theblock101

    Gravita Protocol là gì? Tổng quan về giao thức LSDFi trên Ethereum

    ByLeahhere27/08/2023
    Thị trường LSDFi đang ngày càng trở nên sôi động những ngày gần đây, Gravita Protocol là một giao thức LSDFi, tập trung vào ngách lending/borrowing, mở rộng và gia tăng tiện ích cho các Liquid Staking Tokens như một loại tài sản thế chấp để vay stablecoin $GRAI của nền tảng với mức lãi suất bằng 0. Cùng tìm hiểu Gravita có gì đặc biệt và vai trò của dự án trong làn sóng LSDFi sắp tới qua bài viết dưới đây.
    Gravita Protocol là gì?
    Gravita Protocol là gì?

    1. Gravita Protocol là gì?

    • Gravita Protocol là một giao thức vay mượn phi tập trung, cho phép người dùng có thể thế chấp tài sản của mình dưới dạng Liquid Staking Tokens (LSTs) hoặc stablecoin tạo ra lợi suất như $bLUSD để vay $GRAI (stablecoin của nền tảng) với mức lãi suất miễn phí.
    • Hiện tại Gravita đang được khởi động trên 5 mạng lưới: Ethereum, Arbitrum, Optimism, zkSync Era, Polygon zkEVM.

    Gravita $GRAI lending

    Giao diện website Gravita Protocol

    2. Gravita hoạt động như thế nào?

    Gravita $GRAI lending

    Mô hình hoạt động của Gravita Protocol

    • Borrower sẽ mở một Vessel, gửi tài sản thế chấp của mình vào nền tảng (WETH, rETH, wstETH, swETH, bLUSD) để đổi lấy khoản vay $GRAI (dựa trên giá trị tối đa LTV của mỗi loại tài sản). Borrower sẽ phải trả tối đa 0.5% phí vay và không phải chịu lãi suất trong vòng 6 tháng.
    • Sau khi nhận được $GRAI, người dùng có thể sử dụng $GRAI theo ý muốn hoặc gửi $GRAI vào Stability Pool của nền tảng. Hiện tại, $GRAI đang được hỗ trợ trên một số nền tảng như: Maverick, Bunni, Curve, Kyber, Ramses.
    • Trong trường hợp, LTV đạt tới mức tối đa, tài sản thế chấp của người dùng có thể bị thanh lý nếu người dùng không kịp hoàn trả khoản vay hay tăng giá trị tài sản thế chấp lên.
    • Sau đó, người dùng có thể đóng Vessel của mình và rút lại toàn bộ tài sản thế chấp. Nếu người dùng hoàn trả khoản vay trong 6 tháng, sẽ có thể nhận lại 1 phần của 0.5% phí ban đầu.

    3. Các yếu tố chính cấu thành trong giao thức Gravita

    Gravita được cấu thành bởi 5 thành phần chính:

    3.1. Vessels

    • Vessel được xem như một bình chứa các loại tài sản thế chấp của người dùng, gửi vào giao thức để vai $GRAI.
    • Vessel này sẽ đại diện cho 2 vai trò chính: 1 là tài sản thế chấp của người dùng, 2 là khoản nợ của người dùng bằng $GRAI. Người dùng có thể thay đổi số lượng trong vessel này bằng cách tăng thêm số lượng tài sản thế chấp hoặc hoàn trả bớt khoản nợ, khi 1 trong 2 yếu tố này được thay đổi, LTV của Vessel cũng được thay đổi theo tương ứng.
    • Vessel Status: Khi người dùng mở 1 Vessel, sẽ có 4 trạng thái sau đây:

    - Inactive: Khi chưa mở vessel và không vay mượn $GRAI

    - Active: Khi người dùng mở vessel và bắt đầu vay $GRAI

    - Redeemed: Khi vessel đó gần chạm tới LTV rủi ro và người dùng redeem tài sản thế chấp của mình bằng cách chấp nhận mất 2% giá trị để hoàn trả GRAI lấy lại tài sản thế chấp với mức $0.98/GRAI.

    - Liquidated: Thanh lý xảy ra khi khoản vay của người dùng đã đạt tới giá trị LTV cao nhất, tài sản thế chấp lúc đó sẽ được chuyển tới Stability Pool và được phân bổ tới các Stability Providers (người cung cấp thanh khoản để duy trì ổn định của Stability Pool).

    3.2. Collateral ratio (CR)

    • Collateral ratio là chỉ số thể hiện cho giá trị của tài sản thế chấp với khoản vay. Chỉ số này được tính dựa trên công thức

    Gravita $GRAI lending

    Trong đó:

    • CR là collateral ratio (tỷ lệ tài sản đảm bảo)

    • CV là collateral value (giá trị tài sản thế chấp)

    • BV là borrowed value (giá trị khoản vay)

    • Nếu chỉ số CR càng cao, nghĩa là giá trị tài sản thế chấp cao hơn tương đối so với khoản vay, khiến giảm bớt rủi ro thanh lý cho người dùng và khả năng ảnh hưởng tới sự ổn định của giao thức.

