theblock101

    6 chỉ số cơ bản cần kiểm tra trước khi mua NFT

    ByLeahhere18/12/2023
    Mảnh đất NFT càng ngày càng trở nên màu mỡ và tiềm năng đối với các nhà đầu tư Web3 khi vẫn đang trong giai đoạn còn khá nhiều cơ hội để khai thác. Vậy trước khi đầu tư bất kỳ bộ sưu tập NFT nào, nhà đầu tư cần phải biết những chỉ số gì để đánh giá được NFT đó? Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu những yếu tố quan trọng cần phải nắm được trước khi mua NFT là gì?
    6 chỉ số cơ bản phải check trước khi mua NFT

    6 chỉ số cơ bản phải check trước khi mua NFT

    1. Hợp đồng thông minh (NFT Contract)

    Hợp đồng thông minh (smart contract) là một chương trình đặc biệt được lập trình và chạy trên blockchain, để giúp các giao dịch được tự động hoá theo các quy tắc cụ thể.

    NFT Contract là một trong những yếu tố quan trọng nhất để giúp người dùng tránh mua phải những bộ NFT scam (giả mạo) trên thị trường, vì nó thể hiện được quyền sở hữu của người nắm giữ và lưu trữ lịch sử các giao dịch chuyển nhượng của NFT đó.

    Ngoài ra, contract còn giúp người dùng có thể trao đổi, mua bán NFT, thiết lập các đặc điểm, tính năng của NFT đó hay phí bản quyền cho tác giả.

    Trước khi quyết định đầu tư và mua bán bất kỳ bộ sưu tập NFT nào, người dùng cần sử dụng các nền tảng xã hội chính thức của dự án như Website, Twitter, Discord,… để lấy được contract chuẩn của bộ NFT, được công bố chính thức bởi dự án.

    Ngoài ra, người dùng còn có thể kiểm tra và lấy được contract của NFT trên các trang explorer của mạng lưới như Etherscan/BSCscan/…. trong mục ERC-721/ BEP-721. Hoặc khi click vào NFT trong ví cá nhân, người dùng có thể thấy được contract của bộ sưu tập đó ở mục contract address.

    2. Khối lượng giao dịch (Total volume)

    Khối lượng giao dịch của một bộ sưu tập NFT
    Khối lượng giao dịch của một bộ sưu tập NFT

    Khối lượng giao dịch của một bộ sưu tập NFT thường được hiểu là tổng khối lượng NFT được giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định. Thường số lượng này sẽ được đo lường bằng chính giá trị của token gốc mạng lưới. Ví dụ một bộ sưu tập NFT trên mạng Ethereum, khối lượng giao dịch thường sẽ được quy đổi sang giá trị ETH, hay trên mạng Solana, chỉ số này sẽ được đo lường bằng tổng giá trị SOL.

    Khối lượng giao dịch thể hiện mức độ quan tâm của cộng đồng với dự án đó. Khối lượng giao dịch càng cao chứng tỏ cộng đồng đang khá quan tâm và tích cực thực hiện các giao dịch NFT, thanh khoản sẽ càng lớn. Với những bộ sưu tập với lượng thanh khoản tốt, người dùng có thể dễ dàng mua bán và thực hiện giao dịch nhanh chóng hơn. Ngược lại, với những bộ sưu tập có khối lượng giao dịch quá thấp, chứng tỏ lực mua bán của bộ sưu tập đó đang khá ít, để thanh khoản được NFT cũng sẽ khó khăn hơn.

    3. Giá sàn (Floor price)

    Giá sàn NFT là gì?
    Giá sàn NFT là gì?

    Khi truy cập vào bất kỳ bộ sưu tập NFT nào trên OpenSea, người dùng sẽ có thể nhìn thấy Floor price (giá sàn) của bộ sưu tập đó. Chỉ số này thể hiện đây là mức giá thấp nhất mà một NFT có thể được mua bán, niêm yết trên thị trường hiện tại.

    Giá sàn sẽ là thước đo để đánh giá được mức độ quan tâm của cộng đồng với bộ NFT đó và giá trị của bộ NFT. Thường thì tổng vốn hoá của bộ sưu tập NFT sẽ bằng chính giá sàn nhân với tổng cung NFT của dự án. Giá sàn càng được đẩy lên cao cũng đồng nghĩa với nhu cầu của cộng đồng với bộ NFT đó càng tăng, vốn hoá của dự án cũng càng cao hơn.

    Thường nhà đầu tư sẽ hướng tới việc đặt mua (bid/ offer) một NFT ở mức giá gần nhất với giá sàn để có thể tối ưu hoá điểm vào.

    Trước khi mua NFT, người dùng có thể vào mục “analytics” của các chợ giao dịch NFT marketplace để đánh giá được sự biến động và thay đổi về giá của bộ sưu tập qua từng khoảng thời gian (7 ngày, 30 ngày, 90 ngày, từ lúc bắt đầu,…) để tìm được vị thế mua phù hợp nhất với phân tích và mong muốn của mình.

    Phân tích và cập nhật giá và khối lượng giao dịch của NFT theo thời gian nhất định
    Phân tích và cập nhật giá và khối lượng giao dịch của NFT theo thời gian nhất định

    4. Tổng cung (Items)

    Tổng cung thể hiện số lượng tổng của cả bộ sưu tập NFT đó. Dựa trên tổng cung của dự án, chúng ta có thể đánh giá được mức vốn hoá và giá trị dự án.

    Đối với những dự án có tổng cung cao (vài chục nghìn, trăm nghìn), sẽ không tạo ra được sự khan hiếm cho dự án quá nhiều. Những bộ sưu tập có tổng cung cao thường có giá trị thị trường thấp hơn trên mỗi NFT, ngược lại với những bộ sưu tập có tổng cung thấp, giá của mỗi NFT thường sẽ có giá trị cao hơn do mức độ khan hiếm của chúng.

    5. Phí bản quyền (Creator earning/ Royalties Fee)

    Phí bản quyền còn được gọi là “Royalties Fee” hay “Creator Fee” là một phần của hợp đồng thông minh (smart contract) quy định rằng mỗi khi NFT được bán lại, người tạo ra NFT (thường là nghệ sĩ hoặc tác giả) sẽ nhận được một phần trích dẫn từ giá bán. Phí bản quyền này được thiết lập như một cách để đảm bảo rằng người tạo ra nội dung sẽ tiếp tục nhận được một phần của giá trị khi tác phẩm của họ được chuyển nhượng.

    Mức phí bản quyền thường được xác định dưới dạng một phần trăm của giá bán, và điều này có thể thay đổi tùy thuộc vào thoả thuận giữa người tạo ra NFT và người mua ban đầu. Thông thường, phí bản quyền dao động từ 5% đến 30%, nhưng có thể khác nhau tùy thuộc vào các điều kiện và thị trường cụ thể.

    Đây cũng là một nguồn doanh thu chính của dự án vì thường tác giả của bộ sưu tập chính là dự án. Chính vì vậy, nhà đầu tư cũng cần cân nhắc, vì đối với những dự án có phí bản quyền quá cao sẽ ảnh hưởng tương đối tới lợi nhuận của các nhà đầu tư.

    6. Độ khan hiếm (Rarity)

    Độ khan hiếm (rarity) trong các bộ sưu tập NFT đề cập đến mức độ hiếm có và đặc biệt của từng hạng mục trong bộ sưu tập. Độ khan hiếm này sẽ được đánh giá dựa trên các yếu tố như số lượng có sẵn, tính độc đáo, và các đặc điểm riêng biệt của từng NFT. Mục tiêu là tạo ra các NFT có độ khan hiếm cao để tăng giá trị và sự hấp dẫn của bộ sưu tập.

    Không phải bộ NFT nào cũng sẽ phân chia NFT thành các đặc biệt và độ hiếm khác nhau.

    Các đặc điểm và phân chia độ hiếm của NFT
    Các đặc điểm và phân chia độ hiếm của NFT

    7. Kết luận

    Trên đây là 6 tiêu chí và chỉ số cơ bản để đánh giá các dự án NFT bước đầu đối với một nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường NFT. Dĩ nhiên là trong quá trình đầu tư, nhà đầu tư sẽ cần nghiên cứu và tìm hiểu thêm nhiều yếu tố khác nhau nữa để có thể ra được quyết định có nên đầu tư vào một dự án hay không. Nhưng đây được xem là những yếu tố cốt lõi và quan trọng nhất để bước đầu phân tích và đánh giá một dự án.

    Hy vọng bài viết trên cung cấp những thông tin hữu ích cho người dùng về dự án. Nội dung chỉ mang tính chất cung cấp thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư cần tự DYOR và đưa ra những đánh giá riêng của mình trước khi quyết định đầu tư bất kỳ dự án nào.

    Đọc thêm

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    Leahhere

    Leahhere

    - You have to be enough for you

    5 / 5 (1Bình chọn)

    Bài viết liên quan