1. Airdrop là gì?
Airdrop là hoạt động phân phối token miễn phí của dự án để tạo sự chú ý và thúc đẩy sự tham gia từ cộng đồng. Đây thực sự là một cách hiệu quả để các dự án mới giới thiệu token của họ cho một lượng lớn người dùng một cách nhanh chóng. Bằng cách phân phối miễn phí token cho người dùng, airdrop không chỉ giúp tạo ra một cộng đồng lớn hơn xung quanh dự án mà còn tạo điều kiện cho người tham gia có cơ hội trải nghiệm sản phẩm mà không cần phải đầu tư tài chính.
Tuy nhiên, để tham gia airdrop, người dùng thường phải thực hiện một số bước hoặc đáp ứng một số yêu cầu. Một trong những yêu cầu phổ biến là giữ một số lượng token tối thiểu trong ví của họ. Điều này không chỉ giúp đảm bảo rằng người dùng có một sự cam kết đối với dự án mà còn tạo ra một mức độ liên kết với cộng đồng người sử dụng.
2. Phân loại Airdrop crypto
2.1. Bounty Airdrop (Airdrop tiền thưởng)
Airdrop Bounty là một dạng airdrop mà người dùng được khuyến khích tham gia vào các hoạt động cụ thể được dự án xác định để nhận được phần thưởng, thường là token hoặc stablecoin. Điểm đặc biệt của Airdrop Bounty là người tham gia không chỉ cần giữ một số lượng token nhất định trong ví của họ mà còn phải thực hiện các nhiệm vụ được chỉ định để chứng minh sự đóng góp và cam kết của họ đối với dự án.
Các nhiệm vụ trong Airdrop Bounty có thể đa dạng, từ việc tìm lỗi trong mã nguồn, cung cấp góp ý phát triển, tham gia vào các cuộc thi sáng tạo như vẽ tranh hoặc tạo nội dung truyền thông, đến việc chia sẻ thông tin về dự án trên các nền tảng mạng xã hội hoặc tham gia vào các diễn đàn chuyên ngành.
Mục tiêu của Airdrop Bounty không chỉ là tạo ra sự chú ý từ cộng đồng mà còn là tạo ra một cộng đồng tích cực và tích hợp các thành viên tham gia vào việc phát triển và quảng bá dự án. Bằng cách này, dự án có thể tận dụng được sức mạnh và sự sáng tạo của cộng đồng để đạt được các mục tiêu cụ thể, cũng như tạo ra một môi trường phát triển bền vững cho dự án.
2.2. Retroactive Airdrop
Retroactive là một dạng airdrop mà dự án tổ chức nhằm thưởng cho những người dùng đã chứng minh sự ủng hộ, sử dụng hoặc đóng góp ý kiến vào sự phát triển của sản phẩm trong quá khứ. Phần thưởng thường là token của dự án đó, nhằm tôn vinh và động viên những người dùng này.
Các xu hướng retroactive phổ biến bao gồm việc chạy node cho các dự án blockchain hoặc tham gia vào các nhiệm vụ của các ứng dụng phân cấp (dApps) như trả lời câu hỏi, tham gia vào các cuộc thi giao dịch (trading), hoặc điền biểu mẫu.
Mục đích của retroactive là phân phối token đến những người dùng đã đóng góp và quan tâm thực sự vào dự án. Airdrop token cho những người dùng này không chỉ tạo động lực cho họ để tiếp tục sử dụng và đóng góp vào dự án trong tương lai, mà còn tăng cơ hội nắm giữ token và thúc đẩy tính cộng đồng của dự án.
2.3. Staking Airdrop hoặc Holder Airdrop
Trong hình thức airdrop này, dự án sẽ thực hiện chụp ảnh (snapshot) số dư trong ví của người dùng trong một khoảng thời gian nhất định. Người dùng có số lượng token nhất định trong ví của họ hoặc đã stake token trong thời gian snapshot sẽ được dự án thưởng bằng airdrop.
Airdrop có thể là token của mạng blockchain mà dự án xây dựng trên đó hoặc có số lượng người dùng lớn. Ví dụ, Stellar đã thực hiện việc phân phối 19% cung ban đầu của token XLM bằng cách airdrop cho các ví nắm giữ BTC.
