theblock101

    EOS là gì? Tại sao EOS được coi là đối thủ xứng tầm của Ethereum?

    ByLengkeng27/05/2020
    EOS hay EOSIO Blockchain là sản phẩm của công ty Block.one - một công ty công nghệ được đăng ký tại Cayman. EOS có thể được hiểu theo định nghĩa của team dev là 1 giao thức Blockchain cho phép phát triển các ứng dụng phi tập trung (Dapp) theo chiều ngang Để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như việc cân nhắc có nên đầu tư vào đồng tiền EOS coin hay không. Hãy tham khảo bài viết này cùng TheBlock101 nhé!

    1. EOS Blockchain là gì?

    EOS Blockchain là gì
    EOS Blockchain là gì?

    EOS hay EOSIO Blockchain là sản phẩm của công ty Block.one - một công ty công nghệ được đăng ký tại Cayman. Block.one định nghĩa họ là công ty hàng đầu thế giới, nơi chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ Blockchain hiệu năng cao.

    EOS có thể được hiểu theo định nghĩa của team dev là 1 giao thức Blockchain cho phép phát triển các ứng dụng phi tập trung (Dapp) theo chiều ngang. Các developers có thể phát triển các ứng dụng phân tán hiệu năng cao một cách hiệu quả.

    Vào tháng 06/2017, EOS được Block.one ra mắt và chính thức công bố mã nguồn mở vào ngày 01/06/2018. Các ứng dụng được xây dựng trên EOS Blockchain sử dụng các ngôn ngữ lập trình quen thuộc, giúp hỗ trợ các developers có thể dễ dàng tiếp cận và xây dựng các sản phẩm của họ trên nền tảng EOS. EOS được xây dựng trên nền tảng ERC20 của Ethereum với mục tiêu đưa EOS trở thành một ứng dụng phân cấp với cơ sở hạ tầng mạnh mẽ nhất.

    Công nghệ Blockchain của EOS mang các tính năng như

    • Khả năng mở rộng đến hàng triệu lần truy cập vào mỗi giây
    • Loại bỏ phí giao dịch
    • Triển khai ứng dụng phân cấp nhanh chóng, dễ dàng

    2. Các thành phần của EOS Ecosystem

    Là 1 blockchain nền tảng, EOS cung cấp 1 bộ giải pháp gồm các công cụ, mã nguồn... cho các lập trình viên để họ có điều kiện tốt nhất trong việc xây dựng các ứng dụng Dapp, gồm có:

    • EOSIO Core: Cung cấp các blocks cơ bản để developers có thể tương tác và xây dựng trên Blockchain protocol của EOS. Gồm có Nodes, Cleos và Smart Contract tham khảo.
    • EOSIO Tools: Cung cấp bộ thư viện mã nguồn mở để hỗ trợ tốt nhất cho các developers có thể tham khảo và xây dựng các ứng dụng phi tập trung. Gồm có: EOSTIO.CDT, bộ toolkit Ricardian, EOSJS, SDK, Demuk...
    • EOSIO Labs: Là 1 kho lưu trữ mà các developers có thể thử nghiệm và sử dụng chúng như bộ mã cơ sở, tiêu chuẩn để phát triển các Dapp của mình. Gồm có EOSIS Explorer, Assert Mainifest Security Model, Webauthn Example App...

    Trong hệ sinh thái EOS gồm có: EOS.IO và token EOS. 

    3. Cơ chế đồng thuận của EOS Blockchain

    Cơ chế đồng thuận của EOS Blockchain
    Cơ chế đồng thuận của EOS Blockchain

    EOS Blockchain sử dụng cơ chế đồng thuận BFT-DPOS, kết hợp giữa Delegated Proof of Stake (DPoS) và Byzantine Fault Tolerance (BFT).

