
1. Vàng liên tục đạt ATH giữa cơn bão thuế quan

Từ đầu năm 2025 đến nay, giá vàng đã tăng hơn 25%, liên tục đạt đỉnh mới, đánh dấu một trong những giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2020 – thời điểm xảy ra đại dịch toàn cầu.
Động lực chính của đợt tăng giá lần này đến từ những lo ngại ngày càng gia tăng xoay quanh căng thẳng thương mại và các biện pháp thuế quan mới được nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc và EU đề xuất hoặc áp dụng. Khi triển vọng phục hồi thương mại toàn cầu trở nên mong manh, vàng nhanh chóng trở thành điểm đến an toàn cho giới đầu tư.
Sự trỗi dậy của vàng không chỉ phản ánh nhu cầu bảo toàn vốn, mà còn là dấu hiệu cho thấy tâm lý phòng thủ đang chiếm ưu thế trên thị trường. Trong khi đó, Bitcoin – thường được mệnh danh là “vàng kỹ thuật số” – lại không thể hiện được vai trò tương tự trong bối cảnh hiện tại.
2. Tỷ lệ BTC/vàng sụt giảm, nhưng kỳ vọng dài hạn về Bitcoin là rất lớn
Ngược lại với đà tăng của vàng, Bitcoin đã giảm khoảng 10% kể từ đầu năm 2025. Theo biểu đồ hiệu suất BTC/vàng từ TradingView, tỷ lệ BTC/Vàng đã giảm đến 37% kể từ đầu năm. Dù đường giá đang tiệm cận vùng hỗ trợ xu hướng dài hạn, vẫn chưa có dấu hiệu rõ ràng cho thấy BTC có thể đảo chiều để lấy lại thế thượng phong so với vàng.
Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý là dữ liệu lịch sử cho thấy BTC thường có xu hướng “đuổi kịp” sau các giai đoạn vàng tăng mạnh.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây trên CNBC, nhà đầu tư Bitcoin kiêm nhà sáng lập Professional Capital Investments, ông Anthony Pompliano, cho rằng BTC hoàn toàn có thể vượt mặt vàng trong dài hạn. Ông phát biểu: “Vàng luôn dẫn dắt các đợt tăng giá. Khi vàng tăng, khoảng 100 ngày sau, Bitcoin sẽ bắt nhịp và tăng mạnh hơn rất nhiều.” Đây là cơ sở cho kỳ vọng về khả năng phục hồi của BTC nếu thị trường bước vào giai đoạn tăng trưởng mới.
History tells us Bitcoin's returns will skyrocket past Gold in the coming months.
— Anthony Pompliano 🌪 (@APompliano) April 15, 2025
I explained on @SquawkCNBC this morning. pic.twitter.com/fMttw1X1BE
Ngoài ra, các dữ liệu từ Bloomberg chỉ ra rằng cổ phiếu của MicroStrategy ($MSTR) – công ty nắm giữ lượng lớn BTC – đã tăng khoảng 7% từ đầu năm, trong khi quỹ ETF công nghệ QQQ lại giảm 10%.
Theo báo cáo của market maker Wintermute, việc BTC vẫn duy trì trên mốc 85.000 USD, bất chấp điều kiện thị trường bất lợi, phản ánh Bitcoin bước vào một giai đoạn định vị mới, không chỉ là tài sản đầu cơ mà còn là công cụ quản trị rủi ro tài chính, với sự hậu thuẫn của các nhà đầu tư tổ chức và các kênh tài chính truyền thống như ETF.
— Wintermute (@wintermute_t) April 15, 2025
Trên bình diện địa chính trị, câu chuyện về Bitcoin ngày càng thu hút sự quan tâm của giới hoạch định chính sách tại Mỹ. Chính quyền Tổng thống Trump đang xem xét nhiều phương án để xây dựng “kho dự trữ chiến lược” Bitcoin – tương tự như vai trò của vàng tại Fort Knox.
JUST IN: 🇺🇸 President Trump's Executive Director Bo Hines said the US may buy #Bitcoin using revenue from tariffs. pic.twitter.com/JxnYeFx170
— Bitcoin Magazine (@BitcoinMagazine) April 15, 2025
Một số đề xuất đáng chú ý bao gồm định giá lại kho vàng của Bộ Tài chính – hiện vẫn đang ghi nhận ở mức giá chỉ 43 USD/ounce, trong khi giá thị trường là hơn 3.100 USD/ounce. Phần chênh lệch này có thể tạo ra nguồn tài chính để mua thêm Bitcoin mà không cần tăng thuế hay phát hành nợ mới.
Bo Hines - Giám đốc điều hành Tài sản kỹ thuật số trong chiến dịch của Trump cho biết, Hoa Kỳ từng sở hữu gần 400.000 BTC, nhưng đã bán khoảng một nửa với giá chỉ 370 triệu USD. Nếu giữ lại, lượng BTC đó hiện có thể trị giá ~17 tỷ USD, cho thấy tầm quan trọng chiến lược của tài sản này.
Bo Hines nhấn mạnh Hoa Kỳ cần tích lũy càng nhiều Bitcoin càng tốt, miễn là theo cách trung lập ngân sách (không dùng tiền thuế của dân).
Bitcoin đang thay thế vàng trong danh mục đầu tư của thế hệ trẻ, và khi họ lên nắm quyền, Bitcoin sẽ đóng vai trò lớn hơn trong chính sách tài chính quốc gia, và phù hợp với lợi ích lâu dài của người dân Mỹ.
3. Kết luận
Mặc dù Bitcoin đang đối mặt với áp lực ngắn hạn từ môi trường lãi suất cao, tâm lý tránh rủi ro và đà tăng của vàng, nhưng về dài hạn, BTC vẫn hội tụ nhiều yếu tố để đóng vai trò trung tâm trong hệ thống tài chính mới. Từ thay đổi hành vi đầu tư thế hệ, sự công nhận từ các tổ chức tài chính truyền thống, đến chính sách địa chính trị, tất cả đều đang tạo nền tảng cho một tương lai mà Bitcoin không còn là “vàng kỹ thuật số” đơn thuần – mà là một tài sản dự trữ chiến lược của thế kỷ 21.
Đọc thêm: