1. Op Stack
1.1. OP Stack là gì?
OP Stack là bộ công cụ mã nguồn mở do Optimism phát triển giúp cho việc phát triển các L2 theo công nghệ Rollups một cách đơn giản, dễ dàng với khả năng tùy chỉnh linh hoạt và tiết kiệm thời gian, chi phí triển khai thay vì xây dựng một dự án từ đầu.
Các chains được xây dựng bằng OP Stack được gọi là “OP-Chains”. Optimism Bedrock là phiên bản đầu tiên của OP Stack.
Hơn nữa, OP Stack sẽ chuẩn hóa cấu trúc của Optimism dưới dạng mô hình blockchain modular, tức là sẽ module hóa kiến trúc của Optimism. Điều này sẽ cho phép nhà phát triển dễ dàng tùy chỉnh theo từng mục đích cụ thể bằng cách thay đổi, thêm hoặc bớt các tính năng.
Những module này sẽ được liên kết chặt chẽ với cơ sở hạ tầng của Ethereum. Một OP-Chain tiêu chuẩn sẽ được xem như một chuỗi khối có các smart contract rollup được xây dựng trên nền tảng Ethereum, đồng thời cung cấp khả năng thực thi tương đương với Ethereum (Ethereum equivalence).
1.2. Kiến trúc của OP Stack
Ở trên chúng ta đã tìm hiểu khái niệm về OP Stack, trong phần này chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan tốt về kiến trúc của OP Stack trong bối cảnh hiện tại.
Kiến trúc của OP Stack nhìn chung sẽ có 5 phần chính: Data Availability Layer, Sequencing Layer, Derivation Layer, Execution Layer, Settlement Layer, Governance Layer.
Data Availability Layer
lData Availability Layer (Lớp khả dụng của dữ liệu): là nơi chứa các dữ liệu đầu vào của OP-Chain. Một OP-Chain có khả năng sử dụng 1 hoặc nhiều modules DA để cung cấp dữ liệu đầu vào. Việc này vô cùng quan trọng vì nếu một phần dữ liệu cụ thể không thể trích xuất từ DA, thì việc đồng bộ mạng lưới sẽ không thể thực hiện được.
Với việc tiến tới mô hình mới, Ethereum hiện nay đang đảm nhận vai trò như một lớp DA cho OP Stack. Ngoài ra, OP-Chain cũng có sự lựa chọn khác là Celestia để thực hiện cùng chức năng.
Sequencing Layer
Lớp Sequencing là nơi diễn ra quá trình thu thập các giao dịch của người dùng trên OP-Chain được và gửi đến lớp DA.
Trong cấu hình Rollups mặc định của OP Stack hiện nay, sequencing sẽ được xử lý bởi một sequencer duy nhất (Single Sequencer). Điều này cho thấy layer 2 không thực sự phi tập trung, khi quyền lực tập trung vào sequencer duy nhất.
Để giải quyết vấn đề trên, trong tương lai, OP Stack sẽ triển khai nhiều sequencers (Multiple Sequencers) thay vì mô hình Single Sequencer như hiện tại.
Đối với những OP-Chains không muốn vận hành sequencers của riêng họ thì có thể trả phí để sử dụng chính sequencer của Optimism. Optimism sẽ có thêm nguồn thu từ các OP-Chains này.
Derivation Layer
Tại lớp Derivation diễn ra quá trình xử lý dữ liệu thô trong lớp DA để tạo ra các dữ liệu hoàn chỉnh, sau đó sẽ nó sẽ được gửi đến lớp Execution thông qua các API của Ethereum Engine.
Execution Layer
Người dùng sẽ thường tương tác với lớp Execution thông qua UI như confirm giao dịch, ký giao dịch, triễn khai smart contract… Việc thực thi này dựa vào EVM, tuy nhiên, nếu bạn muốn đổi việc thực thi này bằng một máy ảo khác, ví dụ như FuelVM của Fuel Network, việc này là hoàn toàn khả thi với OP Stack.
Settlement Layer
Settlement Layer (Lớp thanh toán): Là nơi kiểm tra lại các giao dịch Rollups cũng như giải quyết các tranh chấp nếu có. Với OP Stack, có thể có một hoặc nhiều cơ chế settlement khác nhau. Các cơ chế này chỉ có thể cho phép đọc và cho phép các bên đưa ra các quyết định dựa trên trạng thái của OP-Chain.
Governance Layer
Governance Layer (Lớp Quản trị) giúp quản lý các quyết định về cấu hình mặc định, nâng cấp hệ thống,… Hiện tại lớp quản trị gồm 2 thành phần:
- Multisig là một trong những cơ chế thường thấy được áp dụng trong việc quản trị của những dự án trên thị trường. Những smart contract này sẽ thực hiện yêu cầu khi nhận được hơn 50% lượng chữ ký từ tập hợp những người được xác định từ trước. Hợp đồng MultiSig thường được sử dụng để quản lý việc nâng cấp các thành phần của hệ thống dựa trên OP Stack.