    Trong DPoS, người sở hữu EOS token có quyền tham gia bỏ phiếu để chọn ra những nhà sản xuất khối (block producers) thông qua hệ thống bỏ phiếu phê duyệt liên tục (Continuous Approval Voting System). Người nắm giữ token có thể ủy quyền cho các nhà sản xuất khối bằng cách bỏ phiếu cho họ. Những nhà sản xuất nhận được đủ phiếu bầu sẽ được tham gia vào quá trình sản xuất khối, và nhiệm vụ của họ là thuyết phục cộng đồng bỏ phiếu cho mình.

    Cơ chế này cũng được sử dụng bởi nhiều dự án khác như CyberMiles (CMT), Newton (NEW), và Own Market (CHX).

    Để tăng tính bảo mật, cơ chế Byzantine Fault Tolerance (BFT) được tích hợp vào DPoS. BFT đảm bảo rằng ngay cả khi một số nút trong mạng bị lỗi hoặc hoạt động không đúng, hệ thống vẫn có thể đạt được sự đồng thuận. BFT ngăn các nhà sản xuất khối ký kết hai khối khác nhau tại cùng một chiều cao khối (block height).

    Sự kết hợp giữa DPoS và BFT giúp EOS Blockchain đạt được sự đồng thuận nhanh chóng, thường chỉ trong vòng một giây.

    4. Tokenomics

    4.1. Token EOS là gì?

    Chúng ta có thể hiểu là token EOS là những token tương thích ERC-20 với Smart Contract (hợp đồng thông minh).

    Hầu hết các sàn giao dịch lớn nhỏ trên thế giới đều niêm yết token EOS. Đây cũng được xem là token quan trọng để vận hành Blockchain.

    Bản thân token EOS không thực hiện chức năng, nó chỉ hữu ích khi các nhà phát triển phát triển ứng dụng trên nền tảng phải sử dụng chúng để tạo ra token hay ứng dụng cụ thể của họ. Mỗi ứng dụng chấp nhận trên nền tảng phụ thuộc vào việc bỏ phiếu của chủ sở hữu token.

    4.2. Key metrics

    • Name: EOS.
    • Ticker: EOS.
    • Blockchain: EOS, Ethereum & Binance Smart Chain.
    • Token Standard: ERC-20 & BEP-20.
    • EOS Smart Contract: Updating…
    • Ethereum Smart Contract: 0x86fa049857e0209aa7d9e616f7eb3b3b78ecfdb0
    • BSC Smart Contract: 0x56b6fb708fc5732dec1afc8d8556423a2edccbd6
    • Token Type: Utility.
    • Total Supply: No max supply.
    • Circulating Supply: 959,607,585 EOS.

    4.3. Token release schedule

    EOS từng công bố tổng cung ban đầu là 1 tỷ token, với kế hoạch phân phối như sau:

    • 20% (200 triệu EOS) phân phối trong 5 ngày đầu tiên.
    • 70% (700 triệu EOS) chia thành 350 chu kỳ, mỗi chu kỳ 23 tiếng, phát hành 2 triệu EOS bắt đầu từ 1/7/2017.
    • 10% (100 triệu EOS) dành cho Block.one, không thể giao dịch.

    Tuy nhiên, thông tin mới nhất cho biết EOS không có tổng cung cố định, và có thể tiếp tục được phát hành tương tự như Ethereum.

    4.4. EOS token use cases

    Dưới đây là một số mục đích sử dụng của đồng EOS:

    • Voting trong cơ chế DPoS: Người nắm giữ EOS, gọi là Delegators, sử dụng đồng EOS để bỏ phiếu bầu chọn các Block Producers trong hệ thống.

    • Staking để tranh cử làm Block Producers: Các ứng viên Block Producers phải staking EOS để tham gia tranh cử. Số EOS này sẽ được khóa lại trong mạng lưới trong suốt thời gian họ đảm nhiệm vai trò sản xuất khối.

    • Phần thưởng cho Block Producers: Những Block Producers được chọn sẽ nhận phần thưởng dưới dạng block rewards bằng đồng EOS cho công việc tạo khối của mình.

