theblock101

    THORChain (RUNE) là gì? Phân tích giao thức được mệnh danh là multichain của Uniswap

    ByElly Nguyen09/08/2023
    THORChain là giải pháp cross-chain đã có sự tăng trưởng cực kỳ mạnh mẽ khi x370 lần kể từ đáy vào năm 2021. Liệu trong năm 2023, với sự ra đời của rất nhiều các giải pháp cross-chain mới, THORChain có đủ sức cạnh tranh? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây cùng Theblock101.

    1. THORChain là gì?

    THORChain là một blockchain độc lập được được xây dựng trên Tendermint & Cosmos-SDK, hoạt động theo mô hình cung cấp thanh khoản chuỗi chéo (cross-chain AMM).

    Điểm đến của THORChain là giải quyết toàn bộ những nhược điểm của các sàn DEX hiện tại.

    THORChain là gì?
    THORChain là gì?

    Điểm đặc biệt của THORChain so với các giao thức chuỗi chéo khác là không sử dụng việc bọc tài sản (wrapped token) hay tài sản được bảo chứng (pegged assets). Thay vào đó, nó thực hiện việc swap (hoán đổi) tài sản bằng cách sử dụng các tài sản gốc trên THORChain là token RUNE làm token trung gian (mô hình Liquidity Network Bridge).

    Với THORChain, người dùng có thể dễ dàng trao đổi các loại tài sản tiền điện tử giữa các chuỗi khác nhau trong mạng lưới mà không cần dựa vào các bên trung gian, đồng thời đảm bảo tính an toàn và tin cậy trong giao dịch.

    Đọc thêm: Cross-chain là gì? Các giải pháp cross-chain hàng đầu (mới nhất 2023)

    2. Giải pháp của THORChain

    Giải pháp của THORChain đáp ứng ba yêu cầu chính sau:

    • Swap {Asset X trên Chain A} tới {Asset Y trên Chain B}.
    • Save {Asset X trên Chain A}.
    • Lend {Asset X trên Chain A} tới Borrow {Asset Y trên Chain B}.
    Các giải pháp trong hệ sinh thái THORChain
    Các giải pháp trong hệ sinh thái THORChain

    3. Cơ chế hoạt động của THORChain

    Cơ chế hoạt động của THORChain dựa vào quy trình sau:

    • Tạo Orders (Đặt lệnh): Khi người dùng muốn thực hiện một giao dịch, họ đặt một lệnh trong pool thanh khoản.
    • Swap Mechanism (Cơ chế hoán đổi): Khi một lệnh được đặt, THORChain sẽ tự động thực hiện việc hoán đổi tức thì trong pool chứa thanh khoản tương ứng. Điều này đảm bảo rằng người dùng có thể thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng và tiện lợi mà không cần phải chờ đợi lệnh được khớp như trên các sàn giao dịch truyền thống.
    • Cơ chế đồng thuận: THORChain là một Tendermint-based chain nên cơ chế đồng thuận dự án sử dụng là Tendermint BFT (Byzantine Fault Tolerance). Ngoài ra, THORChain còn sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (PoS) để ngăn chặn Sybil. THORChain có một hệ thống các validators có thể stake RUNE để vận hàng node và xác thực các giao dịch.
    • Cơ chế bảo mật: Để có thể vận hành 1 THORChain node các validator phải sở hữu ít nhất 1 triệu RUNE (tương đương khoảng 1 triệu USD tại thời điểm viết bài). Nếu validator có hành vi phá hoại hệ thống hoặc không thực hiện tốt nhiệm vụ sẽ bị tịch phu một phần hoặc toàn bộ số RUNE hiện có.

    Để quy trình này có thể được thực hiện, phải có sự tham gia của các thành phần sau:

    • Liquidity Pools (Pool thanh khoản): THORChain sử dụng các Continuous Liquidity Pools (CLPs) để duy trì thanh khoản cho các cặp giao dịch. Mỗi CLP chứa một cặp tài sản crypto khác nhau, ví dụ như BTC và ETH, và người dùng có thể gửi tài sản của họ vào các pool chứa này để cung cấp thanh khoản và nhận thưởng.
    • Cross-chain Capability (Khả năng chuỗi chéo): THORChain có khả năng hoạt động trên nhiều chuỗi khác nhau. Điều này cho phép người dùng trao đổi tài sản giữa các blockchain khác nhau một cách dễ dàng và hiệu quả.
    • Native Token (Token gốc): THORChain có một token gốc riêng gọi là RUNE. RUNE được sử dụng cho việc cung cấp thanh khoản cho các pool, đảm bảo tính minh bạch và bảo mật của giao dịch thông qua staking và tham gia vào quyết định trong hệ thống. Token trung gian trong kiến trúc Cross-chain Swap của dự án là RUNE.
    • Incentive Mechanism (Cơ chế khuyến khích): Để thu hút người dùng cung cấp thanh khoản cho hệ thống, THORChain cung cấp các khoản thưởng và phí phân chia cho những người tham gia vào việc cung cấp thanh khoản và duy trì mạng.

    Ví dụ, người dùng muốn Swap BTC sang ETH, RUNE sẽ được chuyển từ Pool RUNE- BTC sang POOL RUNE-ETH, sau đó chuyển ETH vào ví của người dùng. Đó là cách mà các Pool hoạt động.

    4. Sản phẩm của THORChain

    Sản phẩm trong hệ sinh thái THORChain
    Sản phẩm trong hệ sinh thái THORChain

    Sản phẩm THORChain gồm nhiều thành phần quan trọng, mỗi thành phần đóng vai trò đặc biệt trong việc hoạt động của giao thức bao gồm:

    • YGGDRASIL protocol: Là một cơ chế sharding được thiết kế để giúp mở rộng THORChain, sử dụng kỹ thuật sharding theo chiều dọc trên toàn bộ chuỗi, cho phép THORChain áp dụng sharding cho các hệ sinh thái chuỗi chéo. THORChain đã thiết kế Yggdrasil theo cách này để tối ưu hóa các giao dịch và giao dịch token chuỗi chéo.
    • Flash network: Mạng lưới layer 2 cho phép trao đổi tài sản điện tử giữa các cross-network. Nó bao gồm các Liquidity Hub, giúp cung cấp thanh khoản liên tục và cải thiện trải nghiệm giao dịch cho người dùng.
    • Bifrost Protocol: Giao thức cross-chain bridge trên Thorchain. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các chuỗi khác nhau và đảm bảo tính liên kết mạnh mẽ trong hệ sinh thái.
    • Asgardex: Bộ giao diện thanh khoản nhanh chóng và an toàn cho Thorchain. Nó cung cấp giao diện người dùng dễ sử dụng và tiện lợi để thực hiện các giao dịch trên giao thức.
    • ÆSIR Protocol: Bộ giao thức quản lý cho Thorchain. Nó đảm bảo hoạt động ổn định của giao thức và quản lý các hoạt động và quy trình bên trong hệ sinh thái.
    • BEPSwap: được xây dựng cho Binance Chain và cho phép người dùng hoán đổi giữa các token BEP2,stake tài sản BEP2 để kiếm phí và chênh lệch nhóm BEP2 để có lợi thế kinh tế. BEPSwap sử dụng chuỗi Byzantine Fault Tolerant (BFT) bao gồm 11 nút tham gia vào tính toán của nhiều bên (MPC) để ký t trong số n chữ ký ngưỡng (TSS) để quản lý tài sản được gộp chung.

    5. Ưu điểm của THORChain so với các nền tảng DEX khác

    Thống kê hệ sinh thái THORChain
    Thống kê hệ sinh thái THORChain

    Đối với người dùng: Cho phép hoán đổi token nhanh chóng và dễ dàng giữa các blockchain khác nhau thông qua Bifrost Protocol.