Ngoài ra, airdrop cũng có thể là các phiên bản NFT (Non-Fungible Tokens) của dự án. Ví dụ, Yuga Labs đã thực hiện việc airdrop 10,000 token APE cho các ví nắm giữ các NFT Bored Ape Yacht Club (BAYC) và Mutant Ape Yacht Club (MAYC).
2.4. Hard Fork Airdrop
Hard Fork là thuật ngữ trong ngành blockchain chỉ việc một chuỗi khối tách ra thành hai chuỗi riêng biệt. Khi có hard fork xảy ra, người dùng nắm giữ token trước đó sẽ nhận được một lượng token mới có giá trị tương đương trên chuỗi mới.
Các sự kiện hard fork điển hình bao gồm:
-
Hard fork của Bitcoin: Blockchain Bitcoin đã trải qua nhiều sự kiện hard fork, trong đó có một số ví dụ như chia tách tạo ra đồng Bitcoin Cash (BCH) và Bitcoin Gold (BTG).
-
Hard fork Ethereum Shapella: Ethereum đã trải qua sự kiện hard fork khi chuyển từ cơ chế đồng thuận Proof-of-Work sang Proof-of-Stake. Một trong những ví dụ gần đây là sự kiện "Ethereum Merge", khi mà blockchain Ethereum chuyển đổi sang cơ chế mới và tạo ra đồng token mới có tên là "ETHW".
2.5. Đăng ký tài khoản để nhận Airdrop (Raffle Airdrop)
Hình thức airdrop này đơn giản và dễ tham gia, chỉ cần người dùng đăng ký tài khoản trên nền tảng cụ thể là có thể nhận được airdrop. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng mới hoặc những người không có nhiều kinh nghiệm về blockchain và tiền điện tử tham gia vào cộng đồng một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, mặc dù quy trình tham gia đơn giản, nhưng với số lượng người tham gia thường rất lớn, việc phân phối token có thể gặp khó khăn. Thông thường, cơ chế được sử dụng là "ai đến trước được phục vụ trước" (first-come, first-served), điều này có nghĩa là những người đăng ký sớm sẽ nhận được airdrop trước những người đến sau. Điều này có thể tạo ra một cảm giác cạnh tranh và khả năng bị loại trừ cho những người tham gia muộn hơn.
2.6. Testnet
Các chương trình Testnet thường yêu cầu người dùng tham gia trải nghiệm sản phẩm thực tế hoặc vận hành node trong giai đoạn thử nghiệm mạng lưới. Đây là bước quan trọng giúp các dự án kiểm tra tính ổn định và khả năng hoạt động của hệ thống trước khi ra mắt chính thức. Đồng thời, việc tham gia Testnet không chỉ giúp người dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm mà còn mang lại cơ hội nhận airdrop từ dự án khi các token được phát hành.
Một số dự án nổi bật triển khai airdrop thông qua hình thức này bao gồm Xai, Avail, và Taiko.
2.7. Play to airdrop
Play-to-airdrop là hình thức airdrop phổ biến trong các dự án GameFi, nơi người dùng cần tham gia chơi game và đạt thành tích cao trên bảng xếp hạng (Leaderboard) để nhận phần thưởng airdrop. Cơ chế này không chỉ khuyến khích người chơi tương tác sâu hơn với trò chơi mà còn tạo động lực cạnh tranh trong cộng đồng.
Hiện nay, nhiều dự án GameFi đã áp dụng phương thức này, có thể kể đến như The Backwoods, Super Champs, Pirate Nation, Pixel, và Wild Forest. Những dự án này không chỉ mang đến cơ hội nhận token miễn phí mà còn nâng cao trải nghiệm giải trí cho người tham gia.
3. Ví dụ về các đợt Airdrop lớn
Uniswap
Vào tháng 9/2020, cộng đồng crypto dậy sóng khi Uniswap bất ngờ thông báo Airdrop 400 UNI cho 250.000 địa chỉ ví, ước tính mỗi ví nhận được hơn 1000 USD vào thời điểm Airdrop. Tuy nhiên giá trị Airdrop của UNI có thể lớn hơn rất nhiều khi sau đợt Airdrop giá UNI đạt gần 45 USD vào tháng 5/2021.
Aptos
Aptos có thể xem là 1 đợt Airdrop bất ngờ và gây chú ý trong năm 2022. Khi thông báo Airdrop của Aptos đúng vào ngày token APT list các sàn giao dịch tiền điện tử lớn vào ngày 19/10/2022.
Theo thông báo chính thức từ Aptos Labs, dự án sẽ airdrop cho những ai tham gia Aptos Incentivized Testnet (chương trình chạy node) (mỗi ví 300 APT) hoặc đã mint Aptos Zero NFT mạng lưới testnet (mỗi ví 150 APT). Ước tính mỗi ví nhận được Airdrop của Aptos có giá trị hơn $1000 mỗi ví.
Arbitrum
Những ngày giữa tháng 3 năm 2023, Arbitrum thông báo sẽ Airdrop cho người dùng sớm của dự án. Lượng ARB airdrop sẽ là 1,162 tỷ ARB, chiếm 11,62% lượng cung ban đầu. Tiêu chí được airdrop gồm việc sử dụng Arbitrum One và Arbitrum Nova trong 9 tháng trở lại đây, giao dịch với các smart contract khác nhau, đạt các mức giá trị giao dịch khác nhau và cung cấp thanh khoản cho layer-2 này. Ước tính mỗi ví nhận được Airdrop ít nhất là $1000.
4. Lợi ích và rủi ro của Airdrop
4.1. Lợi ích
Quảng bá và tiếp cận thị trường: Airdrop là một công cụ quảng bá hiệu quả cho dự án mới. Bằng cách phân phối miễn phí token, dự án có thể thu hút sự chú ý từ cộng đồng blockchain và tiền điện tử, giúp họ tiếp cận và tạo dự án mới.
Tăng sự tham gia và giữ chân người dùng: Airdrop khuyến khích người dùng tham gia và giữ chân trong cộng đồng. Nhận token miễn phí có thể là động lực lớn để họ tiếp tục tham gia và đóng góp vào dự án.
Xây dựng cộng đồng: Airdrop giúp tạo ra một cộng đồng lớn hơn xung quanh dự án. Những người dùng nhận token miễn phí có thể trở thành những nhà đầu tư, nhà phát triển hoặc nhà hoạch định chiến lược cho dự án trong tương lai.
Thúc đẩy tính thanh khoản: Airdrop có thể tăng cơ hội thanh khoản cho token của dự án trên thị trường thứ cấp, khiến cho nhiều người dùng tham gia giao dịch với token này.
4.2. Rủi ro
Rủi ro bảo mật: Việc tiếp cận dự án thông qua airdrop có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các hacker hoặc kẻ xấu muốn lừa đảo hoặc tấn công người dùng.
Giảm giá trị token: Phân phối lượng lớn token miễn phí có thể dẫn đến giảm giá trị của token trên thị trường chính, đặc biệt nếu những người nhận token miễn phí bắt đầu bán chúng.
Tiêu tốn tài nguyên: Airdrop đòi hỏi tài nguyên lớn về thời gian và tiền bạc từ dự án. Nếu không được triển khai cẩn thận, nó có thể trở thành một khoản đầu tư không hiệu quả.
5. Hướng dẫn cách săn Airdrop đơn giản cho người mới
Để săn Airdrop và nhận token từ dự án, người dùng có thể thực hiện theo các bước sau:
5.1. Nghiên cứu và tìm kiếm
Thông tin về dự án airdrop có thể được phân chia thành hai loại dựa trên hai tiêu chí:
Dự án đã xác nhận thực hiện airdrop: Đây là trường hợp khi dự án công bố chính thức về việc phân phối token miễn phí cho người dùng theo một số yêu cầu nhất định, như việc giữ token, stake token, hoặc tham gia các hoạt động của dự án. Tuy nhiên, vì thông tin này dễ dàng tiếp cận và tham gia, giá trị của airdrop thường không cao.
Dự án chưa xác nhận thực hiện airdrop: Đây là trường hợp khi người dùng phải sử dụng kinh nghiệm và khả năng nghiên cứu của họ để tìm kiếm các dự án chưa ra mắt token nhưng có tiềm năng thực hiện airdrop trong tương lai. Săn airdrop theo cách này đòi hỏi độ khó cao và kinh nghiệm, nhưng cũng mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều.
Dù là loại hình nào, việc nghiên cứu kỹ lưỡng (DYOR - Do Your Own Research) là rất quan trọng để tìm kiếm dự án có khả năng airdrop hoặc đã xác nhận thực hiện airdrop. Dưới đây là một số bước giúp phát hiện các cơ hội airdrop tiềm năng:
-
Theo dõi các trang cập nhật thông tin về airdrop như Airdrop Alert, Airdrop Bob, Airdrops.io, và trang Airdrops của DeFi Llama, CoinMarketCap.
-
Tham gia cộng đồng săn airdrop trên các nền tảng mạng xã hội như Telegram, Twitter, và Discord.
-
Tham gia các diễn đàn tiền điện tử như Bitcointalk, Reddit, vì chúng thường có các mục dành riêng để người dùng thảo luận về airdrop.
-
Theo dõi các KOL (Key Opinion Leaders) trong lĩnh vực tiền điện tử như các nhà sáng lập, cố vấn dự án, hoặc các chuyên gia săn airdrop, vì họ thường chia sẻ thông tin và kiến thức có giá trị về các dự án và airdrop.
5.2. Chuẩn bị kiến thức và công cụ săn airdrop phù hợp
Dựa vào yêu cầu cụ thể của dự án, người dùng cần chuẩn bị các công cụ săn airdrop tương ứng. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, việc chuẩn bị trước các công cụ sau là quan trọng:
Ví tiền điện tử: Đây là công cụ quan trọng để kết nối và tương tác với nền tảng. Nó giúp người dùng dễ dàng kiểm tra và ghi nhận hoạt động của mình trên dự án, cũng như nhận phần thưởng từ các chương trình airdrop.
Đồng coin của mạng lưới: Cần thiết để thanh toán phí gas khi sử dụng nền tảng. Đây có thể là các đồng coin chính của mạng (như BNB, ETH, SOL...) hoặc các đồng coin của mạng testnet, phụ thuộc vào dự án cụ thể.
Kiến thức về dự án và cách sử dụng nền tảng: Người dùng cần hiểu cơ bản về hoạt động của dự án trong lĩnh vực nào (ví dụ: DEX, lending, staking, name service...) và cách sử dụng cũng như tương tác với sản phẩm.
Theo dõi các kênh thông tin của dự án: Để cập nhật thông tin mới nhất và nhận được sự hỗ trợ khi cần thiết, như giải đáp thắc mắc hoặc giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn trong quá trình tham gia các chương trình airdrop.
5.3. Tương tác nền tảng, thực hiện nhiệm vụ
Bạn cần đăng ký và bắt đầu sử dụng các tính năng trên nền tảng hoặc hoàn thành các nhiệm vụ được yêu cầu. Mỗi chương trình airdrop đều có các nhiệm vụ và quy định riêng, vì vậy, đọc kỹ hướng dẫn và tuân thủ các nguyên tắc là cực kỳ quan trọng để đảm bảo:
-
Cung cấp đầy đủ thông tin đăng ký và thông tin nhận thưởng, bao gồm có thể là tài khoản email, Discord, X, địa chỉ ví, và các thông tin khác cần thiết.
-
Đáp ứng đủ tiêu chí và điều kiện để tham gia vào chương trình airdrop.
-
Hoàn thành đúng và đầy đủ các nhiệm vụ được yêu cầu theo hướng dẫn.
5.4. Theo dõi thông tin
Trong trường hợp dự án đã xác nhận sẽ tiến hành airdrop, người dùng chỉ cần tham gia các hoạt động của dự án và chờ đợi ngày công bố kết quả. Nếu may mắn trúng airdrop, người dùng cần phải hiểu rõ về thời gian và cách nhận airdrop theo hướng dẫn từ phía dự án.
Trong trường hợp dự án chưa xác nhận sẽ có airdrop, người dùng cần phải đợi thông báo chính thức từ dự án hoặc ít nhất là khi token ra mắt. Nếu không có thông báo airdrop sau thời gian đó, thì người dùng gần như sẽ không có cơ hội nhận airdrop.
