Những khái niệm thường gặp trong phân tích kỹ thuật trên thị trường Bitcoin

Byadmin16/12/2020
Sau đây là chia sẻ của mình về 1 số khái niệm mà các bạn cần viết khi tham gia đầu tư Bitcoin, nhất là những nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật

Phân tích kĩ thuật là một trong những kĩ năng quan trọng khi tham gia vào thị trường crypto, đặc biệt với những ai theo trường phái trading. Sau đây là các thuật ngữ quan trọng cần nắm khi đi theo trường phái này. 

1. Các thuật ngữ cơ bản

  • Market Maker: Nhà tạo lập thị trường. Nhà cái đứng sau các phi vụ bơm thổi giá trên thị trường.
  • Day Trader: Nhà giao dịch trong ngày, các nhà giao thích thường giao dịch Bitcoin, ETH hoặc các đồng coin khác. 
  • Swing Trader: Chính là phiên bản đu đỉnh của tôi. Nắm giữ 1 lệnh giao dịch trong nhiều ngày, nhiều tháng. Nhưng, Swing Trader giữ lệnh thì rất bình tĩnh còn tôi giữ lệnh thì nhiều hôm thì mất ăn mất ngủ.
  • Average daily volume: Khối lượng giao dịch trung bình mỗi ngày.
  • Buying Long: Lệnh mua Long, dùng trong giao dịch hợp đồng tương tương (margin), Lệnh Long chỉ được thực hiện  khi bạn phân tích thấy rằng đồng coin này sẽ tăng giá.
  • Selling Short: Ngược lại với Long, lệnh bán Short được thực hiện khi bạn dự đoán giá giảm.
  • Entry: Điểm vào lệnh, là 1 con số, tất nhiên không phải số đề mà là 1 mốc giá mà tại đó bạn quyết định mở lệnh giao dịch.
  • Stoploss: Điểm cắt lỗ, cắt xong thì tài khoản lỗ thôi. Nhưng mà, người ta nói thất bại là mẹ thành công, cắt lỗ là một phần của cuộc chơi, đừng ngại cắt lỗ nếu đã đến giới hạn lỗ nhé. Còn tiền thì còn cơ hội.
  • Target: Mục tiêu lợi nhuận mà bạn đã ra. Thứ mong manh nhất mà tôi từng biết, 1 lệnh có thể biến từ lãi thành lỗ bất cứ khi nào, hãy cố gắng rèn kỹ năng dời stoploss để tránh tình trạng trên nhé.
  • Take profit: Chốt lãi. Cảm giác mà mình thèm muốn nhất mỗi ngày.
  • Leverage: Đòn bẩy (margin). Là con dao 2 lưỡi nếu bạn không sử dụng hợp lí
  • Kill Long / Kill Short: Giết lệnh Long hoặc Short, khiến lệnh bạn đóng do dừng lỗ. Khác với stoploss, kill long – short không phải do mình chủ động mà là do các Market Maker " đưa đẩy " thị trường.
  • Support: Mức hỗ trợ.
  • Resistance: Mức kháng cự.
  • Breakout: Phá vỡ ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ nào đó.
  • Trend: Xu hướng của thị trường.
  • Trendline: đường xu hướng (được nối qua các đáy, đỉnh).
  • Range: Dải giá biến động.
  • Consolidation: Giai đoạn củng cố.
  • Accumulation: Giai đoạn tích lũy.
  • Higher Low: Giá đáy sau cao hơn đáy trước.
  • Higher high: Đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.
  • Lower low: Đáy sau thấp hơn đáy trước.
  • Lower high: Giá đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
  • Risk/Rewar: Rủi ro/Lợi nhuận.
  • Averaging down: Khi bạn mua vào 1 đồng coin, nhưng sau đó giá giảm sâu, bạn áp dụng Average down để mua thêm vào ở mốc giá thấp hơn làm giảm giá mua trung bình của đồng coin đó đi, được goi là Averaging Down. Hãy cẩn thận với chiến lược trung bình giá xuống, không có gì chắc chắn đó là đáy. Tôi từng chứng kiến nhiều trader liên tục mua trung bình giá xuống cho đến khi họ bán hết đi những tài sản của mình nhưng vẫn chưa thấy thị trường hồi phục. Có những đồng coin chết đi và không bao giờ hồi phục. Tốt nhất là ae nên có cho mình 1 chiến lược chọn lọc danh mục đầu tư và phân bổ vốn hợp lí.

Đọc thêm:

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

2 / 5 (1Bình chọn)

Bài viết liên quan