    5. Công nghệ và tính khả thi của EOS

    Khả năng mở rộng cao hơn Blockchain Bitcoin, Ethereum

    Trong khi nhiều network như BTC, ETH tập trung vào tính phân quyền hay phục vụ DApp, thì EOS lại dồn lực vào những yếu điểm của Blockchain như giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng, tốc độ giao dịch, tính linh hoạt. Thông qua EOS.IO, network EOS cung cấp sự linh hoạt trong việc phát triển và duy trì các DApp thông qua nhiều tính năng khác nhau. 

    Vẫn giữ được tính an ninh bảo mật

    Sau khủng hoảng phí giao dịch Bitcoin quá đắt, nhiều người đã tìm đến các Altcoin có chi phí thấp hơn, và giờ là EOS với phí giao dịch bằng 0. Với người dùng, đây sẽ là một ưu điểm vượt trội của EOS giữa rừng Altcoin lớn mạnh khác, nhưng bạn đừng vội mừng.

    Trên thực tế, phí giao dịch bằng 0 thực sự không hợp lý. Phí giao dịch vốn dĩ dùng để khuyến khích các node tiếp tục xác nhận và giữ trạng thái của Blockchain. Trong trường hợp không còn phí, sẽ không còn bất kỳ nguồn lực tài chính nào để duy trì sự tồn tại của Blockchain nữa. Chính vì vậy, chúng ta không nên vội nghĩ EOS miễn phí. Trong trường hợp của network EOS, phí giao dịch được ẩn dưới dạng lạm phát chứ không phải là phí thu được từ mỗi giao dịch của người dùng.

    Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn xấu; cả BTC và ETH đều lạm phát, mặc dù hai cryptocurrency này cuối cùng sẽ có nguồn cung cứng để dựa vào, thay vì cần đến phí giao dịch. Vậy đỉnh an ninh bảo mật tuy không là ưu điểm nhưng cũng không là nhược điểm quá quan trọng với EOS…

    Tính năng khôi phục username và private key

    EOS cho phép người dùng tạo các địa chỉ dễ nhớ so với nhiều network khác. Mặc dù tên và địa chỉ ví trên các network khác sẽ giúp giảm tỷ lệ giao dịch bị nhầm lẫn, nhưng cũng làm giảm đáng kể tính riêng tư của người dùng. Ngoài ra, EOS còn có giao thức khôi phục tài khoản, người dùng có thể chỉ định một hoặc nhiều “đối tác khôi phục tài khoản” và làm việc với đối tác của họ để đặt lại private key.

    6. Tại sao EOS được coi là đối thủ xứng tầm của Ethereum?

    Với mục đích xây dựng một nền tảng Blockchain, EOS có khả năng sẽ mở rộng cao, an toàn, loại bỏ phí giao dịch và xử lý hàng triệu giao dịch mỗi giây. Mà tính năng này hiện là điểm yếu đối với Ethereum Bitcoin.

    Nền tảng EOS sử dụng cơ chế đồng thuận DPoS (Delegated Proof-of-Stake) nên một phần nào đó vẫn còn tính tập trung. Tuy nhiên sau đó có một hệ thống có quy mô lớn với khả năng mở rộng cao và vận hành nhanh hơn. 

    Còn đối với Ethereum, nó sử dụng cơ chế POW (Proof-of-Work) và có thế mạnh là nền tảng riêng cho các ứng dụng DApps và Smart Contract. Ethereum hướng dẫn việc hỗ trợ các ứng dụng, tuy nhiên trên thực tế thì chỉ có khoảng 10% các giao dịch trên nền tảng Ethereum đến từ top 100 ứng dụng chạy trên nền tảng này còn 90% còn lại đến từ ICOs và thanh toán.

