theblock101

    Uncollateralized Lending là gì? Giải pháp tài chính linh hoạt cho thị trường DeFi

    ByTrang Ha18/05/2024
    Trong thế giới tài chính ngày càng phát triển, Uncollateralized Lending đang dần trở thành một giải pháp tài chính linh hoạt và thu hút sự quan tâm của cộng đồng DeFi. Vậy Uncollateralized Lending là gì và cách thức nó hoạt động ra sao trong cơ sở hạ tầng của DeFi? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

    1. Uncollateralized Lending là gì?

    1.1. Uncollateralized Lending là gì?

    Uncollateralized Lending là gì?
    Uncollateralized Lending là gì?

    Uncollateralized Lending (cho vay không thế chấp), hay còn gọi là Unsecured Loan, là hình thức cho vay mà người đi vay không cần phải cung cấp tài sản để đảm bảo cho khoản vay của mình. Thay vào đó, bên cho vay sẽ đưa ra quyết định phê duyệt dựa trên uy tín và khả năng tín dụng của người đi vay. 

    Uncollateralized Lending thường được áp dụng trong các khoản vay nhỏ hoặc tín dụng tiêu dùng, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu vay vốn trong ngắn hạn như mua sắm, giải trí, du lịch, trả tiền học phí,... 

    Ví dụ của hình thức cho vay này bao gồm: thẻ tín dụng (credit card), khoản vay cá nhân (personal loans), hay khoản vay sinh viên (student loans).

    1.2. So sánh Uncollateralized Lending và Collateralized Lending

    So sánh Uncollateralized Lending và Collateralized Lending
    So sánh Uncollateralized Lending và Collateralized Lending

    Trái ngược với Collateralized Lending (cho vay có thế chấp), trong đó người đi vay bắt buộc phải cung cấp tài sản đảm bảo cho khoản vay như nhà đất, ô tô, hoặc cổ phiếu. Nếu không trả được nợ, tài sản đó sẽ bị bán đi với giá thanh lý để hoàn vốn lại cho bên cho vay. 

    Do đó, đối với bên cho vay, Uncollateralized Lending thường có rủi ro cao hơn Collateralized Lending. Vì vậy, họ thường áp dụng mức lãi suất cao hơn, cũng như đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt hơn cho bên đi vay về điểm tín dụng và nguồn thu nhập ổn định để đảm bảo khả năng thanh toán nợ đúng hạn. Nếu không tuân thủ theo những yêu cầu đó, bên đi vay sẽ phải đối mặt với rất nhiều chi phí, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hồ sơ tín dụng của mình.

    2. Tại sao Uncollateralized Lending quan trọng?

    Tại sao Uncollateralized Lending quan trọng?
    Tại sao Uncollateralized Lending quan trọng?
    • Đối với nền kinh tế

    Uncollateralized Lending đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế bằng cách hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn tài chính để gia tăng nhu cầu đầu tư, mua sắm và tiêu dùng. Nó cũng giúp tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp và tạo ra cơ hội việc làm mới.

    • Đối với người cho vay

    Uncollateralized Lending cung cấp cho người cho vay cơ hội kiếm lợi nhuận từ việc cho vay tiền không thế chấp. Mức lãi suất vay cao hơn sẽ giúp tăng lợi nhuận và cải thiện tình hình tài chính của các tổ chức cho vay.

    • Đối với người đi vay

    Uncollateralized Lending cung cấp cho người đi vay cơ hội tiếp cận nguồn tài chính một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn mà không cần phải cầm cố tài sản của họ. Điều này giúp đáp ứng các nhu cầu vay vốn của người dân, giúp họ thực hiện các dự án cá nhân, mở rộng kinh doanh và đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau.

    3. Cách thức hoạt động của Uncollateralized Lending trong thị trường DeFi

    Cách thức hoạt động của Uncollateralized Lending trong thị trường DeFi
    Cách thức hoạt động của Uncollateralized Lending trong thị trường DeFi

    3.1. DeFi Uncollateralized Lending là gì?

    DeFi Uncollateralized Lending là mô hình cho vay không yêu cầu tài sản đảm bảo, hoạt động trên Blockchain để tận dụng các lợi ích của thị trường DeFi. Bằng cách này, DeFi Uncollateralized Lending có thể mang lại tính minh bạch cao, khả năng tiếp cận người dùng toàn cầu, cùng với việc giảm thiểu phí giao dịch và lãi suất tối ưu hơn do loại bỏ sự tham gia của các tổ chức tài chính.

