethereum (ETH):
Tổng giá trị thanh lý: 1.8 tỷ USD
Ethereum không chỉ là một đồng tiền số phổ biến mà còn là nền tảng cho hầu hết các ứng dụng DeFi và NFT. Các đợt nâng cấp lớn như Ethereum 2.0, sự tăng trưởng của DeFi, và biến động mạnh mẽ trong giá cả đã tạo nên nhiều cơ hội cũng như rủi ro, dẫn đến một lượng lớn các vị thế bị thanh lý. Tính đến tháng 8/2024, Ethereum đã chứng kiến nhiều đợt thanh lý lớn với tổng giá trị lên đến 1.8 tỷ USD, phản ánh mức độ rủi ro cao trong thị trường này. -
Binance Coin (BNB):
Tổng giá trị thanh lý: 950 triệu USD
Binance Coin, đồng tiền chính thức của sàn giao dịch Binance, cũng không nằm ngoài xu hướng này. Với việc Binance thường xuyên điều chỉnh chính sách giao dịch và các cuộc tranh luận về quy định pháp lý, BNB đã phải đối mặt với sự biến động lớn. Những thay đổi này thường dẫn đến các đợt thanh lý quy mô lớn, đặc biệt là trong các giai đoạn mà thị trường bị tác động bởi tin tức tiêu cực hoặc điều chỉnh chính sách từ phía Binance. Đến tháng 8/2024, tổng giá trị thanh lý của BNB đã đạt khoảng 950 triệu USD. -
Solana (SOL):
Tổng giá trị thanh lý: 650 triệu USD
Solana, một nền tảng blockchain hiệu suất cao, đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư và các dự án DeFi nhờ tốc độ giao dịch nhanh và phí giao dịch thấp. Tuy nhiên, sự bất ổn về mặt kỹ thuật, bao gồm các vấn đề liên quan đến tính ổn định của mạng lưới, đã dẫn đến nhiều đợt thanh lý lớn. Với tổng giá trị thanh lý đạt 650 triệu USD, Solana phản ánh rõ ràng những rủi ro liên quan đến các nền tảng blockchain mới nổi nhưng vẫn đang trong quá trình phát triển. -
XRP (Ripple):
Tổng giá trị thanh lý: 500 triệu USD
XRP của Ripple từ lâu đã là một cái tên gây tranh cãi trong cộng đồng Crypto, đặc biệt là với các vấn đề pháp lý liên quan đến Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC). Những bất ổn pháp lý này đã dẫn đến nhiều đợt thanh lý lớn, đặc biệt là khi có các quyết định hoặc tin tức mới được công bố. Đến tháng 8/2024, XRP ghi nhận tổng giá trị thanh lý lên tới 500 triệu USD, một con số đáng kể phản ánh mức độ rủi ro cao của đồng tiền này.
7. FAQs
Q1: Nên đầu tư vào coin có Liquidity thế nào?
Nếu bạn đầu tư một số tiền lớn, tốt nhất là nên chọn dự án có Liquidity cao, vì sẽ không bị lệch giá quá nhiều.
Nhưng với các dự án bạn thấy tiềm năng nhưng có Liquidity thấp thì sao? Có 2 cách để giải quyết vấn đề này:
- Chia lệnh giá trị lớn ra nhiều lệnh nhỏ hơn, có thể vừa mua vừa xem xét sự tăng giá của đồng coin mà có nên mua liên tục hay mua một ít, chờ giá giảm và mua thêm.
- Chọn sàn DEX có Liquidity cao như SushiSwap, Uniswap,…
Q2: Tại sao một tài sản có thể có Liquidity thấp?
Một tài sản có thể có Liquidity thấp do nó không được giao dịch nhiều trên thị trường, hoặc có spread lớn giữa giá mua và giá bán, hoặc thị trường gặp khó khăn trong việc tìm người mua hoặc bán.
8. Tổng kết
Với Crypto, Liquidity vẫn là một vấn đề gây trở ngại cho nhiều nhà đầu tư truyền thống muốn “nhảy” vào thị trường tiềm năng này. Qua bài viết này, với những bạn mới tham gia vào thị trường sẽ không mắc phải sai lầm chọn những coin/token không có thanh khoản để giao dịch mặc dù biên lợi nhuận có thể rất cao.
Đọc thêm: