Dự án SKALE là gì? Toàn tập về tiền điện tử SKL (cập nhật 2023)

ByVitNhoNho26/07/2023
Một trong những thách thức lớn nhất mà Ethereum đang gặp phải là tốc độ xử lý giao dịch và chi phí cao khi mạng quá tải. Dự án SKALE hay SKALE Network cung cấp một giải pháp xử lý giao dịch và lưu trữ dữ liệu giúp giảm tải cho mạng chính Ethereum. Vậy SKALE Network là gì và cơ chế hoạt động của dự án như thế nào? Hãy cùng Theblock101 tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Dự án SKALE là gì?

Vậy, SKALE là gì?

Dự án SKALE hay SKALE Network trước đây là một side chain của mạng lưới Ethereum. SKALE Network tích hợp máy chủ EVM (Ethereum Virtual Machine) cho phép xây dựng các hợp đồng thông minh với các ưu điểm như: tốc độ giao dịch cao, độ trễ thấp, an toàn và dễ sử dụng với các nhà phát triển.

Hiện nay, sau phiên bản cập nhật V2, dự án SKALE chuyển đổi công nghệ trở thành mạng lưới multichain hỗ trợ các dApps có thể xây dựng trên Ethereum. SKALE Network tập trung vào giải pháp mở rộng cho Ethereum với cơ chế “zero gas fee”.

SKALE Network tuy không phải là Layer 1 nhưng cũng là Layer 2 định hướng theo việc phát triển EVM blockchain.

Dự án SKALE là gì?
Dự án SKALE là gì?

EVM là gì?

EVM (Ethereum Virtual Machine) là máy ảo Ethereum. Có thể hiểu đơn giản là các EVM sẽ đóng vai trò trung gian trong việc thực thi các smart contract (hợp đồng thông minh) ở trên mạng lưới Ethereum.

Nếu blockchain nào là EVM Blockchain thì có nghĩa các smart contract của Ethereum có thể được chạy trên blockchain đó. Hiểu đơn giản hơn thì là các dApps xây dựng trên Ethereum có thể chạy được trên EVM blockchain.

Ví dụ của EVM blockchain là Fantom, Celo, Avax C-Chain, BSC,…

Side chain là gì?

Side chain là một blockchain riêng biệt chạy song song và hoạt động độc lập với blockchain chính. Công việc chính của nó là xử lý và xác thực dữ liệu cho chuỗi chính và thêm nhiều chức năng khác như chạy các hợp đồng thông minh cho các Blockchain không làm được (ví dụ như Bitcoin).

Ví dụ của side chain là BNB Smart Chain, Polygon PoS Chain, Avalanche C-Chain, Fantom,…

2. SKALE Network giải quyết vấn đề gì?

Ở thời điểm hiện tại, các blockchain luôn phải đối mặt với 3 vấn đề bao gồm Khả năng mở rộng, Tính bảo mật và Tính phi tập trung, hay còn gọi là Blockchain Trilemma (bộ ba bất khả thi).

Sự ra đời của sidechain xuất phát từ nhu cầu mở rộng chức năng và khả năng xử lý giao dịch của các mạng lưới blockchain.

Các mạng lưới blockchain như Bitcoin hoặc Ethereum có giới hạn về tốc độ xử lý và khả năng mở rộng, do đó không thể xử lý được lượng giao dịch lớn hoặc triển khai các tính năng phức tạp.

Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, các nhà phát triển blockchain đã tìm cách tách biệt các tính năng hoặc tài sản khỏi chuỗi khối chính và chuyển chúng sang một chuỗi khối phụ (sidechain). Những tài sản này sẽ không chiếm quá nhiều dung lượng trên chuỗi khối chính, giúp tăng tốc độ xử lý và giảm chi phí giao dịch.