    7. Mục tiêu mà EOS hướng đến

    Mục tiêu của EOS là xây dựng một nền tảng blockchain có thể xử lý hàng ngàn giao dịch mỗi giây mà không cần phí giao dịch trên chuỗi. Nghĩa là khi các Block Producer sản xuất các khối, chính Blockchain của EOS sẽ trả tiền cho họ. Điều này giúp loại bỏ phí đối với người dùng. Bên cạnh đó, EOS còn muốn trở thành hệ điều hành đầu tiên được phân cấp, cung cấp một môi trường phát triển tốt hơn cho các ứng dụng phi tập trung.

    8. Tạo ví lưu trữ EOS Coin ở đâu an toàn nhất?

    EOS đã chính thức phát hành Mainnet và chạy trên Blockchain EOS riêng. Chính vì vậy, ngoài những ví hỗ trợ Token ERC20 (như là Ví MyEtherwallet) thì nhà đầu tư cũng có rất nhiều các lựa chọn để có thể Hold đồng EOS an toàn, gồm có:

    SimplEOS: 1 loại ví trên máy tính, hiện đã có các phiên bản hỗ trợ nền tảng: Mac OS, Windowns, linux.

    Exodus: 1 loại ví trên máy tính cũng được khá nhiều nhà đầu tư sử dụng.

    ImToken 2.0: Có lẽ nhiều người đã từng sử dụng loại ví này, đây là 1 loại ví trên Mobile vô cùng nổi tiếng. Khác với phiên bản trước, ImToken 2.0 còn cho phép lưu trữ Bitcoin (BTC) và EOS.

    Ví sàn giao dịch: Nhà đầu tư cũng có thể trữ EOS coin trực tiếp trên các sàn giao dịch, vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí, mà còn giảm tối đa rủi ro chuyển tiền qua lại trên Blockchain.

    Ví cứng Ledger Nano S: loại ví này vô cùng an toàn với độ bảo mật cao tuyệt đối, ngoài EOS thì ví Ledger có thể lưu trữ bất kỳ đồng coin nào hiện nay.

    9. Mua bán EOS coin ở đâu? Sàn giao dịch nào tốt nhất?

    Tính đến hiện tại, có rất nhiều sàn giao dịch coin hỗ trợ mua bán đồng tiền kỹ thuật số EOS như: Binance, Huobi, OKEx, HitBTC, Bitfinex, IDAX, Upbit,.. Nếu bạn muốn mua bán đồng EOS thì Binance và Huobi là 2 sàn The Block 101 khuyên dùng. Đây là 2 sàn có khối lượng giao dịch lớn, có uy tín và phí giao dịch rất rẻ. 

    10. Có nên đầu tư vào đồng tiền EOS Coin không?

    Đồng EOS đã và đang được rất nhiều KOLs trong lĩnh vực Crypto và Blockchain đánh giá cao, thậm chí cao hơn cả Ethereum về khả năng mở rộng, tính linh hoạt, mô hình không mất phí và tốc độ giao dịch nhanh hơn hẳn Ethereum. Nếu EOS phát triển thành công được những tính năng như trong lộ trình đề ra thì khả năng giá XXX lần trong tương lai là rất cao. Tuy nhiên, rủi ro là điều không thể tránh khỏi và mỗi cá nhân cần phải cân nhắc kỹ trước khi đầu tư vào bất cứ đồng coin nào. Đừng bao giờ đầu tư 100% vốn vào 1 đồng coin mà nên phân bổ ra một số coin nhất định! 

    Có thể nói rằng EOS là dự án có nhiều tính năng vượt trội và có thể thu hút được 1 số lượng cộng đồng người dùng lớn. EOS luôn đứng trong top 10 đồng tiền điện tử có vốn hóa lớn nhất thế giới theo dữ liệu trên Coinmarketcap trong hơn 2 năm qua. Hiện tại, EOS được coi là đối thủ lớn nhất có khả năng cạnh tranh với đồng Ethereum (ETH). 

    Đọc thêm

     

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    Lengkeng

    Lengkeng

    "Money is made by sitting, not trading"

    5 / 5 (2Bình chọn)

    Bài viết liên quan