theblock101

    Semantic Layer là gì? Giải pháp mở rộng dApp trên Ethereum

    ByLeahhere04/11/2024
    Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của các ứng dụng phi tập trung (dApps) trên Ethereum, việc tối ưu hóa hiệu suất và khả năng mở rộng trở thành một thách thức lớn. Semantic Layer được ra đời như một giải pháp đột phá, cung cấp một lớp công nghệ cho phép lập trình hóa giao dịch meta, giúp tăng cường sự phân phối MEV và các giải pháp mở rộng khác. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết về Semantic Layer và vai trò của nó trong việc cải thiện tương tác giữa các giao thức.

    1. Semantic Layer là gì?

    Semantic Layer là một lớp công nghệ giúp cải thiện sự tương tác và khả năng mở rộng cho các ứng dụng phi tập trung dApp trên Ethereum bằng cách làm cho các giao dịch meta-transaction có thể lập trình. Nền tảng cho phép phân phối MEV (Miner Extractable Value) tuỳ chỉnh và cung cấp các giải pháp mở rộng, giúp các nhà phát triển tối ưu hoá các tương tác trong giao thức của họ.

    Với Semantic Layer, việc xây dựng và phát triển các dApp trở nên linh hoạt hơn, đồng thời tăng cường khả năng tương tác trong hệ sinh thái blockchain.

    *Meta-transaction là một loại giao dịch cho phép người dùng thực hiện các hành động trên blockchain mà không cần phải trực tiếp ký và gửi giao dịch của riêng mình. Thay vào đó, một bên thứ ba (thường là một nhà cung cấp dịch vụ hoặc một ví) có thể thực hiện giao dịch thay cho người dùng.

    Semantic Layer là gì?
    Semantic Layer là gì?

    2. Cơ chế hoạt động của Semantic Layer

    Hiện nay, các dApps đang mất hàng trăm triệu đô la doanh thu MEV, gây thiệt hại lớn nhất cho người dùng. Chỉ riêng trong năm 2022, đã có 300 triệu đô la bị khai thác từ người dùng và dApps dưới dạng MEV. Lợi nhuận thực tế này lẽ ra có thể thuộc về người dùng hoặc dApps, nhưng thay vào đó lại bị các trung gian MEV khai thác.

    Sự rò rỉ MEV xảy ra vì các nhà xây dựng khối kiểm soát thứ tự thực hiện các giao dịch, và thường bán quyền này để thực hiện các chiến lược MEV có lợi. Chuỗi cung ứng giao dịch hiện tại quá tập trung vào các nhà cung cấp hạ tầng nguồn, kìm hãm sự cạnh tranh và đổi mới trong khi ngăn cản việc thực hiện giao dịch tối ưu. Người dùng và dApps không có tiếng nói thực sự về cách thức các giao dịch của họ được sắp xếp. Chính vì vậy, Semantic Layer sẽ xây dựng một lớp giao dịch có thể lập trình, cho phép người dùng và dApp chỉ định cách thức các giao dịch của họ nên được sắp xếp trên cả hệ thống EVM và non-EVM. Và MEV này sẽ được phân phối lại cho dApp và người dùng.

    Bằng cách tích hợp lớp giao dịch có thể lập trình của Semantic Layer, các dApps có thể cải thiện trải nghiệm người dùng và tạo ra nguồn doanh thu bền vững, góp phần thúc đẩy một hệ sinh thái cạnh tranh và đổi mới hơn.

    Cấu trúc của Semantic Layer Semantic
    Cấu trúc của Semantic Layer Semantic

    Layer không hẳn là L1 hay L2 mà là một cơ sở hạ tầng cho phép bất kỳ dApp nào có thể tích hợp- trên hầu hết các chuỗi, cho phép các dApp kiểm soát các giao dịch chảy qua chúng, bảo vệ người dùng và khai thác doanh thu MEV chưa được tận dụng trước đây.

    Ngoài ra, dự án cũng giới thiệu khái niệm ASS (Application-Specific Sequencing). ASS giúp cho các dApps nhận thức về giao dịch và thực hiện logic tùy chỉnh cho việc sắp xếp và thực thi giao dịch. Và đây chính là cốt lõi của Semantic Layer, thông qua ASS, các dApps có thể tối ưu hóa cách thức giao dịch được xử lý, từ đó cải thiện trải nghiệm người dùng và tận dụng các cơ hội MEV hiệu quả hơn.