    Đối với nhà cung cấp thanh khoản: THORChain áp dụng biện pháp để làm giảm Impermanent Loss (IL) bằng cách:

    • Cung cấp bảo hiểm IL: khi nhà cung cấp thanh khoản mà gặp tình trạng IL dẫn đến tình trạng doanh thu giảm thì THORChain sẽ bù lại phần mất mát đó cho các LP (với điều kiện các LP hoạt động trên 100 ngày).
    • Chống thao túng giá thông qua slip-based fee: phí giao dịch sẽ được tính trên tỷ lệ giữa độ lớn của trading volume và lượng tài sản còn trong pool. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng các cá mập thao túng giá khiến cho giá tài sản trong pool biến động mạnh gây nên tình trạng IL.
    • Công cụ runedata.info cho phép người dùng theo dõi dữ liệu quá khứ của từng pool thanh khoản, so sánh lợi nhuận với việc nắm giữ đơn thuần.

    6. Thành viên team

    Đội ngũ dự án hoàn toàn giữ bí mật về các thành viên team và hoạt động theo mô hình không CEO, không Founder,… để đảm bảo sự bình đẳng trong dự án nhằm duy trì sự bền vững.

    7. Nhà đầu tư và đối tác

    THORChain được đầu tư bởi các VC hàng đầu như Multicoin Capital, Delphi Digital, Yield Ventures,…

    THORChain Investors
    THORChain Investors

    8. Tokenomics

    Thông tin token

    • Tên token: RUNE
    • Ký hiệu: RUNE
    • Blockchain: THORChain
    • Chuẩn token: Updating…
    • Loại token: Utility, Governance
    • Tổng cung: 500,000,000 RUNE

    Tính năng token

    • Staking: Người sử dụng sẽ dùng token RUNE để stake và trở thành một phần của Validator Set.
    • Transaction Fee: Token RUNE được dùng để thanh toán phí giao dịch trong mạng lưới của THORChain.
    • Phí giao thức: Token RUNE còn được sử dụng để thanh toán phí thanh khoản, phí cầu nối,… khi sử dụng dịch vụ của THORChain.
    • Phần thưởng: Token RUNE sẽ được trả cho các Validator, khuyến khích người dùng hoạt động và stake nhiều hơn.

    Phân bổ token

    RUNE Allocation
    RUNE Allocation
    • Liquidity Emission: 50.0% tương đương 500,000,000 RUNE
    • Operational Reserve: 13.0% tương đương 130,000,000 RUNE
    • Marketing: 12.0% tương đương 120,000,000 RUNE
    • Founders, Advisors: 10.0% tương đương 100,000,000 RUNE
    • Private Sales: 6.0% tương đương 60,000,000 RUNE
    • Pre-Sale: 7.0% tương đương 70,000,000 RUNE
    • IDO: 2.0% tương đương 20,000,000 RUNE

    Lịch trả token

    RUNE Release Schedule
    RUNE Release Schedule

    9. Thông tin dự án

    10. Kết luận

    THORChain mang đến giải pháp cross-chain khá toàn diện và tham vọng muốn giải quyết toàn bộ vấn đề các sàn DEX hiện nay đang gặp phải. Dự án ngày càng mở rộng hệ sinh thái và được ứng dụng trong một số giao thức nhằm giải quyết vấn đề tương tác giữa các blockchain.

    Tuy nhiên, mô hình của dự án khá phân tán và chưa tập trung vào một phân khúc mạnh để tăng lợi thế cạnh tranh. Trong thời điểm hiện tại khi ngày càng nhiều giải pháp cross-chain mới ra đời và chiếm thị phần đòi hỏi THORChain cần có chiến lược phát triển cũng như hợp tác thêm với nhiều blockchain mới để tăng tiện ích cho mình.

    Đọc thêm:

    Cầu nối NFT xuyên chuỗi là gì? Sự khác nhau giữa cross-chain bridge và LayerZero

    So sánh Cross-chain và Multichain

    Wormhole là gì? Cross-chain bridge “lội ngược dòng” sau khi bị hack 326 triệu USD

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    Elly Nguyen

    Elly Nguyen

    Builder at Bigcoin - Learning to share, sharing to learn

    5 / 5 (2Bình chọn)

    Bài viết liên quan