Dự án SKALE là blockchain mã nguồn mở nhằm giải quyết vấn đề mở rộng cho Ethereum:

  • Dự án SKALE Network không được xây dựng để thay thế Ethereum, mà là để tận dụng sự “đầy đủ” của mạng Ethereum trong việc xây dựng smart contract.
  • Dự án SKALE Network hoạt động riêng lẻ nhưng không độc lập vì được gắn và chạy song song với chuỗi chính để thêm chức năng và tăng hiệu quả hoạt động cho Ethereum.
  • Với việc tương thích với Ethereum, các developers có thể dễ dàng xây dựng hoặc chuyển các smart contract từ mạng Ethereum sang SKALE Network một cách dễ dàng. Đồng thời chi phí xây dựng rẻ hơn, nhanh hơn mà vẫn tận dụng được các tính năng được cung cấp từ mạng Ethereum.
Hệ sinh thái SKALE Network
Hệ sinh thái SKALE Network

3. SKALE Network hoạt động như thế nào?

Thông thường, bởi vì là blockchain độc lập nên sidechain sẽ có khối, node, validator hoặc cơ chế đồng thuận của riêng nó. Side chain sẽ hoạt động để xử lý 2 vấn đề chính đó là:

  • Đưa giao dịch từ chuỗi chính lên side chain để xử lý giúp giảm tải cho chain chính và tăng tốc độ xử lý giao dịch.
  • Cho phép các dApps phát triển và triển khai các tính năng mới mà không ảnh hưởng đến hiệu suất của chain chính.

Để xử lý được 2 vấn đề trên, SKALE Network hoạt động với cơ chế như sau:

Elastic Sidechain

SKALE Network sử dụng chuỗi khối phụ để giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng của chuỗi khối chính (mainchain) như Ethereum.SKALE Network tạo các Elastic Sidechain cho các ứng dụng phi tập trung. Khi các nhà phát triển muốn triển khai một ứng dụng phi tập trung (Dapps) trên

SKALE Network, họ có thể tạo một Elastic Sidechain để chạy các hợp đồng thông minh và các chức năng khác của ứng dụng.

Elastic Sidechain cho phép người dùng tuỳ chỉnh cấu hình theo nhu cầu của họ, bao gồm các cấu hình về tài nguyên và hiệu năng. Các cấu hình có sẵn bao gồm:

  • Cấu hình thấp (1/128): Đây là cấu hình có tài nguyên ít nhất, phù hợp với các ứng dụng nhẹ và ít yêu cầu tính toán.
  • Cấu hình trung bình (1/16): Đây là cấu hình trung bình với tài nguyên trung bình, phù hợp với các ứng dụng vừa và yêu cầu mức độ tính toán trung bình.
  • Cấu hình cao (1/1): Đây là cấu hình có tài nguyên cao nhất, dành cho các ứng dụng nặng và đòi hỏi nhiều tính toán.

Việc cho phép người dùng lựa chọn các cấu hình tùy chỉnh giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên của mạng. Nó giúp mạng có thể điều chỉnh theo nhu cầu thực tế của các ứng dụng, từ đó tối đa hóa hiệu suất và tính hiệu quả trong việc triển khai và vận hành các ứng dụng phi tập trung trên SKALE Network.

Proof of Stake (PoS):

SKALE Network sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake (PoS) với tên gọi là "Skale Consensus Engine" (SCE) thay vì Proof of Work (PoW) để xác nhận và ghi nhận các giao dịch và khối trên chuỗi khối phụ. Điều này giúp hạn chế nguy cơ mạng lưới bị tấn công 51%.

Các thợ đào (validators) trong SKALE Network được chọn dựa trên số lượng tiền mã hóa (token) mà họ đã đặt cược (stake) vào hệ thống. Họ sẽ có quyền tham gia vào việc xác nhận các giao dịch và tạo khối mới.

Secure Random Selection (SRS):

SKALE Network sử dụng Secure Random Selection (SRS) để chọn ngẫu nhiên các validators đáng tin cậy để tham gia vào quá trình đồng thuận.

SRS đảm bảo tính công bằng và ngẫu nhiên trong việc chọn các validators, ngăn ngừa tình trạng tập trung quá mức.

Economic Rotation:

SKALE Network áp dụng cơ chế Economic Rotation để thay đổi các validators hiện tại bằng các validators mới một cách công bằng.

Việc chuyển đổi kinh tế này giúp giữ cho mạng phi tập trung hơn và đảm bảo sự công bằng trong việc tham gia vào việc xác nhận giao dịch.

Mô hình hoạt động của SKALE Network
Mô hình hoạt động của SKALE Network

Nhờ vào việc sử dụng cơ chế Proof of Stake và các tính năng bổ sung như Secure Random Selection và Economic Rotation, dự án SKALE cung cấp một giải pháp mở rộng hiệu quả cho việc xử lý giao dịch và triển khai ứng dụng phi tập trung trên blockchain.

4. Tokenomics

4.1. Thông tin chung

  • Ký hiệu: SKL
  • Blockchain: SKALE Chain
  • Chuẩn token: ERC-777
  • Loại token: Native Coin
  • Max supply: 7.000.000.000 SKL
  • Total supply: 4.140.000.000 SKL

4.2. Tính năng token

  • Sử dụng làm phí thanh toán: Người dùng phải trả $SKL để thuê tài nguyên (computation, storage, bandwidth) từ dự án SKALE Network để sử dụng Elastic Sidechain.
  • Token $SKL sẽ được validators lock để set up node từ đó validators sẽ kiếm được phần thưởng khối và cả phí giao dịch trên mạng lưới.
  • Stakers có thể delegate token $SKL cho các validators để chia sẻ một phần thưởng khối (với tỷ lệ thấp hơn).
  • Token SKL sẽ được sử dụng để bỏ phiếu trên chuỗi (on-chain voting) và kiểm soát tất cả các thông số economic của SKALE Network.

4.3. Phân bổ token

  • Phần thưởng cho validators: 33%

  • Phân bổ cho các delegators: 8.1%

  • Thành viên team: 16%

  • SKALE foundation: 10%

  • Quỹ phát triển mạng lưới: 7.7%

  • Quỹ core team: 4%

  • Quỹ phát triển hệ sinh thái: 1.3%

    Phân bổ token $SKL
    Phân bổ token $SKL

4.4. Lịch trình phát hành token

Lịch trả token $SKL
Lịch trả token $SKL

5. Thông tin token sale

SKALE Network đã huy động được khoảng 22 triệu USD từ 3 đợt private sale và 1 đợt public sale.

Vòng Early Supporters:

  • Round 1 (Price: 0.0034$/SKL, tổng thời gian lock: 36 tháng).
  • Round 2 (Price: 0.0099 – 0.0125$/SKL, tổng thời gian lock: 15 tháng).
  • Round 3 (Price: 0.0152$/SKL, tổng thời gian lock: 15 tháng)

Vòng Public sale:

  • Public launch price: 0.03$.
  • Public launch allocation (4.23%): 175.000.000 SKL

Sàn giao dịch:

Hiện tại, SKL đang được niêm yết trên các sàn giao dịch như Binance, Coinbase, OKX, Kucoin,…

Dự án skl token
Dự án skl token

6. Thành viên team

Dự án SKALE được thành lập vào năm 2018 bởi Jack O’Holleran và Stan Kladko, cả hai đều đến từ Silicon Valley và có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ.

Từ khi thành lập, SKALE network được hỗ trợ bởi 2 tổ chức liên quan bao gồm:

  • SKALE Labs: tổ chức xây dựng nên giao thức mã nguồn mở và phát triển dự án.
  • Network of Decentralized Economics (N.O.D.E.) Foundation: tổ chức phi lợi nhuận nơi hỗ trợ các chương trình grants và các khoản tài trợ khác cho các dự án blockchain tiềm năng.

7. Nhà đầu tư và đối tác

SKALE Network đã kêu gọi được khoản đầu tư từ Signia Ventures và Floodgate. Trong lần gần nhất vào cuối năm 2019 dự án đã kêu gọi được $17.1M USD từ các quỹ đầu tư lớn như Multicoin Capital, Winklevoss Capital và ConsenSys Labs.

8. Hệ sinh thái

Các hoạt động trên SKALE chains

Đầu năm 2022, SKALE chains ra mắt V2 và đã đạt được con số là 51 daily transactions và 28.5 active addresses.

