Đầu tư NFT: Đâu là lợi ích và rủi ro tiềm ẩn cho người mới?

ByElly Nguyen27/12/2023
NFT đang ngày càng phát triển trở thành “cơn sốt” trong lĩnh vực đầu tư crypto nói riêng và tài chính nói chung. Tuy nhiên, đi kèm với những cơ hội khi tham gia đầu tư NFT đó là các rủi ro tiềm ẩn, đặc biệt là đối với người mới khi tham gia đầu tư trong thị trường này.
Lợi ích và rủi ro khi đầu tư NFT
Lợi ích và rủi ro khi đầu tư NFT

1. Tổng quan về NFT

1.1. NFT là gì?

NFT viết tắt của Non Fungible Token là loại tài sản kỹ thuật số duy nhất được thể hiện và lưu trữ trên blockchain.

NFT là gì?
NFT là gì?

Hiểu đơn giản, hãy nghĩ về NFT như là một loại "chứng chỉ số" cho các tác phẩm nghệ thuật, video, âm nhạc, hay thậm chí là nội dung trên mạng xã hội. Không giống như các loại tiền điện tử khác như Bitcoin có thể dễ dàng thay thế và trao đổi giá trị cho nhau, NFT lại mang tính chất "non-fungible," có nghĩa là không thể thay thế một cách đồng đều với cái khác.

Khi bạn mua một NFT, bạn thực chất đang mua quyền sở hữu duy nhất của một phiên bản số của một tác phẩm nghệ thuật. Thông tin về NFT được ghi lại trên blockchain giúp đảm bảo tính chính xác và tính duy nhất của quyền sở hữu, mà bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra được.

Đọc thêm: NFT là gì? Tất Tần Tật Những Điều Phải Biết Về Tài Sản Của Tương Lai Này

1.2. Ai là người tạo ra NFT

NFT có thể được tạo ra từ nhiều đơn vị tổ chức hoặc cá nhân bao gồm những nhà sáng tạo, nghệ thuật, sưu tầm,… Bạn sẽ thấy việc tạo ra NFT rất đơn giản và dễ tiếp cận, các NFT có thể đến từ mọi tầng lớp xã hội. Tuy nhiên, có một số đơn vị nổi bật tham gia chính vào quá trình tạo ra NFT bao gồm:

  • Nghệ sĩ: Hiện nay, nghệ sĩ đang bán NFT của tranh, bức vẽ, ảnh hoặc các tác phẩm truyền thông hình ảnh khác trên các chợ giao dịch NFT như OpenSea hoặc SuperRare.
  • Nhạc sĩ: Nhiều nhạc sĩ đang tận dụng NFT để bán âm nhạc của họ trực tiếp cho người hâm mộ.
  • Người nổi tiếng: Nhiều người nổi tiếng, từ Paris Hilton đến Snoop Dogg, đã tạo ra các dự án NFT trong hai năm qua.
  • Nhà phát triển game: Chúng ta đang thấy nhiều trò chơi và nền tảng bán tài sản và nhân vật game dưới dạng NFT.
  • Doanh nhân: Nhiều chủ doanh nghiệp và doanh nhân đang bán quyền sở hữu một phần của tài sản thông qua NFT.
Ai là người tạo ra NFT
Ai là người tạo ra NFT

NFT được tạo ra bởi nhiều người và đơn vị khác nhau, góp phần làm cho thị trường NFT trở nên đa dạng và mở rộng. Tuy nhiên, quan trọng là lưu ý rằng việc tạo ra NFT không chỉ giới hạn trong các nền tảng và người nổi tiếng. Bất kỳ ai có quyền truy cập vào công nghệ blockchain đều có thể tạo và bán NFT của riêng họ. 

Từ đây, NFT ngày càng phát triển và mở ra một thế giới với nhiều cơ hội hơn cho các nhà sáng tạo digital, nhiếp ảnh, âm nhạc hay những nhà phát triển game online. NFT được hỗ trợ giao dịch và mua bán trên các chợ giao dịch NFT với nguồn thanh khoản ổn định giúp cho các nhà sáng tạo và đơn vị phát hành NFT có thể kiếm lời từ sản phẩm của mình. Việc tiếp cận đến NFT hiện nay trở nên dễ dàng hơn từ đó nhiều người có thể tìm kiếm các lợi ích từ việc đầu tư NFT, giúp cho ngách NFT ngày càng được mở rộng.

2. Lợi ích của việc đầu tư NFT

2.1. Khả năng sinh lời cao

Nhiều người bị hấp dẫn bởi cơ hội sinh lời cao khi tham gia đầu tư NFT và khi cộng đồng những người tham gia đầu tư NFT càng lớn thì cơ hội sinh lời này càng cao. Trong thực tế đã có một số trường hợp kinh điển thành công trong việc kiếm lợi nhuận từ NFT tạo nên làn sóng quan tâm lớn đối với mô hình này. Cụ thể:

CryptoPunks:

  • CryptoPunks là một bộ sưu tập 10,000 hình ảnh pixel art duy nhất đại diện cho các nhân vật phong cách punk.
  • Nhiều CryptoPunks đã được bán với giá hàng triệu đô la, với các thành viên của cộng đồng blockchain và người nổi tiếng tham gia mua sắm.

Beeple's "Everydays: The First 5000 Days":

  • Beeple là một nghệ sĩ nổi tiếng trong không gian NFT, và tác phẩm "Everydays: The First 5000 Days" của anh đã được bán với giá 69 triệu đô la trong một phiên đấu giá tại nhà đấu giá Christie's.

Jack Dorsey's "Valuables":

  • CEO Twitter, Jack Dorsey, đã bán tweet đầu tiên của mình dưới dạng NFT thông qua nền tảng Valuables.
  • Tweet đã được một nhà đầu tư mua với giá 2.9 triệu đô la.

Nyan Cat:

  • Hình ảnh động "Nyan Cat" đã được bán thành NFT và thu về một số tiền đáng kể trong các phiên đấu giá.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng thị trường NFT là một thị trường đầy rủi ro và biến động. Giá trị của NFT có thể thay đổi nhanh chóng dựa trên sự biến động của thị trường và sự thay đổi trong sự quan tâm của cộng đồng. Việc đầu tư nên được thực hiện cẩn thận với sự hiểu biết vững về rủi ro và tiềm năng.

2.2. Công nghệ blockchain mang đến độ bảo mật cao

NFT được tạo ra bằng cách sử dụng công nghệ blockchain vì thế NFT hạn chế được rủi ro bị hack, đánh cắp thông tin từ các đối tượng xấu. Tất cả các NFT sẽ được ghi lại trên blockchain và minh bạch về các thông tin như số lượng, chủ sở hữu, độ hiếm,… Nhà đầu tư NFT có thể yên tâm về độ an toàn khi đầu tư loại tài sản này.

2.3. Đầu tư NFT không yêu cầu số vốn lớn

Hiện nay, việc đầu tư NFT trở nên dễ dàng hơn và đặc biệt chúng không yêu cầu nhà đầu tư phải bỏ số tiền lớn mới có thể sở hữu. Giá trị của NFT được phân cấp đa dạng từ một vài đô la đến hàng trăm nghìn đô la cho từng bộ sưu tập NFT khác nhau. Người dùng có thể lựa chọn khoản đầu tư phù hợp với điều kiện cá nhân.

Không chỉ vậy, bạn cũng có thể sở hữu NFT chỉ với số vốn 0 đồng thông qua các chương trình phát hành NFT miễn phí (freemint), airdrop, test game,… Đây là những cơ hội đầu tư với rủi ro gần như bằng 0 mang đến lợi ích lớn cho nhà đầu tư NFT và đòi hỏi người dùng phải theo dõi kỹ dự án, tích cực tham gia các hoạt động và thực hiện nhiệm vụ từ dự án.

Đọc thêm: Làm thế nào để sở hữu NFT với vốn 0 đồng?

2.4. Cơ hội chia nhỏ quyền sở hữu các tài sản vật lý

Trên thực thế, một số tài sản thuộc thế giới thực như tác phẩm nghệ thuật, bất động sản, trang sức cao cấp khó có thể chia nhỏ và cực kỳ hạn chế số lượng người sở hữu. Tuy nhiên, NFT có thể trở thành bản sao kỹ thuật số của các loại tài sản này và chúng dễ dàng chia nhỏ hơn. Ví dụ như tác phẩm nghệ thuật có thể phát hành nhiều phiên bản nhỏ trong toàn bộ bộ sưu tập hoặc trang sức có thể tách ra thành nhiều bộ phận.

Công nghệ số giúp cho thị trường của các loại tài sản này được mở rộng hơn đem đến sự linh hoạt cho người dùng và kích thích giá cả tăng cao. Bản thân những nhà đầu tư NFT có thể đa dạng hóa danh mục tài chính và xác định vị thế phù hợp khi tham gia đầu tư loại hình này.