- Token Quản trị (Governance Tokens) là một cơ chế được sử dụng rộng rãi khác trên thị trường. Nó cho phép chủ sở hữu token bỏ phiếu vào những đề xuất được đưa ra.
Trên đây là những lớp kiến trong của OP Stack thời điểm hiện tại, trong tương lai, kiến trúc của OP Stack có thể thay đổi để phù hợp với nhu cầu thực tế.
2. Superchain
2.1. Superchain là gì?
Superchain là một mạng lưới bao gồm các OP-Chains liên kết lại với nhau, nơi các blockchain xây dựng trên OP Stack này chia sẻ bảo mật, tương tác lẫn nhau thông qua “Cross-chain messaging protocol”
Để Optimism trở thành Superchain cần có các yếu tố sau:
- Chia sẻ thông tin với L1: Cung cấp thứ tự các giao dịch trên tất cả các OP-Chains.
- OP-Chains dùng chung Bridge : Cho phép OP-Chains có các thuộc tính bảo mật được tiêu chuẩn hóa.
- Chi phí triển khai OP-Chain rẻ: Cho phép triển khai và giao dịch trên OP-Chains mà không phải trả phí giao dịch cao trên L1.
- Tùy chọn cấu hình cho từng OP-Chain: Cho phép mỗi OP-Chain tùy chỉnh cấu hình về DA, sequencer,…
- Giao dịch an toàn và tương tác cross-chain: Cho phép người dùng chuyển tài sản một cách an toàn giữa các OP-Chains.
2.2. Hệ sinh thái Superchain
OP Stack với lợi thế mã nguồn mở và dễ dàng triển khai, chi phí thấp đã thu hút được nhiều dự án triển khai trên đây:
- BASE của CoinBase
- OPBNB của Binance
- WorldCoin
- Magi
- Debank
- Mode Network
- Celo
- Zora Network
- Lyra Finance
- Metis
- Mantle
- Aevo
- Peer Protocol
- Unidex
Trong đó có BASE đã triển khai thành công với TVL tăng trưởng ấn tượng, xếp thứ 5 về TVL theo L2beat.
Hiện tại chỉ mới có Base dự dành 10% sequencer revenue đóng góp cho Optimism Collective, và OPBNB sẽ khởi chạy trong đầu tháng 9 tới. Các L2s & Appchain khác thì chưa có thông tin cụ thể.
2.3. Điều gì khiến Superchain trở lên hấp dẫn
Chỉ mới ra mắt, nhưng OP Stack đã thu hút 13 dự án triển khai, trong đó có những tên tuổi lớn như Coinbase, BNB, Celo… Vậy điều gì khiến Superchain trở lên hấp dẫn?
- Ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên: So với cái tên của đối thủ cạnh tranh khác Arbitrum Orbit của Arbitrum hay Hyperchain của zkSync thì cái tên Superchain nghe rất tượng hơn hẳn. Người nghe sẽ tò mò rằng công nghệ của Optimism phải khủng như thế nào.
- Công nghệ mã nguồn mở, dễ dàng triển khai: Đây là một trong những ưu điểm của OP Stack mang lại, thay vì nhà phát triển phải xây dựng dự án từ việc lên ý tưởng phát triển ra sao thì họ có thể dễ dàng phát triển blockchain riêng với sự tiện lợi của OP Stack mang lại.
- Dấu ấn người tiên phong: Optimism là dự án đầu tiên trong L2 triển khai mô hình Superchain, đây cũng là một trong yếu tố giúp Optimism tiếp cận được các dự án từ sớm.
- Thành công của dự án đầu: Base là một trong những dự án đầu trở thành OP-Chains, và dự án rất thành công khi ra mắt, thu hút đông đảo sự quan tâm của các nhà đầu tư. Sự thành công này là cơ sở cho các dự án sau tự tin gia nhập vào Superchain.
3. Kết luận
Op Stack là một trong những công nghệ quan trọng của Optimism để phát triển Superchain. mặc dù đã có những dự án OP-Chains đầu tiên nhưng Op Stack và Superchain vẫn trong giai đoạn phát triển, vẫn có nhiều điểm bất cập ở mô hình này như việc các OP-Chains quá phụ thuộc vào Optimism, các OP-Chain chưa rõ ràng trong việc tương tác như nào, và đặc biệt token native $OP chưa có vai trò gì trong mô hình này.
Hi vọng trong thời gian tới, Optimism sẽ có những cải tiến mới để hoàn thiện hơn.
Đọc thêm:
Optimism là gì? Tổng quan về dự án layer 2 tiềm năng
Cách thêm mạng Optimism vào ví Metamask Velodrome Finance (VELO) là gì?