Các kẻ lừa đảo này đã sử dụng nhiều phương thức khác nhau để tiếp cận và lừa gạt nạn nhân. Họ thường liên lạc với người dùng qua các tin nhắn văn bản, email hoặc thậm chí là qua các ứng dụng hẹn hò và các nhóm đầu tư trực tuyến. Khi đã xây dựng được lòng tin, các kẻ lừa đảo sẽ giới thiệu cho nạn nhân những cơ hội đầu tư vào tiền điện tử, hứa hẹn lợi nhuận cao và nhanh chóng.
Tuy nhiên, thay vì dẫn dắt các nhà đầu tư đến các nền tảng hợp pháp, các kẻ lừa đảo đã hướng họ đến các trang web giả mạo. Một số nền tảng giả mạo thậm chí còn cho phép rút tiền tạm thời để tạo sự tin tưởng nhưng tất cả tiền mà nạn nhân gửi vào cuối cùng sẽ được chuyển đến một địa chỉ ví do các kẻ lừa đảo kiểm soát.
United States Seizes More than $6 Million in Alleged Proceeds of a Crypto-Confidence Scheme https://t.co/KK79L1lJUF @FBIKnoxville pic.twitter.com/yquCZ3EfHb
— FBI (@FBI) September 26, 2024
Trong vụ thu giữ này, Tether đã hỗ trợ FBI trong việc đóng băng các ví tiền điện tử của kẻ lừa đảo, giúp việc thu hồi số tiền bị đánh cắp diễn ra nhanh chóng. FBI đã sử dụng công nghệ blockchain để truy dấu số tiền bị đánh cắp, xác định và thu giữ hơn 6 triệu USD tài sản kỹ thuật số từ những ví liên quan đến vụ lừa đảo.
Vụ lừa đảo này đã khiến nhiều người mất trắng hàng triệu USD. FBI cho biết họ đã thấy nhiều nạn nhân đã phải vay thêm tiền, thậm chí vay thế chấp nhà, chỉ với hy vọng tìm được cơ hội đầu tư tốt. Chúng ta cần hiểu rằng, mặc dù thị trường tiền điện tử mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đầy rẫy rủi ro.
Theo báo cáo hàng năm về lừa đảo tiền điện tử của FBI cho năm 2023, khoảng 71% các vụ lừa đảo tiền điện tử được ghi nhận là liên quan đến các hình thức lừa đảo đầu tư. Tính đến nay, hơn 3,9 tỷ USD đã bị đánh cắp từ các nhà đầu tư.
Đọc thêm: