1. NFT là gì?
NFT là một dạng token, được tạo ra và có thể giao dịch trên blockchain. Tuy nhiên, mỗi NFT là khác nhau và có thể phân biệt được, còn token thì không.
Ví dụ: Khi lên sàn giao dịch 1 BTC sang 38.000 USD, sau đó lại lấy 38.000 USD này mua lại 1 BTC. Mọi người sẽ không thể phân biệt được là $BTC ban đầu với $BTC vừa mua lại có giống hay khác nhau không?
Nhưng với NFT thì khác. Khi mọi người sở hữu 1 NFT thì NFT đó là duy nhất trên thế giới, sẽ không có NFT thứ 2 giống như NFT giống như của bạn.
Trong tiếng Anh, NFT viết tắt của Non-Fungible Token (Token không thể thay thế)
Có lẽ mọi người sẽ đặt câu hỏi: Ví dụ cùng một cái ảnh giống nhau, cùng mang lên tạo ra NFT trên blockchain chẳng phải là đồng nghĩa với việc có 2 NFT giống nhau hay sao?
Câu trả lời là: KHÔNG, chúng vẫn sẽ khác nhau.
Cụ thể: Dù 2 NFT có cùng hình ảnh, cùng địa chỉ hợp đồng thông minh thì 2 NFT đó vẫn sẽ khác nhau, sự khác nhau này phân biệt ở phần Token ID.
Mỗi NFT sẽ có 1 Token ID duy nhất trong mỗi bộ sưu tập. Mọi người dùng mình kiểm tra Token ID để phân biệt các NFT trong một bộ nhé.
Ví dụ 1: Pudgy Penguins (hình ảnh các NFT khác nhau)
Ví dụ 2: Open Campus Publisher NFT Season 2 (hình ảnh các NFT giống nhau)
2. Ứng dụng từ NFT
2.1. Làm ảnh đại diện
Kể từ 2021, khi NFT bùng nổ, việc sử dụng NFT làm ảnh đại diện gần như là rất phổ biến. Các NFT có thể là con vật (như chim cánh cụt trong bộ Sưu tập Pudgy Penguins, Khỉ Đột trong bộ sưu tập Bored Ape…), hình ảnh hoạt hình anime (ví dụ như Azuki…). Đây gần như là 1 trong ứng dụng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi nhất của NFT trong thị trường tiền điện tử.
Tại sao người dùng lại lấy NFT làm ảnh đại diện?
Câu trả lời chính là họ mong muốn được thuộc về một cộng đồng nào đó.
Trong tháp nhu cầu Maslow, đây là 1 trong những nhu cầu quan trọng nhất của con người. Việc đặt NFT làm ảnh đại diện giúp người dùng giúp họ “có cảm giác thuộc về” cộng đồng NFT nói chung, và cộng đồng bộ sưu tập đó nói riêng.
Ví dụ rất phổ biến là ảnh đại diện con Khỉ Đột BAYC: Mỗi con Khỉ Đột dao động từ vài trăm triệu đến vài tỉ đồng (đỉnh điểm là 1 tỉ đồng 1 NFT). Để sở hữu được những NFT đó, người đó hẳn là phải có rất nhiều tiền do đó những ai sở hữu NFT này là những người có tiền. Vậy muốn trở thành người giàu online, flex một cách tinh tế thì hãy sở hữu cho mình 1 BAYC NFT.
Ngoài cộng đồng BAYC, thị trường còn có cộng đồng Punks (đại diện cho những OG đời đầu trong thị trường crypto), Pudgy Penguins (những ai yêu thích sự đáng yêu).
Trong uptrend mùa tới, mình chắc chắn rằng sẽ có nhiều bộ sưu tập mới được ra mắt, tạo ra những cộng đồng với những chất riêng của mình, vì vậy, NFT làm ảnh đại diện sẽ còn phát triển và lan toả rộng khắp.
2.2. NFT như 1 tấm vé tham gia vào một cộng đồng
Đây là một ứng dụng khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Các bạn có thể hiểu đơn giản như sau: Có một cộng đồng những người làm kinh doanh rất giỏi, thường có những buổi hội họp để trao đổi với nhau các cơ hội kinh doanh hoặc lắng nghe những trải nghiệm của những doanh nhân khác. Vì thế họ cần quy định, nếu ai có thẻ được chứng thực và cấp bởi hiệp hội thì mới được tham gia các buổi họp này.
Các thẻ này có thể được hiểu như các NFT trong thế giới tiền điện tử. Khi bạn mua một NFT của một dự án hoặc 1 cộng đồng, bạn sẽ có quyền tham gia vào các hoạt động của dự án/ cộng đồng đó, bao gồm:
-
Tham gia vào cuộc họp kín của dự án (trong các cuộc họp đó có thể công bố nhiều tin alpha, có lợi cho NFT holder)
-
Với một số cộng đồng, họ có thể sẽ có những tài liệu nghiên cứu mà chỉ chia sẻ với các NFT holder => lợi thế nếu nắm giữ NFT đó.
-
Tham gia vào các sự kiện dự án tổ chức (có những sự kiện rất lớn mà tại đó NFT holder được airdrop thêm NFT nữa)
-
Nhận được airdrop từ dự án (trong trường hợp dự án ra mắt token hoặc phát hành thêm các bộ NFT tiếp đó)
-
Và vô vàn các quyền lợi khác mà cộng đồng dự án đó sẽ được hưởng lợi.
Tại sao lại phải trả tiền để tham gia các cộng đồng này?
Việc trả phí để tham gia một cộng đồng thực ra đang dần trở nên quen thuộc, đặc biệt với cộng đồng có nhiều người giỏi hoặc có kinh nghiệm. Việc tham gia vào các cộng đồng đó thực chất có thể giúp người dùng kiếm rất nhiều tiền do có nhiều cơ hội được tiết lộ từ các cá nhân có tầm ảnh hưởng.
Khi tiếng lành đồn xa, bộ NFT đại diện như vé tham gia vào các cộng đồng đó thậm chí còn tăng giá mạnh mẽ hơn và người dùng vẫn sẽ sẵn sàng để tham gia do những cơ hội mà cộng đồng đó mang lại.
2.3. Nắm giữ NFT để nhận airdrop token
Đây là một ứng dụng gần đây đang nở rộ trong thị phần NFT. Lợi ích này không phải bây giờ mới xuất hiện, nhưng ngày càng trở nên rầm rộ khi càng ngày càng có nhiều trường hợp nhận nghìn đô từ việc nắm giữ NFT:
-
ZTX NFT: giá mua 0,06 ETH (~100 USD) bán ế thời điểm đó, nếu nắm giữ đến khi snapshot (~1-2 tháng) sẽ nhận về 2500 USD/NFT, nắm giữ đến bây giờ thì có đc khoảng 3500 USD.
-
Shrapnel NFT: Mỗi NFT nắm giữ được airdrop ~500 USD
-
Memeland (~8000 USD/NFT): nắm giữ được airdrop trung bình khoảng 25 000 USD (chia thành nhiều đợt phân phối)
-
….
Và dự kiến là trong tương lai đây chính là cách mà các dự án triển khai token.
Việc nắm giữ NFT ban đầu có mục tiêu là nhằm việc NFT tăng gía và kiếm được lợi nhuận, nhưng sau đó, lợi ích từ nắm NFT như việc airdrop token thậm chí còn lớn hơn. Đây có thể là lí do thị phần NFT đã tăng nhẹ thời gian vừa qua, đặc biệt với các bộ sưu tập mới ra mắt.
Có nên nắm giữ NFT để nhận airdrop ko?
Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ cần xem xét nhiều khía cạnh, bao gồm:
-
Vị thế cá nhân của bạn: có nghĩa là bạn mua NFT này ở giá nào, có phải mức giá tốt không? Đồng thời, dự án đã có đợt airdrop token cho những người nắm giữ NFT nào chưa.
-
Tiềm năng tăng trưởng của dự án: Ý này có liên quan chặt chẽ đến ý thứ nhất, giá bạn mua so với vốn hoá dự án tại thời điểm đó có là hợp lí hay ko. Các bộ sưu tập mới trong thị phần NFT hệ Ethereum có một đặc điểm là vốn hoá rất thấp. Với mức vốn hoá đó, tiềm năng tăng trưởng là cực kì tốt, đặc biệt là mùa Bull sắp tới. Vì vậy, việc nắm giữ NFT vừa giúp người dùng kiếm lợi nhuận từ việc NFT tăng giá, vừa có cơ hội đc snapshot airdrop token.
-
Phân tích cơ bản dự án: Giống như token, trong số các dự án NFT trên thị trường cũng có rất nhiều dự án rác. Vì vậy, áp dụng phân tích cơ bản vào phân tích các dự án NFT là đặc biệt cần thiết.
Ngoài ra, việc nắm giữ NFT của dự án, đặc biệt là gen0 hay gen 1 còn có cơ hội nhận airdrop các bộ sưu tập Gen2, gen3 từ dự án hoặc nhận airdrop Whitelist từ các dự án hệ sinh thái
2.4. Stake NFT để boost điểm (point) tham gia vào dự án
Cách thức này đang được áp dụng trong một số dự án, đặc biệt là một số dự án DeFi hoặc SocialFi. Cụ thể:
-
Người dùng mua NFT mà dự án phát hành
-
Sau đó, người dùng tham gia sử dụng sản phẩm (đặc biệt khi dự án chưa có token) và được tích điểm (point).
-
Nếu người dùng nắm NFT, điểm point sẽ được nhân theo số lượng NFT đang nắm giữ.
Các dự án đang sử dụng cũng khá đa dạng có 2 case Study mà mình biết là Open Campus và Affine DeFi. Các points này dự kiến sau này sẽ đổi thành token khi dự án triển khai chính thức.
Ngoài các lợi ích phía trên, một số các lí do khác mà người dùng mua NFT bao gồm:
-
Đầu cơ (nhằm mục tiêu kiếm lợi nhuận khi giá tăng cao trong thời gian ngắn)
-
Tham gia vào game dự án đang xây dựng
-
Thu thập: NFT đại diện cho các tác phẩm nghệ thuật ngoài đời thực
-
Hoặc đầu tư dài hạn đối với NFT đại diện cho tài sản thực (RWA..)
3. Kết luận
Trên đây là các lợi ích mà NFT mang lại, hi vọng tổng kết và phân tích phía trên của mình có thể giúp các bạn hình dung rõ hơn về khái niệm và các lợi ích của NFT.
Đọc thêm