1. Vấn đề mở rộng cho các Blockchain hiện tại
Để blockchain hướng tới mục tiêu mass adoption, blockchain cần có khả năng xử lý hàng triệu giao dịch mỗi giây nhưng vẫn đảm bảo được vấn đề bảo mật. Tuy nhiên thời điểm hiện tại blockchain gặp phải nhiều vấn đề, đặc biệt là khả năng mở rộng.
Ethereum là blockchain có số lượng dapp và người dùng lớn nhất hiện nay tuy nhiên blockchain này chỉ xử lý khoảng 12 giao dịch mỗi giây với chi phí giao dịch đắt đỏ. Tuy nhiên, việc mở rộng của Ethereum gặp khó khăn do tính phân tán của nó.
Năm 2019, 2020 nhiều dự án ETH killer rộ lên như Polkadot, Near, Cosmos… với giải pháp là mở rộng theo chiều ngang. Tuy nhiên, các Blockchain mở rộng theo chiều ngang đều tồn tại một số vấn đề nhất định.
Đồng hành với các dự án ETH killer, một số nhà phát triển blockchain đã chọn con đường khác là làm giải pháp layer 2 cho Ethereum. ZK-Rollups là giải pháp layer 2 mà Vitalik Buterin đánh giá cao nhất. Nhưng có một vấn đề đặt ra làm thế nào các Rollups có thể tương tác với nhau? Các cây câu sinh ra để giải quyết vấn đề này.
2. Vấn đề của các Bridge hiện nay gặp phải
Các Bridge đóng vai trò rất quan trọng trong blockchain, blockchain vốn được thiết kế riêng lẻ, độc lập có thể liên kết được với nhau và các blockchain này có thể liên kết được với nhau chủ yếu thông qua các hợp đồng thông minh.
Với tính năng tuyệt vời của mình, Bridge dần dần trở thành một trong những tiện ích không thể thiếu đối với người dùng Defi. Hiện nay, trên thị trường blockchain xuất hiện khá nhiều dự án làm về cầu nối chẳng hạn như Chainlink CCIP, Stargate, Wormhole… điều đó cho thấy bridge đang là một lĩnh vực đang được rất nhiều nhà phát triển cũng như nhà đầu tư chú ý đến và đây cũng là một trong những mục tiêu mà hacker ngắm đến.
Nguyên nhân được đánh giá chủ yếu là do các lỗ hỏng bảo mật vốn có trong các cầu nối xuyên chuỗi cùng với việc thiếu chuyên môn của một số dự án. Vấn đề này đã gây khá nhiều tổn thất cho thị trường mà chủ yếu là tổn thất cho phía người dùng.
Một số vụ hack nổi bật phải kể đến:
- Wormhole: Vào ngày 03/02/2022, giao thức chuỗi chéo Wormhole dựa trên Solana đã bị tấn công. Với tổng thiệt hại ước tính lên đến 120.000 token WETH từ nền tảng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vụ tấn công là do lỗ hỏng Wormhole đã được kẻ tấn công lợi dụng trên Solana.
- Ronin Bridge: Ngày 29/03/2022 cầu nối xuyên chuỗi Ronin Bridge của Axie Infinity đã bị hacker tấn công với số tiền 173.600 ETH và 25.5 triệu USDC đã bị rút khỏi Ronin Bridge. Nguyên nhân gây ra vụ tấn công chủ yếu bắt nguồn từ việc Axie DAO cấp quyền truy cập cho Sky Mavis thay mặt Axie DAO xác nhận các giao dịch với mục đích giảm gánh nặng từ lượng người dùng lớn và hiểm hoạ xảy ra khi quyền truy cập này không bao giờ được thu hồi.
- Nomad Bridge: Dự án đã bị hacker ghé thăm và mất gần hết tiền chỉ còn lại 651 đô la trong ví nền tảng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vụ hack này là do lỗ hổng hợp đồng thông minh bị tấn công. Sự cố xảy ra đã khiến hàng loạt token bị đánh cắp như WBTC, WETH, USDC, FRAX, CQT, HBOT, IAG, DAI, GERO, CARDS, SDL, C3.
3. Giải pháp của zkSync: Hyperchains và Hyperbridges
Nhìn nhận thấy các vấn đề xảy ra với các giải pháp trước đó gặp phải, Matter Labs công ty phát triển zkSync đã cho ra mắt bộ công cụ ZK Stack nhằm phát triển Hyperchains để giải quyết khả năng mở bằng công nghệ ZK trong khi đó về tính phi tập trung và bảo mật thì đã có sẵn trên Ethereum.
Tên Hyperbridge xuất phát từ web truyền thống, nơi người dùng có thể điều hướng trang web bằng các hyperlinks. Tương tự, các rollup sẽ được kết nối bằng các Hyperbridge.
Hyperchains là các Blockchain L2 hoặc L3 được xây dựng dựa trên ZK Stack. Nếu như Hyperchain được xây dựng trên Ethereum thì được coi là một L2 tương tự như zkSync Era, còn nếu xây dựng trên chính zkSync Era thì được coi là một nền tảng L3.
HyperChain có một số các đặc điểm bao gồm:
- Các HyperChain được liên kết với nhau thông qua một cây cầu duy nhất gọi là HyperBridge.
- Các HyperChain đem lại sự linh hoạt cho nhà phát triển trong việc tùy chỉnh blockchain theo ý họ muốn. Ví dụ như việc chọn token native làm fee hay không? Blockchain tập trung vào yếu tố tốc độ hay là tập trung vào fee giao dịch.
- Các HyperChain có thể tùy chọn các khả năng mở rộng như zkRollup, zkPorter hay Validium tùy thuộc vào nhu cầu của dự án muốn thiên về bảo mật hay khả năng mở rộng.
Một số những đặc điểm về Data Availability (Tính khả dụng dữ liệu) của Hyperchains bao gồm:
- zkRollup: Dành cho các Blockchain thiên về dự án DeFi yêu cầu cao về tính bảo mật & phi tập trung. Với zkRollup thì toàn bộ dữ liệu sẽ được gửi từ L3 về L2 và cuối cùng là L1.
- zkPorter: Dành cho các Blockchain thiên về dự án NFT, Gaming, Social yêu cầu cao về khả năng mở rộng. Với zkPorter, thì hầu hết dữ liệu sẽ được lưu trữ offchain và chỉ gửi hash về L1. Điều này làm phí giao dịch trên các nền tảng zkPorter gần như bằng 0. Rủi ro của mô hình này là các Validator cùng nhau gian lận.
- Validium: Sẽ phù hợp cho người dùng doanh nghiệp cần tính minh bạch và riêng tư. Validium thực chất là một trường hợp đơn giản hơn của zkPorter, các nhà phát triển có thể dễ dàng triển khai Hyperchains dựa trên chính sách này.
Các Hyperchains sẽ không chỉ dừng lại ở việc đa dạng trong việc giải quyết bài toán mở rộng thì các Hyperchains còn được tùy chọn trong việc Execution (Thực Thi), với một số lựa chọn như sau:
- Centralized Sequencer: Với bộ sắp xếp tập trung mạng lưới sẽ thiên về khả năng mở rộng với khi mà việc xác thực giao dịch cực kì nhanh chi khoảng 0.01s.
- Decentralized Sequencer: Với việc phi tập trung hóa bộ sắp xếp giao dịch các Hyperchains có thể tùy chọn việc sử dụng một số các thuật toán đồng thuận khác nhau như Tendermint hay HotStuff.
- Priority Queue: Với lựa chọn này thì Hyperchains sẽ không có Sequencer, các giao dịch sẽ được xác thực trực tiếp tại L2 hoặc thậm chí L1.
Hyperbridges đóng vai trò là người đưa tin, truyền tải thông tin giữa nhiều Hyperchains khác nhau.
Với giải pháp trên, các rollup sẽ sử dụng chung bridge contract trên L1 và các native bridge giữa các rollup. Các cây cầu native này không cần xác thực của bên thứ 3 và có thể dễ dàng burn và mint token thuận tiện cho việc chuyển tải giữa các thành viên trong hệ sinh thái, L1 sẽ đóng vai trò là nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy dung nhất.
Theo lý thuyết, Hyperbridges là một hệ thống các hợp đồng thông minh, xác minh bằng chứng Merkle từ các giao dịch diễn ra trên các Hyperchains khác nhau. Tài sản của người dùng sẽ bị khóa trong các hợp đồng thông minh trên L1 điều này làm cho tính thanh khoản được thống nhất trên toàn hệ sinh thái.
Việc để tài sản gốc tại L1 giúp người dùng yên tâm về tính bảo mật và phi tập trung từ Ethereum. Trái ngược với việc rút tiền ở L1 ở các giải pháp Optimistic Rollup cực kì chậm thì với zkRollup này sẽ được giải quyết chỉ trong vài phút tùy vào mỗi Hyperchains.
Đội ngũ Matter Labs kì vọng trải nghiệm người dùng trên Hyperchain sẽ đơn giản nhất có thể, ví dụ Hyperchains sẽ có các định danh duy nhất mà khi kết hợp với ENS/Unstoppable domains sẽ khiến địa chỉ người nhận trông giống như địa chỉ email.
4. Kết luận
Cùng với ZK Stack, Hyperchains và Hyperbridges sẽ là quân bài chủ lực giúp zkSync cạnh trạnh sòng phẳng với các giải pháp layer 2 khác trong cuộc chiến layer 3. Tuy nhiên tất cả chỉ là khởi đầu còn rất nhiều khó khăn phía trước, hãy cùng theblock101 theo dõi tiếp những bước đi tiếp theo của zkSync sẽ phát triển như thế nào trong thời gian tới nhé.
Đọc thêm: