Theo đánh giá của SEC thì mức độ phân quyền có thể là "chìa khóa" quan trọng quyết định liệu một tài sản kỹ thuật số có thể nhận được ETF hay không. Đồng thời, yếu tố quyết định thứ hai là nhu cầu tiềm năng đối với bất kỳ quỹ ETF mới nào vì đây sẽ là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến lợi nhuận
Solana được cho là vượt trội ở cả hai tiêu chí này, giúp nó giữ vị trí dẫn đầu về khả năng được phê duyệt so với các đối thủ cạnh tranh. Nền tảng blockchain này thể hiện sự tiến bộ trong việc phân cấp với phiên bản Firedancer - giải pháp được thiết kế để tăng đáng kể khả năng xử lý giao dịch của Solana và hỗ trợ sharding.
Qua việc giới thiệu Firedancer, Solana muốn thúc đẩy tính phân cấp, cho phép cộng đồng người dùng tham gia vào việc quản lý và vận hành mạng lưới. Điều này không chỉ là một chiến lược để tăng cường sự bền vững của hệ thống mà còn phản ánh cơ chế phân cấp giúp đảm bảo tính công bằng và an toàn của mạng lưới.
Sức hấp dẫn của thị trường đối với Solana là rất lớn. SOL đã liên tục chứng tỏ hiệu suất thị trường mạnh mẽ và khối lượng giao dịch cao cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư và tiềm năng của mạng lưới này. Điều này khiến Solana trở thành ứng cử viên tiềm năng cho một quỹ ETF.
GSR đã tính toán chỉ số “ETF Possibility Score” - một chỉ số được tính toán để đánh giá khả năng một tài sản kỹ thuật số được chấp nhận và đưa vào quỹ giao dịch trên sàn (ETF). Trong đó, Ethereum (ETH) có điểm số khả năng ETF cao nhất, tiếp theo là Solana và NEAR Protocol (NEAR).
Còn các đồng tiền mã hóa khác như Avalanche (AVAX), Aptos (APT), ADA, XRP và Cosmos (ATOM) được đánh giá là tiêu cực, khó có khả năng được phê duyệt ETF.
"Nhìn chung, kết quả cho thấy rõ ràng rằng Solana sẽ là ứng cử viên tiếp theo, nếu các quỹ ETF cho tài sản kỹ thuật số trên sàn được phê duyệt tại Mỹ," GSR viết. GSR cũng đã tiết lộ rằng họ đang giữ một vị thế mua dài hạn đối với Solana, cho thấy họ tin tưởng vào tiềm năng phát triển của dự án này trước bối cảnh thị trường tiền điện tử đang ngày một phát triển.
Đọc thêm: