2 giải pháp đầu tư NFT tối ưu dành cho người vốn nhỏ

ByLengkeng13/12/2023
NFT không chỉ là một hiện tượng nghệ thuật kỹ thuật số mà còn là một cơ hội đầu tư thu hút nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, thách thức đặt ra là không phải ai cũng có khả năng đầu tư khoản tiền lớn vào lĩnh vực này. Trong bài viết này, Theblock101 sẽ giúp bạn có một cái nhìn và chiến lược rõ ràng hơn để tham gia đầu tư vào NFT với số vốn nhỏ.
2 giải pháp đầu tư NFT cho người vốn nhỏ
2 giải pháp đầu tư NFT cho người vốn nhỏ

1. NFT là gì?

NFT là gì
NFT là gì

NFT là viết tắt của Non-Fungible Token, được hiểu là token không thể thay thế đóng vai trò như một bằng chứng về tính xác thực và quyền sở hữu trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Trước đây, việc đầu tư vào NFT không hề dễ dàng do giá tiền mỗi NFT liên tục tăng chóng mặt, có khi đến cả vài tỷ đồng cho một NFT.

Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường NFT cùng với các sản phẩm tài chính liên quan đến NFT (hay còn gọi là NFTFi) liên tục ra mắt, việc sở hữu, đồng sở hữu cũng như mua/bán NFT đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Hiện nay, đầu tư vào NFT đã trở nên vô cùng đơn giản, kể cả đối với những người có vốn nhỏ (<500 USD) thông qua 2 hình thức:

  • Đầu tư mua các phân mảnh NFT (NFT fractionalization)
  • Đầu tư các dự án NFT tiềm năng có vốn hoá thấp

Trong bài viết này, Theblock101 sẽ giới thiệu 2 hình thức đầu tư các dự án NFT như đã đề cập ở trên.

2. NFT fractionalization - giải pháp tối ưu cho người vốn nhỏ

2.1. NFT fractionalization là gì

NFT fractionalization hay phân mảnh NFT cho phép người dùng đầu tư vào NFT mà không cần mua toàn bộ tác phẩm.

NFT fractionalization là gì?
NFT fractionalization là gì?

Hình thức này rất phù hợp cho những ai muốn đầu tư vào các bộ sưu tập đã có danh tiếng trên thị trường (ví dụ như các bộ sưu tập BAYC, Pudgy Penguins, Cryptopunks…) nhưng không có đủ tiền để mua trọn vẹn một NFT nguyên bản.

Giống như trong thị trường crypto, việc mua các dự án đã có những chỗ đứng nhất định thường được cho là phương pháp đầu tư tương đối an toàn, do biến động từ các dự án này tương đối ít nếu có rủi ro sẽ không bị rủi ro quá nhiều. Trong ngách NFT, việc này cũng có ý nghĩa tương tự.

Tuy nhiên, khác với token, việc người dùng không thể mua 1 Bitcoin, họ hoàn toàn có thể mua 0,1 hoặc 0,001 Bitcoin, bất kể số lượng nào phù hợp với lượng quỹ mà người dùng sở hữu. Đối với NFT thì khác, do số lượng các NFT trong bộ sưu tập thường chỉ ở mức 10000, 5555, 8888 NFT… nên giá NFT thường rất cao, gây khó khăn với những ai không có nhiều tiền hoặc muốn phân bổ vốn.

Vì vậy, phương án “phân mảnh” NFT được cho là tối ưu khi người dùng có vốn ít mà muốn mua các bộ sưu tập NFT bluechip khi NFT được chia ra làm 1 000 000 mảnh, giúp tối ưu hoá vốn mua NFT cho người dùng.

2.2. Đầu tư vào NFT fractionalization ra sao?

Một trong những dự án nổi bật có thể kể đến về mảng NFT phân mảnh là Flooring Protocol. Hiện tại, dự án đang hỗ trợ 25 bộ sưu tập khác nhau.

Điều này có nghĩa là người dùng có thể tham gia đầu tư vào NFT với số vốn nhỏ và “chung thuyền” với những nhà đầu tư khác khi mua NFT.

Nền tảng của Flooring Protocol cho phép người dùng tham gia phân mảnh NFT của mình qua 2 lựa chọn:

  • The Vault (kho ảo): khi chuyển NFT vào kho ảo này, người dùng sẽ mất quyền sở hữu NFT nhưng đổi lại nhận được 1 triệu μTokens có thể giao dịch trên thị trường.
  • Safeboxes (hộp an toàn): người sở hữu NFT sẽ nạp NFT vào 1 Safebox cá nhân, nhận được một Chìa khoá (xác nhận quyền sỡ hữu Safebox này và 1 triệu μTokens.

Thông tin chi tiết có thể tham khảo thêm qua bài viết sau:

Flooring Protocol là gì? Tổng quan về nền tảng chia nhỏ NFT thành token

2.3. Lợi ích và hạn chế của việc đầu tư vào NFT fractionalization

2.3.1. Lợi ích

Linh hoạt, dễ tiếp cận: Nhà đầu tư có thể dễ dàng tham gia vào thị trường NFT mà không cần phải bỏ tiền ra mua 1 NFT toàn vẹn với mức giá "trên trời". Ví dụ: Người vốn nhỏ có thể sở hữu một phần nhỏ của tác phẩm từ nghệ sĩ nổi tiếng mà không phải chi trả toàn bộ giá trị tác phẩm.

Giảm rủi ro và đa dạng hoá đầu tư: Fractionalization giúp giảm rủi ro bằng cách chia sẻ vốn đầu tư với nhiều người và đa dạng hóa portfolio. Ví dụ: Nếu một NFT không tăng trưởng như mong đợi, tỷ lệ rủi ro sẽ được phân bổ cho nhiều nhà đầu tư khác.

Tiềm năng tăng giá và bán lại dễ dàng: Việc giữ lại một phần nhỏ của NFT cho phép nhà đầu tư hưởng lợi từ việc tăng giá trị của tác phẩm và bán lại nếu cần. Ví dụ: Nếu giá trị NFT tăng lên, nhà đầu tư có thể bán lại phần nhỏ của mình để thu hồi vốn hoặc lợi nhuận.

Tiếp cận nghệ sĩ và dự án lớn: Fractionalization NFT mở ra cơ hội cho người có vốn nhỏ đầu tư vào tác phẩm của nghệ sĩ nổi tiếng và dự án lớn. Ví dụ: Nhà đầu tư có thể sở hữu một phần nhỏ của NFT từ dự án nghệ sĩ nổi tiếng mà không phải chi trả một khoản tiền lớn.

2.3.2. Rủi ro

Rủi ro pháp lý: Fractionalization NFT có thể gặp phải rủi ro pháp lý và chưa được hỗ trợ hoặc quy định đầy đủ ở một số quốc gia.

Chi phí và phí giao dịch: Có thể xuất hiện các chi phí và phí giao dịch khi sử dụng các nền tảng fractionalization, điều này làm giảm lợi nhuận của nhà đầu tư.

Quản lý và quyết định tổ chức: Sự quản lý và quyết định bán hay hold NFT phải được thống nhất giữa các chủ sở hữu của những phần nhỏ, điều này có thể tạo ra sự phức tạp trong quản lý và đưa ra quyết định.

Thị trường biến động: Thị trường NFT có tính biến động cao, điều này có thể làm giảm giá trị của phần nhỏ NFT và tăng rủi ro đầu tư.

Khả năng bảo mật: Tham gia việc “phân mảnh” NFT có thể gia tăng khả năng bị tấn công và gặp vấn đề về bảo mật.

3. Chọn các dự án NFT có vốn hoá nhỏ

Chọn các dự án NFT có vốn hoá nhỏ
Chọn các dự án NFT có vốn hoá nhỏ

Để đầu tư vào thế giới NFT với lượng vốn nhỏ, ngoài cách mua các phân mảnh NFT các bạn có thể lựa chọn những dự án NFT có vốn hoá nhỏ. Vậy làm thế nào để có thể lựa chọn được những dự án tiềm năng? Cùng tham khảo 6 bước để tối ưu hoá cơ hội và giảm thiểu rủi ro khi đầu tư NFT sau đây!

Bước 1: Nghiên cứu

Đầu tiên và quan trọng nhất là thực hiện nghiên cứu, tìm tòi một cách cẩn trọng. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về xu hướng và các dự án có tiềm năng tăng trưởng.

Bước 2: Chọn dự án NFT có vốn hoá nhỏ

Sau khi đã có cơ sở kiến thức, hãy tiến hành lựa chọn những dự án NFT có vốn hoá nhỏ (dưới $500K) và có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.

Bước 3: Tham gia cộng đồng NFT, thảo luận

Đây cũng là một bước vô cùng quan trọng bởi khi tham gia vào các cộng đồng những nhà đầu tư có kinh nghiệm, thông tin và chia sẻ từ họ là nguồn tin tốt để các bạn có thể tham khảo. Đồng thời, chia sẻ quan điểm với cộng đồng cũng là một cách để hiểu dự án sâu hơn.

3 cộng đồng active về NFT mà mình biết đó là:

  • Xóm NFT
  • AANC
  • Theblock101

Bước 4: Theo dõi KOL về NFT để cập nhật thông tin nhanh nhất

Các KOL thường cập nhật thông tin và đưa ra những đánh giá về chất lượng các dự án NFT trên các trang mạng xã hội như X. Đây cũng là một nguồn kênh giúp bạn nắm bắt thông tin nhanh chóng và đưa ra quyết định thông thái hơn.

Tuy nhiên, cần lựa chọn đúng KOL follow để tránh khỏi việc gặp phải những dự án được book quảng cáo.

Một số KOL về NFT có thể follow như:

https://twitter.com/dingalingts

https://twitter.com/thekhuongeth

https://twitter.com/Tuong_Degennft

Bước 5: Phân bổ vốn phù hợp

Hãy lưu ý, trong bất cứ khoản đầu tư nào cũng không nên bỏ hết tiền vào duy nhất 1 dự án. Việc các bạn nên làm là cân nhắc đa dạng hoá phù hợp ngân sách để giảm thiểu rủi ro.

Bước 6: Theo dõi giá trị NFT và cập nhật thông tin thường xuyên

Crypto là thị trường biến đổi nhanh chóng và NFT cũng vậy. Việc cập nhật thông tin sẽ giúp các bạn đưa ra được những quyết định linh hoạt và dựa trên cơ sở thông tin mới nhất.

Trên đây là những bước cần làm để đầu tư NFT với vốn nhỏ. Vậy làm thế nào để lựa chọn được dự án NFT vốn hoá nhỏ có tiềm năng tăng giá trong tương lai? Điều này sẽ được làm rõ hơn qua phần tiếp theo.

4. Tiêu chí đầu tư NFT phù hợp với vốn nhỏ

Tiêu chí đầu tư NFT phù hợp với lượng vốn nhỏ
Tiêu chí đầu tư NFT phù hợp với lượng vốn nhỏ

Trong trường hợp bạn tham gia vào thị trường NFT với khoảng vốn nhỏ, dưới đây là một vài tiêu chí đầu tư đáng tham khảo:

  • Tổng cung NFT thấp: điều này giúp tạo ra sự khan hiếm và có tiềm năng tăng giá lớn hơn.
  • Backer uy tín: làm gia tăng độ tin cậy, chứng minh được tiềm lực của dự án. Một số backer nổi bật trong giới NFT có thể kể đến như Animoca Brands, Delphi Digital, a16z, Spartan Group, Binance Labs,…
  • Cộng đồng active: dự án NFT có cộng đồng năng nổ trong việc trao đổi chứng tỏ dự án đã làm rất tốt trong việc thu hút người dùng và gây dựng được lòng tin.
  • Hợp tác với những đối tác xịn: điều này có thể làm tăng giá trị và uy tín cho dự án NFT.
  • lộ trình phát hành sản phẩm rõ ràng: giúp đảm bảo sự minh bạch và niềm tin từ cộng đồng đầu tư.

5. Kết luận

Tóm lại, để có thể đầu tư vào NFT với số vốn nhỏ, điều quan trọng nhất vẫn là kiến thức và khả năng liên kết được các dữ liệu với nhau để đưa ra quyết định.

Trong hành trình đầu tư, ngoài kiến thức thì trải nghiệm cũng là một yếu tố quan trọng. Việc rút ra bài học từ những lần đầu tư trước đó sẽ giúp bạn dần thích nghi được với môi trường đầu tư NFT biến đổi liên tục.

Trên đây là bài viết về chủ đề đầu tư NFT với số vốn dưới $500 và đầu tư vào NFT fractionalization cũng như các dự án NFT vốn hoá nhỏ là hai cách các bạn có thể tham khảo. Hi vọng các bạn đã nhận được những thông tin hữu ích thông qua bài viết này. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi tại nhóm BigcoinVietnam để được giải đáp.

Đọc thêm:

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

Lengkeng

Lengkeng

"Money is made by sitting, not trading"

5 / 5 (1Bình chọn)

Bài viết liên quan