6. Top 6 dự án airdrop tiềm năng năm 2024
Năm 2024 là năm dự báo sẽ có rất nhiều kèo airdrop tiềm năng từ các dự án lớn. Dưới đây là những cái tên nổi bật bạn có thể tham khảo:
6.1. Scroll
Scroll là một dự án Layer 2 sử dụng công nghệ zk-Rollups nhằm giải quyết các thách thức mà Ethereum đang gặp phải, như phí giao dịch cao và tốc độ giao dịch chậm. Ban đầu, Scroll đã triển khai công nghệ zk-Rollups thông thường. Tuy nhiên, sau một thời gian, dự án đã quyết định chuyển sang phát triển công nghệ zkEVM để đạt được tính tương thích hoàn toàn với Ethereum. Với công nghệ zkEVM, Scroll có thể mở rộng không hạn chế, đảm bảo thời gian xác nhận giao dịch siêu nhanh, cung cấp tính phi tập trung toàn diện và đảm bảo độ bảo mật tối đa. Scroll đạt được điều này thông qua việc xây dựng nền tảng zk-Rollups và hệ thống phân tán off-chain với hiệu suất cao.
6.2. Manta Network
Manta đã công bố chương trình MANTA Airdrop, với phần thưởng dành cho cả người dùng và dự án trong hệ sinh thái của họ như sau:
-
30.000.000 MANTA sẽ được phân bổ cho những người nắm giữ NFT từ cấp 1 đến cấp 6. Phần thưởng sẽ tăng theo cấp độ, với cấp cao hơn nhận được phần thưởng lớn hơn.
-
15.000.000 MANTA được dành cho những người nắm giữ NFT quý hiếm nhất, đó là The First Modular L2.
-
5.000.000 MANTA sẽ được phân bổ cho các dự án sử dụng chương trình Liquidity Mining để tăng cường thanh khoản.
6.3. ONUS Earning
ONUS Earning là một nền tảng tập trung vào việc cung cấp thông tin về các airdrop mới nhất cho cộng đồng người dùng. Với sứ mệnh giúp người dùng tiếp cận với các cơ hội kiếm token và coin miễn phí, ONUS Earning không chỉ là một nguồn thông tin đáng tin cậy mà còn là một cầu nối quan trọng giữa các dự án blockchain và người dùng.
Một trong những điểm đặc biệt của ONUS Earning là đa dạng các loại token phần thưởng mà họ cung cấp. Bất kỳ ai tham gia cũng có cơ hội nhận được các loại token khác nhau, từ các dự án lớn đến các dự án mới nổi.
Đặc biệt, ONUS Earning cũng có chính sách phần thưởng cho người mới tham gia và cho người giới thiệu. Điều này tạo ra một hệ sinh thái tích cực, khuyến khích người dùng không chỉ tham gia mà còn chia sẻ thông tin với bạn bè và người thân. Điều này không chỉ giúp mở rộng cộng đồng người dùng mà còn tạo ra một môi trường sôi động và truyền cảm hứng.
6.4. zksync
zkSync là một giải pháp Layer-2 độc đáo thuộc nhóm zk-Rollups trên mạng lưới Ethereum, được phát triển bởi đội ngũ tài năng của Matter Labs. Với sự ủng hộ mạnh mẽ từ các quỹ đầu tư hàng đầu như a16z, OKX, Crypto.com, Bybit và ConsenSys, zkSync đã thu hút tổng số vốn gọi lên đến hơn 458 triệu USD. Sứ mệnh của zkSync là giải quyết các vấn đề về chi phí và tốc độ giao dịch của Ethereum bằng cách cung cấp một giải pháp Layer-2 hiệu quả và an toàn.
Mainnet của zkSync đã chính thức ra mắt vào tháng 3 năm 2023 và kể từ đó, nó đã phát triển một hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Các ứng dụng phi tập trung (dApps) trên zkSync cung cấp trải nghiệm người dùng tuyệt vời với chi phí giao dịch thấp và tốc độ xử lý nhanh chóng, mà không làm giảm tính bảo mật hay độ tin cậy.
Trong năm 2024, zkSync vẫn tiếp tục cung cấp cơ hội cho người dùng tham gia và trải nghiệm các dApps trên nền tảng của họ. Điều này không chỉ giúp tăng cường sự phát triển của hệ sinh thái zkSync mà còn tạo ra cơ hội cho người dùng nhận airdrop từ các dự án trên zkSync.