V2 không chỉ mang lại khả năng tương tác giữa các chuỗi mà còn phân biệt SKALE chain thành “Hubs” và “DApp Chains”. Trong đó, Hubs sẽ hỗ trợ các dApp có thể nhận được tài trợ từ Foundation và Ecosystem Fund.

  • SKALE’s DeFi Hub đang có 2 Hubs là Europa và Calypso.
  • DApp Chains đang có 11 Dapps được xây dựng.

Kể từ khi ra mắt V2, dApps hoạt động mạnh nhất cũng như mang đến khối lượng giao dịch lớn nhất cho SKALE là CryptoBlades.

  • CryptoBlades là mô hình game NFT Play to earn được xây dựng trên 9 chains bao gồm BNB, SKALE, AVAX, OKC, HECO, Aurora, Polygon, CoinEx & Meter.
  • Khi CryptoBlades ra mắt, nó đã chiếm 92% tổng số giao dịch của SKALE và 97,6% địa chỉ hoạt động hàng ngày.
Thống kê giao dịch hàng ngày trên SKALE ngoại trừ CryptoBlades
Thống kê giao dịch hàng ngày trên SKALE ngoại trừ CryptoBlades

Validators

Hiện tại mạng lưới SKALE đang có sự tham gia của 50 validators.

  • Tổng số token stake trên nền tảng là 2.65 tỷ $SKL (tương đương khoảng $87M USD tại giá hiện tại)
  • Hiện có 5 validators lớn nhất đang kiểm soát 35% mạng lưới cùng nhau.
  • Tổng cộng có 835 unique delegators tham gia stake SKL tại các validators (thời hạn stake là 60 ngày)

SKALE Network tham gia vào cuộc đua zk-Rollups

Tháng 6 năm 2023, SKALE Network thông báo ra mắt Levitation Protocol, giải pháp zero-knowledge rollup (zk-Rollups) giúp tăng tính mở rộng cho các nhà phát triển Ethereum.

 

Levitation Protocol cho phép nhà phát triển ứng dụng zk-Rollups vào Ethereum và chính thức trở thành nhân tố mới trong cuộc đua mở rộng Ethereum. Từ đó, dự án SKALE sẽ tham gia vào cuộc đua với các dự án Layer 2 như Polygon, StarkNet, zkSync và Scroll để tranh giành thị phần zk-Rollups.

9. Lộ trình phát triển

  • Năm 2020, phát hành Mainnet
  • Năm 2022, tích hợp dự án SKALE’s dApp chains
  • Năm 2023, tích hợp công nghệ zk-Rollups qua sản phẩm Levitation Protocol
  • Dự kiến cuối năm 2023, SKALE sẽ thực hiện đề xuất nâng cấp hệ sinh thái và triển khai EVM blockchain Layer 1 với tên gọi "Megachain”. Phiên bản testnet sẽ được triển khai vào cuối năm 2023 và bản Mainnet sẽ được triển khai vào quý IV cùng năm.

10. Thông tin dự án

11. Kết luận

Dự án SKALE Network hiện tại đang hoạt động như một hệ sinh thái với các 20 app-chain và chạy song song với Ethereum. Các chains này đang dần chuyển hướng sang cung cấp tiện ích thông qua công nghệ zk-Rollups.

Đây là một sự chuyển biến tích cực khi tất cả sự chú ý hiện tại đang đổ dồn về công nghệ mới này. Tuy nhiên, SKALE Network cũng sẽ phải đối mặt với các đối thủ Layer 2 nặng ký khác vì thế cần tiếp tục theo dõi hoạt động của dự án trong tương lai.

Đọc thêm:

Blockchain là gì? Cơ chế hoạt động và ứng dụng của blockchain (mới nhất 2023)

Top 5 dự án Layer 2 trên Ethereum nổi bật nhất bạn nên biết

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

VitNhoNho

VitNhoNho

Một người yêu thích crypto, liên tục học hỏi, tìm hiểu những nội dung mới nhất trên thị trường

0 / 5 (0Bình chọn)

Bài viết liên quan