Lợi ích và hạn chế của công nghệ Interchain Security trên Cosmos

ByLeahhere26/02/2024
Interchain Security đã được coi là một trong những công nghệ cải tiến nhất trên Cosmos, khi cho phép các blockchain khác xây dựng trên Cosmos có thể sử dụng lớp bảo mật của chính Cosmos Hub mà không cần mất công xây dựng mạng lưới bảo mật riêng của mình từ đầu. Vậy công nghệ này đóng vai trò gì trong hệ sinh thái Cosmos và liệu Interchain Security có hạn chế nào không, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Interchain Security là gì?

Interchain Security là một công nghệ được phát triển và giới thiệu bởi Cosmos, cho phép các chuỗi xây dựng và phát triển trên Cosmos, có thể lựa chọn sử dụng chính lớp bảo mật bằng $ATOM của Cosmos Hub mà không phải tự xây dựng mạng lưới bảo mật của riêng mình.

Đây là một trong những dịch vụ được cung cấp bởi Cosmos Hub - chuỗi khối trung tâm của toàn hệ sinh thái Cosmos. Trong đó Cosmos Hub được gọi là provider chain và các chuỗi sử dụng Interchain Security được gọi là consumer chain.

Thông tin chi tiết hơn về Interchain Security có thể tìm hiểu thêm tại đây.

Lợi ích và hạn chế của Interchain Security
Lợi ích và hạn chế của Interchain Security

2. Interchain Security và Replicated Security

Interchain Security là một thuật ngữ rộng hơn được sử dụng cho một nhóm các chuỗi khối được chia sẻ bảo mật. Trong đó, sẽ có nhiều phiên bản được thiết kế với cách thiết lập khác nhau để sử dụng cho từng chuỗi khối.

Đầu tiên và đơn giản nhất là “Replicated Security”, trong đó các trình xác thực giống hệt nhau trên provider chain (Cosmos Hub) được sử dụng để xác thực các khối mới trên consumer chain (các chuỗi tiêu dùng). Điều này cho phép các consumer chain kế thừa toàn bộ tính bảo mật của Cosmos Hub. Hay có thể xem mỗi validator đang cho các chuỗi consumer vay cổ phần của mình.

Nhưng là một mô đun riêng biệt, Replicated Security này hoạt động thông qua IBC. IBC sẽ đóng vai trò là người chuyển tiếp dữ liệu giữa các chuỗi, cập nhật định kỳ các dữ liệu và trình xác thực của Cosmos Hub. Sau đó, consumer chain sẽ cập nhật bộ trình xác thực của riêng họ và sao chép các dữ liệu thiết lập Cosmos Hub trên chuỗi của mình.

Các validator trên Cosmos Hub có thể xác thực nhiều consumer chain cùng một lúc, và sẽ nhận được lại cả phí giao dịch từ Cosmos lẫn token gốc của các chuỗi đó.

Cách thức hoạt động của Provider chain và Consumer chain
Cách thức hoạt động của Provider chain và Consumer chain

Một trong những điểm đặc biệt là, bất cứ lúc nào consumer chain cũng đều có thể trở về xây dựng một chuỗi độc lập với hệ thống các trình xác thực riêng của mình mà không cần phải sử dụng lớp bảo mật từ $ATOM của Cosmos Hub nữa.

3. Lợi ích Interchain Security mang lại

3.1. Được bảo mật hoàn toàn bằng các trình xác thực của Cosmos Hub

Các chuỗi khối sử dụng Interchain Security được cung cấp bởi Cosmos sẽ không cần phải mất công xây dựng lớp bảo mật ban đầu của mình mà được hưởng lợi hoàn toàn bằng lớp bảo mật của Cosmos Hub. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, các chuỗi khối đó sẽ được sử dụng bảo mật được cung cấp bởi ATOM staker, các trình xác thực (validator) của Cosmos cũng sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình xác thực các giao dịch trên chuỗi tiêu dùng (consumer chain).

Hiện tại, số lượng validators trên Cosmos đã lên tới hơn 180 validator, các validator này sẽ xác thực song song giao dịch trên cả Cosmos Hub và các chuỗi sử dụng Interchain Security. Điều này giảm đáng kể tài nguyên mà các dự án cần để khởi chạy một cách an toàn, vì chi phí cho một cuộc tấn công tiềm tàng vào nền tảng mới nổi mạng này tương đương với chi phí để tấn công chính Cosmos Hub — một trong những chuỗi lớn nhất và an toàn nhất tính theo vốn hóa thị trường, được hỗ trợ bởi hàng tỷ đô ATOM đặt cược.