6.5. EigenLayer
EigenLayer là một giao thức Restaking đầu tiên trên Ethereum, cho phép người dùng tối ưu hóa lợi nhuận từ ETH đã stake. Cụ thể, người dùng có thể:
- Stake ETH theo cách truyền thống trên smart contract của EigenLayer.
- Sử dụng các liquid staking token (LST) đã stake từ các giao thức Liquid Staking Derivatives (LSD) và tiếp tục stake chúng trên EigenLayer. Với phương thức này, người dùng cần chọn một Operator và các dịch vụ Actively Validated Services (AVS) liên quan để tiến hành restake.
Restaking trên EigenLayer giúp tăng thêm phần thưởng staking so với những gì họ đã nhận từ các giao thức LSD hoặc Ethereum. Tuy nhiên, rủi ro cũng tăng lên, vì cùng một lượng vốn đã được stake hai lần, và người dùng cần tuân thủ thêm các quy định khác nhau từ các dịch vụ AVS mà họ chọn để stake.
6.6. LayerZero
LayerZero là giao thức cross-chain messaging, cho phép các dApp tương tác đa chuỗi trên nhiều blockchain. Nó dùng công nghệ oracle để truyền thông tin giữa các mạng khác nhau, với ứng dụng phổ biến là cầu nối xuyên chuỗi (cross-chain bridge), giúp chuyển native token từ chain này sang chain khác chỉ trong một giao dịch mà không cần chuyển đổi token.
Để tăng cơ hội nhận airdrop từ LayerZero, bạn có thể tương tác với các dApp xây dựng trên LayerZero như:
- Stargate Finance: Chuyển đổi token, cung cấp thanh khoản, và quản trị DAO.
- Aptos Bridge: Chuyển token.
- Radiant Capital: Chuyển token, vay và cho vay.
7. FAQs
Q1: Ai là người có thể tham gia Airdrop?
Như đã được đề cập trước đó, Airdrop là một phương tiện tiếp thị phổ biến từ các dự án mới để tăng sự nhận biết về dự án trong cộng đồng. Do đó, bất kỳ nhà đầu tư nào cũng có thể tham gia Airdrop miễn là họ tuân thủ đầy đủ các điều kiện được quy định bởi dự án.
Q2: Cheat Airdrop là gì?
Cheat Airdrop là hành động mà người dùng tạo ra nhiều tài khoản ảo để tăng khả năng trúng airdrop, hoặc thực hiện các hành vi gian lận khác để chiến thắng trong một chương trình airdrop. Tuy nhiên, việc này không được khuyến khích vì nó làm giảm tính văn minh và đạo đức trong lĩnh vực Crypto Airdrop.
Q3. Làm cách nào để săn các dự án Airdrop tiềm năng
Để tìm kiếm được các dự án tiềm năng và nghiên cứu được cách nhận Airdrop, bạn cũng cần có khả năng research riêng của bản thân để tránh lãng phí thời gian, công sức vào những dự án không chất lượng. Ngoài ra bạn có thể tham khảo các nguồn khác như:
- Kiểm tra các kênh truyền thông của dự án như Twitter để tìm thẻ bắt đầu bằng #Airdrop #Retroactive và xem có dự án nào nổi bật không?
- Theo dõi các kênh Crypto lớn, các nhóm chuyên về săn Airdrop, Retroactive.
Q4. Một số lưu ý khi tham gia làm Airdrop?
- Để tham gia Airdrop từ các dự án, bạn cần chuẩn bị các loại ví từ các chain khác nhau như Ethereun, Solana, BNB Chain,…
- Đặc biệt, bạn nên sử dụng ví phụ khi tham gia vào các hoạt động Airdrop từ các dự án để tránh gặp rủi ro bị hack ví.
8. Kết luận
Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm Airdrop và cách những nhà đầu tư mới có thể săn Airdrop một cách đơn giản. Airdrop không chỉ là cách để nhận được token miễn phí, mà còn là một cơ hội để tham gia vào các dự án blockchain mới và mở rộng kiến thức về thị trường tiền điện tử. Tuy nhiên, việc tham gia vào các Airdrop cũng cần phải thận trọng để tránh rủi ro và lừa đảo. Hy vọng rằng với hướng dẫn đơn giản này, những nhà đầu tư mới có thể hiểu rõ hơn về cách thức tham gia và tận dụng các cơ hội Airdrop một cách an toàn và hiệu quả.
Đọc thêm: