CTK coin (Certik) là gì? Tất tần tật về dự án audit “drama” nhất thị trường crypto (2023)

ByElly Nguyen03/08/2023
Năm 2018–2020 ước tính số tiền điện tử bị đánh cắp bởi các hackers đã đạt 7,1 tỷ USD. Điều này đòi hỏi một hệ thống kiểm toán nhằm đảm bảo sự an toàn của các nền tảng hoặc dịch vụ tài chính trong blockchain. Certik với CTK Coin ra đời để giải quyết vấn đề trên. Vậy Certik là gì, cơ chế hoạt động của dự án như thế nào? Hãy tìm hiểu cùng Theblock101 qua bài viết dưới đây.

1. Ý tưởng

1.1. CertiK là gì?

CertiK với CTK Coin là một công ty chuyên audit (kiểm tra bảo mật) sản phẩm của các dự án crypto. Được thành lập từ năm 2018, CertiK đã thực hiện quá trình audit cho các sàn giao dịch top đầu như Binance, Huobi, Crypto.com và OKX. Một số dự án nổi bật khác đã được CertiK audit gồm có Pancakeswap, Aave, The Sandbox, BNB Chain, Decentraland,…

Tổng cộng CertiK đã audit cho khoảng 3000 dự án và có giá trị $346 tỷ USD về Market Cap.

certik là gì
CertiK là gì?

Sản phẩm cốt lõi của CertiK chính là CertiK Chain (mới đổi tên thành Shentu Chain). Đây là một blockchain Delegated Proof-of-Stake (DPoS) được xây dựng dựa trên Cosmos SDK chuyên hỗ trợ vận hàng các dApps, thiết lập liên kết giữa các chain và hỗ trợ quá trình trao đổi dữ liệu an toàn.

Từ sau khi CertiK đổi tên thành Shentu Chain, một số thông tin cho rằng Shentu Chain một phần nào đó đã tách khỏi CertiK.

1.2. Cấu tạo của Shentu Chain

Shentu Chain là một nền tảng blockchain được CertiK phát triển, với mục tiêu đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn cho các dự án tiền điện tử. Dưới đây là cấu tạo và thành phần chính của Certik Chain:

  • Shentu Security Oracle: Đây là một giải pháp dùng để bảo vệ các giao dịch On-Chain khỏi những cuộc tấn công trực tiếp nhằm vào các dự án tiền điện tử. Certik Security Oracle cung cấp các cơ chế kiểm tra và xác minh tính toàn vẹn của giao dịch, giúp ngăn chặn và phát hiện các hoạt động không mong muốn.
  • CertiKOS: Đây là một hệ điều hành bảo mật đa lõi do CertiK phát triển, nhằm đảm bảo rằng các chương trình được thực thi theo đúng chức năng đã định trước. CertiKOS giúp bảo vệ hệ thống khỏi các lỗ hổng bảo mật và cuộc tấn công từ phía bên ngoài.
  • Certik Virtual Machine (CVM): Đây là máy ảo CVM cho phép người dùng truy cập, kiểm tra, kết hợp và thực hiện bảo mật thông tin với Smart Contract. CVM cũng có khả năng tương thích hoàn toàn với máy ảo Ethereum (EVM), giúp hỗ trợ việc triển khai các ứng dụng phi tập trung có tính bảo mật cao trên Shentu Chain.
  • DeepSEA: Đây là một ngôn ngữ lập trình bảo mật có khả năng tương thích với máy ảo của Ethereum WebAssembly, AntChain và Certik Chain. DeepSEA giúp phát triển các ứng dụng an toàn và tin cậy trên Shentu Chain, hỗ trợ các lập trình viên trong việc xây dựng các dự án tiền điện tử đáng tin cậy.

1.3. Cơ chế hoạt động của Shentu Chain

Mục đích của Shentu Chain là đo lường mức độ an toàn của giao dịch từ đó giúp các ứng dụng có thể đưa ra quyết định chính xác liệu có cho phép tiến hành thao tác giao dịch hay không.

Cơ chế hoạt động của Shentu Chain
Cơ chế hoạt động của Shentu Chain

Đối tượng tham gia gia bao gồm 2 thành phần chính là Business Chain (ví dụ như Ethereum) và Shentu Chain.

  • Về Business Chain: Shentu Foundation sẽ triển khai một Security Oracle, đây sẽ là cầu nối giúp các dự án có thể truy xuất thông tin cũng như dữ liệu về độ an toàn của giao dịch.
  • Về hệ thống Shentu Chain: Hệ thống này bao gồm 3 thành phần chính chịu trách nhiệm đối chiếu và kiểm tra độ an toàn của giao dịch sau đó trả về cho Security Oracle giúp khách hàng nắm được thông tin.

