Hop Protocol là gì? Cầu nối cross-chain bridge cho Layer 2

ByElly Nguyen09/08/2023

1. Hop Protocol là gì?

Hop Protocol là cầu nối cross-chain bridge giúp chuyển token giữa các mạng lưới Layer 2 của Ethereum dựa trên thiết kế Liquidity Network Bridge. Để thực hiện việc chuyển đổi token giữa các mạng lưới thì Hop Protocol sử dụng token trung gian là hToken.

Nếu bạn chưa biết thì Liquidity Network Bridge là một thiết kế của mô hình cross-chain bridge sử dụng các Liquidity Pool trên chain A và B, dự trữ thanh khoản để sử dụng cho hoạt động cross-chain swap giữa chain A và B.

Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về mô hình hoạt động của dự án này.

2. Sản phẩm

Hop Protocol có một số tính năng chính bao gồm:

Send: Người dùng có thể chuyển token qua lại giữa các mạng lưới blockchain khác nhau.

Tính năng Send của Hop Protocol
Tính năng Send của Hop Protocol
  • Pool: Người dùng có thể cung cấp thanh khoản vào pool để nhận được lợi nhuận (tương ứng với phần thưởng của từng pool).
Thống kê LP Pool trên Hop Protocol
Thống kê LP Pool trên Hop Protocol
  • Convert: Hop Protocol cho phép người dùng có thể thực hiện 2 tính năng Convert bao gồm convert token A sang dạng hToken A trên cùng một chain (thông qua AMM) và chuyển đổi token A trên 1 blockchain cho một hToken A ở blockchain khác (thông qua Hop Bridge).
Giao diện tính năng Convert
Giao diện tính năng Convert

3. Cơ chế hoạt động

Thông thường nếu muốn có ETH trên các Layer 2 thì người dùng phải khoá token ETH ở mạng chính Ethereum và nhận về token đại diện trên Layer 2 đó (gọi là canonical token).

Vì token đại diện này chỉ tồn tại ở Layer 2 mà nó được tạo ra nên token đấy sẽ không sử dụng được ở những hệ Layer 2 khác. Trường hợp nếu muốn chuyển ETH từ Arbitrum sang Optimism thì người dùng cần thao tác như sau:

  • Bước 1: Chuyển token đại diện ETH trên Arbitrum qua ETH trên mạng Ethereum (thông qua bridge của Arbitrum).
  • Bước 2: Sau đó chuyển ETH mạng Ethereum sang token đại diện ETH ở Optimism (thông qua bridge của Optimism).

Điều này tốn nhiều thời gian và phí giao dịch. Hop Protocol phát triển Hop Bridge để xử lý vấn đề trên. Ban đầu, Hop chỉ hỗ trợ bridge tài sản từ Layer 1 tới Layer 2 và ngược lại. Tuy nhiên, nhận thấy vấn đề liên quan tới chi phí và thời gian nạp rút là trở ngại lớn với phần đa người dùng nên dự án quyết định mở rông thêm và tập trung cho phép người dùng bridge trực tiếp lên các Layer 2 (không thông qua Etherum mainnet) nhằm giảm phí và tối ưu thời gian.

Quá trình chuyển đổi token (ví dụ ETH) giữa các Layer 2 (chain X và chain Y) thông qua Hop Protocol sẽ diễn ra như sau:

  1. Người dùng chuyển token đại diện ETH sang h-ETH trên chain X (thông qua AMM).
  2. Sau đó, người dùng chuyển h-ETH từ chain X sang chain Y (thông qua Hop Bridge).
  3. Một khi Bonder cung cấp thanh khoản cho giao dịch của người dùng thì họ sẽ nhận được h-ETH ở chain Y.
  4. Người dùng có thể chuyển đổi h-ETH sang token đại diện ETH trên chain Y (thông qua AMM).

Để thực hiện được quy trình trên sẽ có 3 thành phần tham gia bao gồm Hop Bridge, AMM và Bonder. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về cơ chế hoạt động của 3 thành phần dưới đây.

3.1. Hop Bridge

Hop Bridge là cross-chain bridge với tính năng chuyển tài sản từ Layer 1 (như Ethereum) tới các blockchain Layer 2 với tốc độ nhanh và chi phí thấp.

Cơ chế hoạt động của Hop Bridge
Cơ chế hoạt động của Hop Bridge

Hop Bridge sử dụng token trung gian là h-tokens (Hop bridge token) ví dụ như hETH, hMATIC, hUSDT,... Đây là token cầu nối xuyên chuỗi (cross-network) giúp cho việc chuyển token xuyên chuỗi giữa các Layer 2 trở nên dễ dàng hơn.

3.2. Hop AMM

Để chuyển đổi token đại diện sang h-tokens thì phải cần có sàn giao dịch để có đủ thanh khoản thực hiện. Bởi vì khó có sàn nào có thể chấp nhận h-tokens, Hop Protocol cần phải tự tạo các sàn giao dịch để thực hiện, ở đây dự án sử dụng thuật toán AMM để tiến hành các giao dịch chuyển đổi qua lại giữa token đại diện và h-tokens một cách tự động.

Cơ chế hoạt động của AMM
Cơ chế hoạt động của AMM

Điều này giúp cho việc gia tăng thanh khoản và thúc đẩy sự tái cân bằng thanh khoản giữa các mạng lưới. Bất kỳ ai cũng có thể trở thành LP trên Hop pool là kiếm được lợi nhuận qua phí giao dịch trên nền tảng.

3.3. Bonder

Để vận chuyển h-token giữa các Layer 2 thì Hop Protocol cần có các Bonder. Bonder được hiểu là người cung cấp thanh khoản trả trước giúp giao dịch tiến hành nhanh hơn.

Thông thường để xác nhận chuyển đổi các token giữa các Layer 2 và mạng chính với nhau thì phải cần nhiều thời gian để hoàn thành. Để giao dịch diễn ra nhanh chóng thì Bonder sẽ cho vay lượng token có giá trị bằng với số token đang chờ xác nhận. Sau đó Bonder sẽ nhận lại số token đang chờ mà đã được xác nhận xong và họ sẽ nhận được phí chuyển đổi.

Hiện tại, Hop chỉ cho phép một nhóm rất ít đối tượng (trong whitelist) được xác thực và trở thành Bonder nhằm tăng cường khả năng bảo mật và xác thực giao dịch.

4. Đánh giá

Ưu điểm

  • Vận chuyển tài sản giữa các Layer 2 nhanh chóng: Token trung gian (cross-chain token) của Hop Protocol đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa cơ chế hoạt động của giải pháp cầu nối hiện tại.
  • Chuyển đổi tài sản xuyên chuỗi: Hop Protocol hiện đang hỗ trợ tài sản là USDC, USDT, MATIC, ETH, DAI là chủ yếu. Các chains được hỗ trợ là Arbitrum, Optimism, xDAI, Polygon và Ethereum Mainnet. Đây đều các chains hoặc Layer 2 scaling solution tương thích tốt với EVM. Trong tương lai, Hop Protocol sẽ mở rộng để hỗ trợ các giải pháp ZKrollups.
  • Khả năng mở rộng: Hop hiện hỗ trợ các bộ SDK nhằm giúp cho các dự án có nhu cầu có thể tích hợp Hop Protocol vào dự án của họ một cách dễ dàng.
Các mạng lưới và tài sản Hop Protocol hỗ trợ
Các mạng lưới và tài sản Hop Protocol hỗ trợ

Hạn chế

  • Ít mạng lưới: hiện Hop tập trung chủ yếu vào các mạng lưới L2 vì thế không có nhiều lợi thế về thị phần cross-chain bridge.
  • Thanh khoản thấp: Hiện tại pool thanh khoản trên HOP với TVL cao nhất chỉ đạt được con số là 6 triệu USD và lợi nhuận chưa đủ hấp dẫn để khuyến khích người dùng tiếp tục cung cấp thanh khoản trên nền tảng này.
  • Airdrop cho người dùng: Hop đã nhận về làn sóng tiêu cực của người dùng khi công bố điều kiện và yêu cầu để được nhận retro là người dùng từng cung cấp thanh khoản (LP) hoặc có tối thiểu 2 giao dịch bridge, cross-chain với tổng khối lượng trên 1000 USD. Việc phân bố tỷ lệ 8% trong tổng cung được đánh giá là thấp và kém hấp dẫn.

5. Thành viên team

Đội ngũ Hop Protocol bao gồm các thành viên cốt cán như:

  • Lito Coen - Growth: Ông là nhà đầu tư thiên thần lâu năm đã trực tiếp tham gia đầu tư và phát triển trên 10 dự án khác nhau thuộc mảng Web3. Ngoài ra ông từng là cựu nhân viên Paypal và người sáng lập của dự án Cryptotesters.
  • Christopher Whinfrey - Co-Founder: Với kinh nghiệm trên 6 năm trong mảng crypto, ông ấy là đồng sáng lập của Authereum và cùng với đội ngũ của dự án này phát triển Hop Protocol. Ngoài ra ông từng tốt nghiệp đại học Michigan mảng kỹ sư máy tính.
  • Shane Fontaine - Co-Founder: Giống với Christopher Whinfrey, Shane cũng là đồng sáng lập của Authereum. Ngoài ra ông từng là cựu nhân viên tại những công ty hàng đầu như Boeing và Raytheon.

6. Nhà đầu tư và đối tác

Nhà đầu tư

Thông tin các vòng gọi vốn của Hop Protocol:

  • Kêu gọi $990,000 tại Seed Round vào 02/01/2020 với sự tham gia của các nhà đầu tư như Coinbase Ventures, 1Confirmation, Republic Labs và Infinite Labs (Trung bình giá khoảng $0.006).
  • Kêu gọi $1,004,000 tại Strategic Sale vào 06/01/2021, với sự tham gia của Stani Kulechov, Kain Warick, Stefan George, Sid Coelho cùng một số nhà đầu tư thiên thần khác (Trung bình giá khoảng $0.075).

Đối tác

Trong khi đó dự án đã công bố đối tác với các Layer 2 mà Hop Protocol đã hỗ trợ, đặc biệt là Polygon khi dự án muốn trở thành mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái này. Hop đã tuyên bố mối quan hệ với các dự án sử dụng Polygon SDK như sidechains, Plasma Chains & Rollups.

Bên cạnh đó Hop Protocol cũng trở thành đối tác với những dự án Defi ở các hệ sinh thái khác nhau như Lyra, WePiggy, ZapperFi…. để hỗ trợ thuận tiện vận chuyển token giữa các hệ Layer 2 và mạng chính Ethereum.

7. Tokenomics

Thông tin chung

  • Tên token: Hop Protocol
  • Ký hiệu: HOP
  • Blockchain: Ethereum
  • Contract: Updating…
  • Loại token: Token quản trị
  • Chuẩn token: ERC-20
  • Tổng cung: 1,000,000,000 HOP

Phân bổ token

Phân bổ token HOP
Phân bổ token HOP
  • Treasury (HopDAO): 60.5%
  • Team: 22.45%
  • Airdrop: 8%
  • Investors: 6.25%
  • Future Team: 2.8%

Lịch trả token

Lịch phân bổ token HOP
Lịch phân bổ token HOP

Lịch trình trả token HOP dưới đây:

  • Private Sale - khóa 1 năm sau đó trả dần trong 3 năm
  • Team - khóa 1 năm sau đó trả dần trong 3 năm
  • HopDAO - mở khóa toàn bộ token tại TGE
  • Future Team - mở khóa toàn bộ tại TGE nhưng sẽ trả khi có nhân sự mới
  • Airdrop - không khóa, sẽ được trả khi người dùng claim

Hop Protocol (HOP) được ra mắt vào ngày 9 tháng 6 năm 2022. Toàn bộ tổng cung Hop Protocol (HOP) dự kiến sẽ được mở khóa hết vào tháng 7 năm 2025.

8. Lộ trình phát triển

  • Tháng 6 năm 2021: Chính thức ra mắt Mainnet
  • Tháng 1 năm 2022: Hop Protocol đã vượt qua 1 tỷ USD về khối lượng vận chuyển và TVL đạt 130 triệu USD.
  • Tháng 5 năm 2022: Hop Protocol đã ghi nhận 2 tỷ USD volume vận chuyển.

9. Thông tin dự án

10. Kết luận

Hop Protocol là giải pháp chủ yếu tập trung xử lý vấn đề chuyển đổi tài sản giữa các Layer 2 với nhau hoặc từ Layer 1 sang Layer 2. Có thể thấy trong bối cảnh cạnh tranh thị phần cross-chain bridge khốc liệt như hiện tại thì việc chỉ nhắm tới Layer 2 blockchain là chưa đủ. Dự án cần có phương án triển khai hỗ trợ nhiều mạng lưới hơn nữa trong tương lai để tăng khả năng cạnh tranh của mình.

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

Elly Nguyen

Elly Nguyen

Builder at Bigcoin - Learning to share, sharing to learn

5 / 5 (3Bình chọn)

Bài viết liên quan