    3. Tokenomics

    Hiện tại, Semantic Layer vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển, dự án vẫn chưa ra mắt token cũng như các thông tin chi tiết liên quan đến tokenomics. Chúng tôi sẽ cập nhật thêm khi có thông tin chính thức từ dự án.

    4. Đội ngũ phát triển

    Đội ngũ phát triển đứng sau Semantic đều là những thành viên ẩn danh nên thông tin chi tiết về các cá nhân vẫn chưa được tiết lộ quá nhiều. Có vẻ hầu hết các thành viên cốt lõi đều là những người có nền tảng công nghệ và tham gia vào web3 từ khá sớm. Dưới đây là Twitter của các thành viên trong đội ngũ Semantic Layer:

    Chúng tôi sẽ cập nhật thêm khi có thông tin chính thức nào từ dự án.

    5. Nhà đầu tư và đối tác

    Mới đây, Semantic Layer đã công bố hoàn thành thành công vòng huy động vốn Seed round trị giá 3 triệu USD, được dẫn đầu bởi Figment Capital.

    Ngoài ra, vòng gọi vốn còn có sự tham gia của HackVC, Robot Ventures, Bankless Ventures, Fenbushi Capital, Anagram và Perridon Ventures.

    Danh sách nhà đầu tư của Semantic Layer
    Danh sách nhà đầu tư của Semantic Layer

    6. Lộ trình phát triển của Semantic Layer

    Semantic Layer đang trong giai đoạn đầu phát triển và mới chỉ ra mắt cộng đồng cách đây vài tháng.

    Hiện tại, nền tảng đang triển khai một số chương trình và chiến dịch cho người dùng tham gia dự án từ sớm với những đóng góp ban đầu.

    • Semantic Layer's First Quest on Galxe

    Người dùng có thể truy cập link Galxe: https://app.galxe.com/quest/semanticlayer/GCcjttKX3Q và hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản của Semantic Layer để kiếm điểm.

    • Slay Semantice Layer

    Ngoài ra, Semantic Layer cũng triển khai app Slay, cho phép người dùng kết nối ví và tham gia các chương trình tích điểm của dự án.

    https://slay.semanticlayer.io/

    Ngoài ra, trong tương lai, Semantic Layer dự định sẽ triển khai nhiều tính năng hấp dẫn vượt ngoài Semantic Layer. Dự án đã phát triển Degen Options (DOs), một hook Uni V4 để trao thưởng cho người dùng dựa trên khối lượng giao dịch. Trong thời gian sắp tới, dự án cũng sẽ triển khai, xây dựng một số dApps khác và sẽ chia sẻ thông tin chi tiết vào thời điểm thích hợp.

    7. Hệ sinh thái

    Website: https://www.semanticlayer.io/

    Twitter: https://x.com/SemanticLayer

    Discord: https://discord.com/invite/semanticlayer

    8. Kết luận

    Trên đây là toàn bộ thông tin về dự án Semantic Layer - lớp cơ sở hạ tầng dành cho các dApp giành lại quyền kiểm soát về việc tối ưu các giao dịch. Bằng cách cung cấp một lớp giao dịch có thể lập trình và hỗ trợ sắp xếp giao dịch tùy chỉnh, Semantic Layer không chỉ giúp giảm thiểu sự rò rỉ MEV mà còn tạo ra một hệ sinh thái cạnh tranh và đổi mới hơn. Với việc cho phép các dApps khai thác lợi nhuận MEV một cách hiệu quả và bảo vệ quyền lợi của người dùng, Semantic Layer rất có thể sẽ mang lại những thay đổi tích cực cho không gian DeFi trong tương lai.

    Hy vọng bài viết trên cung cấp những thông tin hữu ích cho người dùng về dự án. Nội dung chỉ mang tính chất cung cấp thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư cần tự DYOR và đưa ra những đánh giá riêng của mình trước khi quyết định đầu tư bất kỳ dự án nào.

    Đọc thêm

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    Leahhere

    Leahhere

    - You have to be enough for you

    0 / 5 (0Bình chọn)

    Bài viết liên quan