    Uncollateralized Lending trong lĩnh vực Tài chính phi tập trung (DeFi) thường chỉ diễn ra một chiều, có nghĩa là người dùng không thể vay, mà chỉ có thể cho các công ty khác vay sau khi đội ngũ dự án đánh giá mức độ rủi ro.

    3.2. Mô hình hoạt động của Uncollateralized Lending trên DeFi

    Mô hình hoạt động của Uncollateralized Lending trong DeFi được thực hiện qua các bước sau:

    1. Các công ty muốn vay tiền cần đăng ký với các bên áp dụng DeFi Uncollateralized Lending (như TrueFi, Maple, Goldfinch,...) để tiến hành xác minh danh tính (KYC) và cung cấp các thông tin như: số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, thời gian trả lãi, tài sản đảm bảo,...

    2. Sau đó, các thông tin này sẽ được xét duyệt và đánh giá rủi ro bởi đội ngũ dự án DeFi Uncollateralized Lending để đảm bảo tính an toàn và khả thi cho cộng đồng.

    3. Nếu phê duyệt thành công, các khoản vay sẽ được niêm yết trên trang web, và cho phép người dùng gửi tiền (chủ yếu là Stablecoin) để cho các công ty vay.

    4. Bên đi vay sẽ phải trả lãi và trả nợ gốc theo các điều khoản ban đầu. Bên cho vay sẽ nhận lãi định kỳ và vốn gốc sau khi hết thời hạn.

    5. Trong trường hợp không tuân thủ các điều khoản, đội ngũ dự án DeFi Uncollateralized Lending sẽ khởi kiện theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, có khả năng bên cho vay sẽ phải chịu toàn bộ rủi ro mất vốn nếu cơ quan pháp luật không thu hồi được nợ từ bên đi vay.

    Với mô hình hoạt động trên, quy trình Đánh giá Điểm tín dụng là giai đoạn quan trọng nhất để giảm thiểu rủi ro mất vốn nếu bên đi vay không đảm bảo khả năng thanh toán. Dựa trên Điểm tín dụng, bên cho vay sẽ đưa ra quyết định về các điều kiện kèm theo như lãi suất, hạn mức tín dụng, thời hạn trả nợ,...

    Các yếu tố để đánh giá Điểm tín dụng thường bao gồm:

    • Lịch sử tín dụng: Cho biết khả năng trả nợ và mức độ đáng tin cậy trong việc thanh toán các khoản nợ trước đó của bên đi vay.

    • Thu nhập: Thể hiện khả năng trả nợ trong tương lai.

    • Nợ hiện tại: Ảnh hưởng đến khả năng thanh toán khoản vay mới.

    • Tài sản: Được sử dụng để đảm bảo cho khoản vay.

    • Mục đích sử dụng khoản vay: Ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng và lãi suất.

    Đây là các yếu tố mà đội ngũ DeFi Uncollateralized Lending sẽ đánh giá, và cũng là thông tin mà bên đi vay cần phải cung cấp để chứng minh khả năng trả nợ của mình.

    4. Ưu và nhược điểm của Uncollateralized Lending

    Ưu và nhược điểm của Uncollateralized Lending
    Ưu và nhược điểm của Uncollateralized Lending

    4.1. Ưu điểm

    • Dễ dàng tiếp cận tài chính: Uncollateralized Lending giúp bên đi vay tiếp cận tài chính một cách dễ dàng hơn. Họ không cần phải có bất kỳ tài sản đảm bảo nào để vay tiền, giảm bớt rào cản cho các cá nhân, doanh nghiệp không có nhiều tài sản để thế chấp.

    • Bảo vệ tài sản: Uncollateralized Lending giúp tránh tình trạng mất tài sản trong trường hợp bên đi vay không đủ khả năng trả nợ. 

    • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Uncollateralized Lending không yêu cầu bên đi vay phải cung cấp thông tin về tài sản đảm bảo và thẩm định giá trị của chúng. Qua đó giúp giảm thiểu thời gian, chi phí đăng ký và vay tiền.

    4.2. Nhược điểm

    • Rủi ro cao hơn: Vì Uncollateralized Lending không yêu cầu bất kỳ tài sản đảm bảo nào, nên rủi ro đối với bên cho vay sẽ cao hơn.

    • Thanh khoản thấp hơn: Uncollateralized Lending có thể dẫn đến việc thanh khoản thấp hơn đối với bên cho vay. Trong trường hợp bên đi vay không trả được nợ, bên cho vay sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi số tiền vay.

    • Không phù hợp với mục đích vay: Uncollateralized Lending không phù hợp cho các khoản vay lớn hoặc dài hạn, do việc thu hồi tiền vay sẽ trở nên khó khăn hơn trong trường hợp bên đi vay không trả nợ.

    5. Một vài dự án tiêu biểu của Uncollateralized Lending

    Hiện nay, có 5 dự án Uncollateralized Lending đang hoạt động trên thị trường là:

    5.1. Dự án TrueFi

    Dự án TrueFi
    Dự án TrueFi

    TrueFi là một nền tảng Uncollateralized Lending phát triển trên mạng Ethereum, được xây dựng bởi công ty Dharma Labs. TrueFi cho phép vay tiền mà không cần tài sản đảm bảo, đồng thời cũng cho phép các nhà đầu tư khác đầu tư vào khoản vay này để thu về lợi nhuận.

    Tính đến thời điểm tháng 10/2023, TrueFi đã huy động được 12.5 triệu USD từ các nhà đầu tư hàng đầu như a16z, Blocktower, Founders Fund,...

    5.2. Dự án Maple Finance

    Dự án Maple Finance
    Dự án Maple Finance

    Maple Finance là một nền tảng Uncollateralized Lending, được thành lập vào năm 2019. Đến nửa cuối năm 2023, Maple đã huy động thành công 2.7 triệu USD từ nhiều nhà đầu tư như Framework Ventures, Polychain, FBG Capital,...

    5.3. Dự án Goldfinch

    Dự án Goldfinch
    Dự án Goldfinch

    Goldfinch là một nền tảng Uncollateralized Lending, ra mắt vào năm 2020 bởi các nhân viên từ Coinbase. Đến cuối năm 2023, Goldfinch đã thu về 36 triệu USD từ các nhà đầu tư như 16z, Coinbase Ventures, Variant, Kindred Ventures, SV Angel, A Capital,...

    5.4. Dự án Atlendis

    Dự án Atlendis
    Dự án Atlendis

    Atlendis là một nền tảng Uncollateralized Lending, ra mắt vào đầu năm 2020 và hoạt động trên Ethereum và Polygon. Đây là sản phẩm được dẫn dắt bởi các cựu nhân viên của ConsenSys. Vào đầu tháng 10/2023, Atlendis đã thu về 4.4 triệu USD từ AngelDAO, Defiance Capital, Digital Currency Group, Divergence Ventures, Lemniscap, ParaFi Capital,...

    5.5. Dự án Clearpool Finance

    Dự án Clearpool Finance
    Dự án Clearpool Finance

    Clearpool Finance là một nền tảng Uncollateralized Lending hoạt động trên Ethereum và Polygon. Cho đến cuối năm 2023, Clearpool đã thu về 3 triệu USD từ nhiều quỹ như Arrington Capital, HashKey, Sequoia India, Sino Capital, Wintermute, FBG Capital, Huobi Ventures, Kenetic Capital,...

    6. Kết luận

    Uncollateralized Lending đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống tài chính hiện đại. Với những ưu điểm vượt trội, nó hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển và đem lại nhiều lợi ích cho người dùng. Tuy nhiên, người vay cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định để tránh rủi ro và tận dụng tối đa lợi ích mà hình thức cho vay này mang lại.

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    Trang Ha

    Trang Ha

    Content Writter of Bigcoin Vietnam

    5 / 5 (1Bình chọn)

    Bài viết liên quan