3.2. Tiết kiệm chi phí

Interchain Security loại bỏ rào cản đáng kể trong việc tạo ra các consumer chain hiệu quả và an toàn bằng cách cho phép họ thuê bảo mật từ Cosmos Hub. Việc xây dựng bộ khung bảo mật cho bất kỳ chuỗi khối nào luôn tốn một lượng lớn chi phí, điều này đã giúp xoá bỏ được rào cản ban đầu cho các chuỗi muốn xây dựng trên Cosmos.

Các nhà phát triển hoàn toàn có thể sử dụng lớp bảo mật của Cosmos mà không cần lo nghĩ đến việc xây dựng từ đầu mà chỉ cần tập trung phát triển hệ sinh thái.

3.3. Chia sẻ lợi nhuận, có lợi cho cả hai chuỗi

Các consumer chain khi sử dụng bảo mật của Cosmos sẽ được yêu cầu chia sẻ một phần lợi nhuận kiếm được từ các dự án của mình như MEV, doanh thu, phí giao dịch (bao gồm cả trading fee và transaction fee) cho provider chain. Hiện tại, mức này đang được thiết lập là 25%.

3.4. Tăng giá trị cho $ATOM và phát triển hệ sinh thái bền vững

Vì $ATOM được sử dụng để làm lớp bảo mật cho cả Cosmos Hub và các consumer chain nên nhu cầu sử dụng cũng tiện ích của ATOM sẽ luôn được gia tăng liên tục.

Điều này có nghĩa là việc triển khai tính năng Interchain Security- chia bảo mật sẽ tạo ra lực đẩy cho việc áp dụng $ATOM. Xét về lâu dài sẽ giúp gia tăng giá trị $ATOM cũng như giúp hệ sinh thái được phát triển bền vững.

4. Hạn chế của Interchain Security

4.1. Khả năng mở rộng hạn chế

Replicated Security là một trong những dấu mốc đáng kể trong hệ sinh thái Cosmos, tuy nhiên công nghệ này cũng sẽ hạn chế về số lượng chuỗi mà Cosmos Hub có thể hỗ trợ.

Việc hỗ trợ các chuỗi khối tích hợp Replicated Security sẽ yêu cầu sự hỗ trợ sát sao. Điều này sẽ cần phải nhanh hơn khi có nhiều chuỗi hơn ra mắt với công nghệ này. Cosmos Hub có thể hỗ trợ khoảng 5 đến 10 chuỗi trong năm nay bằng cách sử dụng Replicated Security. Không chắc rằng các validator sẽ có thể chạy nhiều chuỗi hơn trong thời gian ngắn vì họ cần chạy một máy chủ riêng cho mỗi chuỗi.

4.2. Chi phí cao cho các chuỗi nhỏ

Một điểm yếu của Interchain Security là các consumer chain nhỏ hơn có thể tốn kém khi thuê bảo mật từ provider chain, cũng như có thể gặp khó khăn đối với các validator trên provider chain để chạy song song các node cho cả hai chuỗi.

Một ví dụ gần đây là Neutron, trả cho Cosmos Hub 25% phí giao dịch. Trong khi đó, người xác thực phải đầu tư thêm 400 USD mỗi tháng để chạy node cho Neutron. Điều này gây ra rủi ro trong trường hợp Neutron không tạo ra đủ doanh thu hoặc giá ATOM không tăng nhiều như mong đợi.

4.3. Gia tăng khả năng bị tập trung hoá

Đối với các validator nhỏ hơn, việc vận hành node có thể không đủ bù chi phí do 2 yếu tố nêu trên sẽ dễ dẫn đến tình trạng tập trung hoá. Các giao dịch phần lớn sẽ được xử lý bởi các validator top đầu. Ngoài ra, khả năng mở rộng cũng sẽ là một vấn đề đáng nói nếu có quá nhiều consumer chain thuê bảo mật từ cùng một validator của provider chain tại một thời điểm nhất định.

5. Kết luận

Trên đây là một số đánh giá và phân tích về công nghệ Interchain Security- được sử dụng để chia sẻ bảo mật cho các chuỗi mới trên Cosmos. Đây được xem là một trong những công nghệ cốt lõi, giúp hệ sinh thái Cosmos có thể dễ dàng mở rộng và phát triển bền vững hơn trong tương lai.

Hy vọng bài viết trên cung cấp những thông tin hữu ích cho người dùng về dự án. Nội dung chỉ mang tính chất cung cấp thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư cần tự DYOR và đưa ra những đánh giá riêng của mình trước khi quyết định đầu tư bất kỳ dự án nào.

Đọc thêm

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

Leahhere

Leahhere

- You have to be enough for you

5 / 5 (1Bình chọn)

Bài viết liên quan