Hệ thống Shentu Chain bao gồm:

  • Security Certifier là những chuyên gia về vấn đề bảo mật, tham gia đóng góp ý kiến, bầu chọn các quyết định và có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho hệ thống.
  • Validator Operator là các đơn vị vận hành node, tham gia xác thực dữ liệu và tạo lập khối.
  • Delegator là các đơn vị stake CTK và uỷ thác quyền vận hành cho Validator.

2. Sản phẩm

Bên cạnh việc cung cấp dịch vụ Audit, CertiK cũng kinh doanh ở nhiều mảng khác cũng liên quan tới crypto và blockchain. Trong đó bao gồm một số sản phẩm như CertikShield, Security Audit, Skynet, KYC, Penetration Testing, Bug bounty, SkyTrace và Formal Verification.

2.1. CertikShield

CertikShield là một decentralized pool của CTK được sử dụng để hoàn trả các tài sản bị mất, bị đánh cắp hoặc không thể truy cập được từ bất kỳ blockchain nào. Các thành viên của CertiKShield Pool có thể hoàn lại số tiền bị mất. Có thể thấy, CertikShield vận hành như một nhà cung cấp bảo hiểm.

Người dùng sẽ nạp tiền dưới dạng CTK, như là một khoản đóng góp tài sản thế chấp cho nền tảng từ đó hưởng về những phần thưởng lãi trả về theo định kì.

Pool CertiKShield này đang nắm giữ hơn 18 triệu USD, sẵn sàng bảo vệ người dùng khi có rủi ro an ninh diễn ra.

CertikShield là gì
CertikShield là gì

2.2. Skynet

Skynet là một hệ thống các công cụ bảo mật, sử dụng các công nghệ tự động để kiểm tra các hợp đồng thông minh và triển khai các giải pháp chống lại một loạt các lỗ hổng trên quy mô lớn.

Skynet cung cấp một điểm số bảo mật cho hợp đồng thông minh, chỉ ra nguy cơ tiềm ẩn đối với các cuộc tấn công và lỗi mã code của smart contract. Điểm số bảo mật được sử dụng để truy cập cho cả on-chain và off-chain:

  • Off-chain: Các dự án blockchain có thể tham chiếu đến các điểm số bảo mật này và tăng cường bảo mật của họ dựa trên thông tin cung cấp. Người dùng cuối có thể tương tác với các dự án một cách tự tin và tin cậy hơn, dựa trên đánh giá bảo mật thông qua các điểm số.
  • On-chain: Các điểm số bảo mật được tổng hợp trên CertiK Chain và liên tục được đồng bộ hóa với các quy tắc bảo mật được triển khai trên các nền tảng blockchain khác nhau, chẳng hạn như Ethereum và Binance Smart Chain. Điều này cho phép hợp đồng thông minh sử dụng dữ liệu thời gian thực làm chỉ báo rủi ro để ngăn chặn các giao dịch từ bên ngoài. Nhờ vào việc liên tục đồng bộ hóa dữ liệu bảo mật, Skynet giúp hệ sinh thái blockchain trở nên an toàn và bảo mật hơn trong việc xử lý giao dịch và triển khai các hợp đồng thông minh.

Tóm lại, thông qua Skynet, có thể phát hiện rủi ro về bảo mật và chống gian lận trước khi chúng xảy ra.

Skynet - nền tảng đo lường bảo mật của CertiK
Skynet - nền tảng đo lường bảo mật của CertiK

2.3. Bug Bounty Program

Bug Bounty Program là chương trình được thiết kế để khuyến khích người dùng tham gia tìm kiếm các lỗ hổng về code hoặc sản phẩm trước khi khởi chạy.

Chương trình Bug Bounty của CertiK
Chương trình Bug Bounty của CertiK

2.4. Penetration Testing

Penetration Testing là một sản phẩm mô phỏng những hình thức tấn công của hacker vào ứng dụng web3, blockchain, ví hoặc sàn giao dịch. Nhờ có thử nghiệm này mà dự án sẽ phát hiện ra được những lỗ hổng mà sản phẩm của mình gặp phải đồng thời có phương án khắc phục kịp thời.

Penetration Testing
Penetration Testing

3. Thành viên team

CertiK được thành lập năm 2018 bởi 2 giáo sư từ trường đại học nổi tiếng của Mỹ. Cùng với đó là một số thành viên chủ chốt với background cũng đến từ các công ty công nghệ hàng đầu.

  • Zhong Shao là Co-Founder của CertiK. Trước đây, ông cũng đã từng giữ khá nhiều những chức vụ quan trọng như giáo sư khoa học máy tính tại trường đại học Yale, nhóm nghiên cứu FLNT,…
  • Ronghui Gu là co-Founder và CEO của CertiK. Trước đây ông từng giữ chức vụ trợ lý giáo sư khoa học máy tính hay tiến sĩ khoa học máy tính từ đại học Columbia.
  • Vilhelm Sjoberg là Giám đốc nghiên cứu của CertiK. Trước đây, ông cũng đã từng là tiến sĩ khoa học máy tính tại Yale.
Thành viên team CertiK
Thành viên team CertiK

4. Nhà đầu tư

Năm 2018, CertiK được Binance Labs đầu tư với số vốn không được tiết lộ. Tổng cộng, dự án trải qua 4 vòng gọi vốn đến từ những ông lớn như Coinbase, SoftBank, Goldman Sachs, Sequoia.

Nhà đầu tư của CertiK
Nhà đầu tư của CertiK

Ngay từ lần gọi vốn đầu tiên, CertiK đã được định giá ở mức 2 tỷ USD. CertiK đã trải qua 5 vòng gọi vốn với thông tin cụ thể như sau:

  • Private sale 1: Bán ra 29,000,000 CTK tại giá $0.77/CKT ⇒ thu được $22.33 triệu USD.
  • Private sale 2: Bán ra 9,000,000 CTK tại giá $1.9/CKT ⇒ thu được $17.1 triệu USD.
  • Series B: Kêu gọi 290 triệu USD từ các quỹ đầu tư crypto và truyền thống.
  • Series B+: Gọi thêm 24 triệu USD vào tháng 8/2021.
  • Tháng 4/2022: CertiK gọi vốn tổng cộng 88 triệu USD.

5. Tokenomics - CTK Coin

5.1. Thông tin chung

  • Tên token: CertiK
  • Ký hiệu: CTK
  • Cơ chế đồng thuận: DPoS
  • Blockchain: CertiK Blockchain
  • Loại token: Native token trên CertiK Chain
  • Tổng cung: 100,000,000 CTK
  • Binance Launchpool Allocation: 1,500,000 CTK (1.50%)

5.2. Tính năng token

CertiK (CTK) là native token chính thức của nền tảng blockchain này nên có những ứng dụng như sau:

  • Phí giao dịch: CTK dùng để trả phí giao dịch và smart contract deploy trên CertiK Chain.
  • Staking: Các node trong mạng CertiK dùng CTK để staking nhằm bảo mật mạng lưới.
  • Voting: CTK holders có thể đề xuất, biểu quyết các đề xuất cải tiến của CertiK Chain.
  • Thanh toán: CTK dùng để thanh toán chi phí Audits, chi phí vận hành Security Oracle và CertiKShield.
  • Collateral Asset: CTK dùng làm tài sản thế chấp trong CertiKShield.
  • Voting Claim Proposals chấp nhận hay từ chối yêu cầu hoàn trả của Shield Purchasers.

5.3. Phân bổ token

  • 1.5% dành cho gọi vốn trên Binance Launchpool.
  • 29% dành gọi vốn qua vòng private sale thứ 1.
  • 9% gọi vốn ở vòng private sale lần 2.
  • 10% dành cho đội ngũ phát triển CertiK.
  • 25% dành cho CertiK Foundation.
  • 17.5% dành cho Community Pool.
  • 8% dành cho chương trình CertiKShield Pool.
Phân bổ token CTK
Phân bổ token CTK

5.4. Lịch trả token

Lịch trình phân bổ token CTK
Lịch trình phân bổ token CTK

 

6. Lộ trình phát triển

  • Năm 2019: Hoàn thành Alpha Tesnet 1.0 & 2.0 và Beta Tesnet 3.0.
  • Tháng 3 năm 2020: Ra mắt bản Full Testnet.
  • Tháng 10 năm 2020: Triển khai Mainnet.

7. Thông tin dự án

8. Kết luận

Hiện nay, CertiK là một công ty audit không ngừng hoàn thiện thêm nhiều sản phẩm để mở rộng quy mô cho các ứng dụng Web3 và tăng cường bảo mật hơn.

Các đánh giá của CertiK giúp nhà phát triển và nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về mức độ bảo mật của một dự án cụ thể và phát hiện các lỗ hổng tiềm ẩn trong mã nguồn. Đây là dự án có mô hình kinh doanh thật cùng với tokenomics rõ ràng, hứa hẹn nhiều tiềm năng trong tương lai.

Đọc thêm:

Bonk là gì? Tổng quan về tiện điện tử BONK

Coinlist là gì? Hướng dẫn đăng ký tài khoản Coinlist để mua coin

Ví tiền điện tử là gì? Top 4 ví tiền điện tử tốt nhất 2023

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

Elly Nguyen

Elly Nguyen

Builder at Bigcoin - Learning to share, sharing to learn

5 / 5 (4Bình chọn)

Bài viết liên quan