    3.3. Loan-to-Value (LTV) Ratio

    • LTV ngược lại với CR, là chỉ số thể hiện cho giá trị khoản vay với tài sản thế chấp, đại diện cho giá trị tối đa người dùng có thể vay. Chỉ số này được tính dựa trên công thức

    Gravita $GRAI lending

    • LTV càng thấp nghĩa là giá trị đi vay so với tài sản thế chấp càng thấp, vị thế vay của người đi vay sẽ càng an toàn hơn. Giá trị LTV sẽ tuỳ thuộc vào giá trị và mức độ biến động của từng loại tài sản thế chấp, chính vì vậy giá trị này sẽ khác nhau trên mỗi loại thế chấp.

    Gravita $GRAI lending

    Bảng tổng hợp mức LTV tối đa của mỗi loại tài sản thế chấp

    • Ví dụ, những loại tài sản có tính biến động cao thì LTV sẽ thấp hơn so với những loại tài sản thế chấp có tính ổn định như stablecoin.

    3.4. Stability Pool

    • Stability Pool được xem là hàng phòng thủ đầu tiên trong việc duy trì tính ổn định của hệ thống, được sử dụng để thanh toán các khoản vay của hệ thống trong trường hợp các vị thế vay bị thanh lý.
    • Khi bất kỳ Vessel nào bị thanh lý, một lượng GRAI tương ứng với khoản nợ còn lại sẽ được burn từ Stability Pool để trả nợ. Đổi lại thì toàn bộ tài sản thế chấp từ Vessel đó sẽ được chuyển vào Stability Pool.
    • Stability Pool này được đóng góp $GRAI bởi Stability Providers.
    • Tuy nhiên, những Stability Providers này sẽ mất một phần tỷ lệ $GRAI mà họ gửi vào nền tảng theo thời gian, đổi lại họ sẽ nhận được thêm tỷ lệ từ tài sản thế chấp bị thanh lý. Ngoài ra, trong tương lai, khi nền tảng ra mắt token quản trị $GRVT, những người này sẽ có khả năng nhận được token như phần thưởng cho việc duy trì ổn định của nền tảng.

    3.5. System Status

    System Status thể hiện tình trạng hiện tại của toàn bộ hệ thống:

    • Normal: khi LTV của một loại tài sản thế chấp cụ thể đang ở trạng thái tốt
    • Caution: khi LTV của một loại tài sản thế chấp cụ thể đang gần chạm tới mức LTV tối đa.
    • Recovery Mode: khi LTV của một loại tài sản thế chấp cụ thể đang lớn hơn mức LTV tối đa cho phép.

    Trong giao thức Gravita, mặc dù có sự tồn tại của Stability Pool, mỗi loại tài sản thế chấp đều có trạng thái hệ thống độc lập. Do đó, một loại tài sản thế chấp cụ thể có thể ở chế độ Recovery trong khi các loại khác thì không. Khi chế độ Recovery được bật thì Vessel có thể bị thanh lý bất cứ lúc nào nếu LTV vượt quá 71.4%.

    4. Tokenomics

    Thông tin về tokenomics của dự án chưa được công bố chính thức.

    Hiện tại:

    • $GRAI là stablecoin của nền tảng được sinh ra dựa trên cơ chế thế chấp vượt mức.
    • $GRVT là token quản trị của dự án (chưa có thông tin chính thức)

    5. Đội ngũ phát triển

    Dưới đây là đội ngũ phát triển của Gravita Protocol, thông tin về từng thành viên có thể tìm hiểu trực tiếp trên website của dự án.

    Gravita $GRAI lending

    Danh sách đội ngũ phát triển của Gravita

    6. Nhà đầu tư/ Đối tác

    Chưa có thông tin chính thức về nhà đầu tư của dự án.

    7. Lộ trình phát triển

    Chưa có thông tin chính thức về lộ trình phát triển của dự án.

    8. Hệ sinh thái

    9. Kết luận

    Gravita Protocol đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng LSDFi, gia tăng tiện ích cho các loại token LSTs. Hiện tại, dự án vẫn chưa ra mắt token nhưng trong white paper cũng mập mờ đề cập tới việc, những người cung cấp $GRAI cho Stability Pool của dự án, ngoài cơ hội có thể mua được LSTs token với mức giá hời hơn thị trường khoảng 10-15% khi xảy ra thanh lý, cũng có thể nhận được token native của dự án như reward khi dự án ra mắt token.

    Hiện tại, mặc dù Gravita trước mắt đang tập trung chủ yếu giành thị phần trên Ethereum, nhưng việc triển khai $GRAI tích hợp với LayerZero trở thành OmniToken đóng vai trò khá quan trọng trong việc mở rộng khả năng sử dụng của $GRAI trên đa dạng chains hơn nữa. Đối thủ cạnh tranh của Gravita trong ngách này cũng có khá nhiều dự án lớn như Lybra Finance, Helio Protocol,…

    Hy vọng những thông tin trên đây cung cấp những kiến thức hữu ích cho người dùng. Theo dõi đội ngũ Bigcoin để cập nhật thêm nhiều thông tin khác về thị trường và các dự án crypto nổi bật!

    Đọc thêm

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    Leahhere

    Leahhere

    - You have to be enough for you

    5 / 5 (2Bình chọn)

    Bài viết liên quan