2.5. Lợi ích đi kèm trong đầu tư NFT

Một xu hướng đối với các nhà phát hành bộ sưu tập NFT đó chính là luôn đính kèm quyền lợi thêm dành cho các NFT holders của mình. Một người sở hữu NFT không chỉ nhận được lợi nhuận khi NFT đó tăng giá mà còn được nhận thêm các quyền lợi bổ sung khác đến từ dự án.

Một số quyền lợi phổ biến mà những người sở hữu NFT có thể được nhận thêm bao gồm:

  • Đối với các bộ sưu tập NFT PFP, NFT holder có quyền sở hữu IP (độc quyền hình ảnh) để sử dụng hình ảnh của chính NFT đó cho các mô hình kinh doanh cá nhân.
  • Những người nắm giữ NFT cũng có thể được chia sẻ một phần doanh thu đến từ mô hình kinh doanh của chính dự án.
  • Được hưởng các ưu đãi khi sử dụng các sản phẩm mà dự án cung cấp, ví dụ như voucher du lịch, vé xem phim miễn phí,…

3. Rủi ro của việc đầu tư NFT

3.1. Chi phí tạo ra (minting) NFT rất đắt đỏ

Tất cả các NFT đều được tạo ra (minted) trên mạng lưới blockchain và chi phí mà người phát hành phải trả cho mạng lưới là rất đắt đỏ.

Ví dụ, nhà sáng tạo hoặc người sưu tập muốn tạo NFT trên blockchain phổ biến như Ethereum sẽ phải thanh toán một loại phí gọi là phí gas. Trong một số trường hợp, phí gas có thể rất đắt đỏ vì thế rủi ro khi đầu tư NFT cũng khá cao. 

Chi phí đúc (mint) NFT trên chợ Rarible
Chi phí đúc (mint) NFT trên chợ Rarible

3.2. Thị trường NFT có tính biến động cao

Bản thân thị trường crypto đã chịu ảnh hưởng bởi sự biến động cao vì quy mô nhỏ hơn rất nhiều so với các thị trường tài chính truyền thống khác. Trong khi đó, thị trường NFT là thị trường mới nổi bên trong thị trường crypto nên sự biến động còn mạnh mẽ hơn.

Bạn sẽ thấy không có gì đáng ngạc nhiên khi một số NFT tăng giá gấp 3,4 lần chỉ trong vài ngày hoặc thậm chí vài giờ. Ngược lại, cũng có rất nhiều bộ NFT mất hết giá trị chỉ trong vài phút do sự đầu cơ mù quáng. Vốn hóa thị trường NFT còn nhỏ nên khả năng chịu thao túng từ các tổ chức hoặc cá nhân có nguồn lực tài chính lớn là rất cao. Bản thân những đối tượng này có thể tác động trực tiếp đến giá và thị trường NFT vì thế nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ phải chịu nguy cơ bị thao túng.

3.3. Khả năng bị lừa đảo cao

Với mỗi bộ sưu tập NFT nổi tiếng như Cryptopunk, BAYC,… và có giá trị hàng chục nghìn USD cho 1 NFT thì sẽ xuất hiện rất nhiều bản sao giả mạo và được bán với số tiền thấp hơn. Nếu người mua không biết cách chọn và giao dịch NFT trên những nơi giao dịch uy tín thì rất dễ mua phải những bộ NFT lừa đảo này.

Ngoài ra, có những đối tượng xấu đã tạo ra các dự án NFT với ý định duy nhất là "lấy tiền và bỏ chạy" mà không thực hiện bất kỳ hứa hẹn nào được đề ra trong lộ trình hoặc whitepaper. Khi có một số người mua NFT và họ cảm thấy đã thu được nguồn thu nhất định rồi thì họ sẽ thả trôi dự án và dần dần bộ sưu tập NFT đó sẽ không có thanh khoản và không có người mua. Từ đó, nhà đầu tư sẽ mất trắng số tiền của mình.

3.4. NFT có thể ảnh hưởng đến môi trường

Bởi vì NFT được tạo ra trên blockchain nên có thể dẫn đến một số vấn đề liên quan đến môi trường. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ việc một số blockchain sử dụng phương thức gọi là "proof of work" để xác minh một giao dịch hợp đồng thông minh.

Để vận hành cơ chế Proof of work đòi hỏi blockchain phải tiêu thụ một lượng năng lượng lớn, có thể gây hại cho môi trường.

4. Những lưu ý khi đầu tư NFT dành cho người mới

4.1. Nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường NFT

Trước khi bắt đầu đầu tư vào NFT, người dùng phải bắt tay vào việc nghiên cứu kỹ lưỡng về cách NFT hoạt động, quy trình minting, sàn giao dịch phổ biến và xu hướng thị trường là quan trọng để đảm bảo quyết định đầu tư được đưa ra dựa trên thông tin chính xác và chi tiết.

4.2. Đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm rủi ro

Đối với đầu tư vào NFT, như mọi loại đầu tư khác, việc đa dạng hóa đầu tư giúp giảm nguy cơ tổn thất đối với một loại tài sản cụ thể, đồng thời tối ưu hóa cơ hội sinh lời.

4.3. Chọn sàn giao dịch NFT uy tín để giao dịch

Lựa chọn mua NFT từ sàn giao dịch và nghệ sĩ uy tín giúp bảo vệ khỏi lừa đảo và bản sao giả mạo. Việc kiểm tra nguồn gốc là quan trọng để đảm bảo tính chính xác và độ độc đáo của NFT. Hiện nay, một số sàn giao dịch NFT phổ biến trên các mạng lưới blockchain hỗ trợ người dùng khá tốt như Blur (Ethereum), Tensor (Solana), Hyperspace (Avalanche),…

Danh sách chợ giao dịch NFT uy tín
Danh sách chợ giao dịch NFT uy tín

4.4. Theo dõi thị trường và tham gia vào các cộng đồng dự án NFT

Việc theo dõi xu hướng và thông tin mới nhất về thị trường NFT giúp đưa ra quyết định thông thái và hiểu rõ về cách NFT ảnh hưởng đến thị trường nghệ thuật số.

4.5. Biết cách sử dụng ví điện tử an toàn để lưu trữ NFT

Sử dụng ví điện tử an toàn là quan trọng để đảm bảo an toàn cho mật khẩu và thông tin xác thực. Bảo vệ ví là biện pháp cần thiết để tránh mất mát tài sản, đặc biệt là đối với NFT.

Bạn cần nắm được thông tin những loại ví nào hỗ trợ NFT bạn sở hữu và đưa ra lựa chọn cho phù hợp. Sau khi chọn được ví lưu trữ thì hãy tìm hiểu cách giữ an toàn và nâng cao bảo mật ví tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra như bị hack, lộ private key,…

4.6. Nắm rõ cơ chế Gas Fee và phí giao dịch khi mua bán

Chú ý đến chính sách gas và phí giao dịch khi minting và mua NFT, vì chúng có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận. Tối ưu hóa chi phí giúp đảm bảo rằng đầu tư của bạn không bị ảnh hưởng quá mức.

Trong trường hợp thấy phí gas bị đẩy lên quá cao, trường hợp đỉnh điểm phí gas có thể lên tới 100-200$/giao dịch thì bạn cần có quyết định và chiến lược phù hợp. Bạn có thể đợi đến khi phí gas ổn định hoặc chấp nhận mint với phí cao để tăng độ cạnh tranh và tốc độ giao dịch chiếm lấy cơ hội mint NFT từ dự án. Tóm lại, khi nắm rõ cơ chế gas và kết cấu chi phí giao dịch bạn sẽ chủ động hơn trong việc đưa ra quyết định đầu tư của mình.

5. Kết luận

Đầu tư vào NFT mang lại cơ hội sinh lời lớn, nhưng cũng đi kèm với những rủi ro đáng kể, đặc biệt là đối với những người mới gia nhập thị trường. Chính những yếu tố sáng tạo và tính độc đáo của NFT có thể tạo ra những khoản lợi nhuận ấn tượng cho nhà phát triển và nhà đầu tư. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thị trường biến động mạnh và có thể thay đổi theo thời gian, nếu không bắt nhịp nhanh chóng thì sẽ phải chịu rủi ro thua lỗ.

Rủi ro của việc đầu tư vào NFT bao gồm sự không chắc chắn về giá trị, khả năng mất mát tài chính, và nguy cơ về bảo mật. Để tránh được các tình huống này, bạn cần tiếp tục nghiên cứu và học hỏi liên tục để đưa ra những quyết định thông thái. Là một nhà đầu tư mới nên tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như giảm rủi ro bằng cách đa dạng hóa đầu tư và chỉ đầu tư số tiền trong khả năng chấp nhận mất của mình.

Đọc thêm:

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

Elly Nguyen

Elly Nguyen

Builder at Bigcoin - Learning to share, sharing to learn

5 / 5 (2Bình chọn)

Bài viết liên quan