Node Sale là gì? Những điều cần biết trước khi tham gia Node Sale

ByDamianz05/05/2024
Node sale là hình thức mới ra mắt giai đoạn gần đây và được phần lớn các dự án áp dụng vào dự án của mình trước khi mainet chính thức, vậy bản chất của Node Sale là gì? Tiềm năng và rủi ro nào đang có khi tham gia? Hãy cùng tìm hiểu bên dưới.

1. Node Sale là gì?

Node Sale là hình thức bán suất tham gia vào hoạt động của mạng lưới blockchain, các Node đã số được phát hành dưới dạng là các NFT và thông thường sẽ không thể giao dịch hoặc dịch chuyển được trên marketplace trong vòng 1 năm đầu tiên (tuỳ vào chiến lược của từng dự án).

Node Sale là gì?
Node Sale là gì?

Thông thường các Node/NFT này sẽ thực hiện một nhiệm vụ nhất định cho blockchain đó như: bằng chứng thách thức, xác minh dữ liệu, Checker,… Việc định giá được dựa trên giá trị của các node được bán theo cấp độ với giá tăng dần và số lượng giảm dần cho mỗi cấp.

Phần thưởng node:

  • Dựa trên tỉ lệ X% nguồn cung cho phần thưởng node được dự án phân bổ.
  • Tỉ lệ được phân bổ thêm dựa trên phần thưởng từ hiệu suất của việc vận hành node mạng lợi, được chia sẻ từ phí Network hoặc tăng mức Stake.
  • Thông thường phần thưởng sẽ được trả theo thời gian và hầu hết mọi dự án đều áp dụng việc lock phần thưởng trước khi các thể nhận được. (thường sẽ lock trong khoảng thời gian 90-180 ngày).
Phần thưởng từ việc chạy Node
Phần thưởng từ việc chạy Node

Trong lịch sử đã có dự án ra mắt mô hình bán node này rất thành công đó là GALA, những người tham gia đợt node đã nhận được mức lợi nhuận từ $1.000 → $100.000 tuy nhiên sẽ chỉ dành cho những người tham gia sớm trong đợt bán 20.000 đầu tiên, còn các giai đoạn sau tỉ lệ hoà vốn sẽ cực kỳ lâu và rủi ro.

Trong chu kỳ này thì ta thấy được dự án khởi đầu cho Node Sale là dự án Xai Game cùng với đó là sự tham gia ngày càng nhiều của các dự án khác nhau như: Hytopia, Aethir, Sophon, Tabi, Carv, Myria, AlienX.

Hiện tại giá trị node của các dự án đang ở các mức như sau:

  • Aethir (Tier 53) = $4.8B FDV
  • Hytopia (Tier 8) = $800M FDV
  • XAI (Tier 18) = $761M FDV
  • Sophon (Tier 9) = $680M FDV
  • AlienX (Tier 11) = $67,9M FDV

2. Cách thức và thời gian hoà vốn từ khoản đầu tư vào node sale

Để có thể xác định được thời gian hoà vốn chúng ta sẽ dựa vào công thức như sau:

💡 Điểm hoà vốn = Chi phí node ÷ Phần thưởng node/tháng/node

Trong đó:

  • Chi phí node phụ thuộc vào cấp độ tham gia, tham gia cấp càng sớm thì càng rẻ.
  • Phần thưởng của node có thể được tính bằng: [tỉ lệ phần thưởng phân bổ cho node] / [Số lượng node đang hoạt động]

Phần lớn các dự án phân bổ 5-20% nguồn cung cho phần thưởng node, nên người chạy node sẽ kiếm được nhiều tiền hơn khi có ít node hoạt động hơn, tuy nhiên dựa vào cấu trúc bán hàng thông thường số lượng node bán ở các cấp độ đầu sẽ nhiều hơn trung bình khoảng 66% node sẽ được bán.

Vậy thì dựa vào tỉ lệ phân bổ phần thưởng cho node cùng giá bán node ở các Tier hiện tại ta sẽ có bản sau:

Bảng thống kê các dự án sử dụng mô hình Node Sale
Bảng thống kê các dự án sử dụng mô hình Node Sale

Có những chi phí khác đã được bỏ qua trong bảng phân tích trên bao gồm:

  • Hầu hết các đợt node sale đều được mua/bán bằng ETH, vì vậy giá trị chính xác sẽ có sự chênh lệch khi có sự biến động về token. Vì thế nên giá trị của node được tính ở bảng trên được lấy ở mốc giá 3000$/ETH.
  • Chi phí vận hành node dao động từ $20 đến $50 mỗi tháng, tuỳ thuộc vào từng dự án sẽ có mức phí không cố định.

Trong bảng tính này thì đối với Tier 1 của XAI đạt được mức hoà vốn nhanh như vậy là xuất phát từ việc dự án đã Airdrop token dành cho cộng đồng đã tham gia mua node của dự án điều này đã gần như giúp tất cả người dùng đã tham gia mua node ở Tier 1 đạt được lợi nhuận từ sớm cũng như những người tham gia ở các tier khác giảm đáng kể thời gian hồi vốn của mình.

Tuy nhiên, bảng thống kê trên cũng sẽ cho ta biết được tỉ lệ rủi ro mà người dùng gặp phải sẽ càng lớn khi vị thế tier node mà người dùng tham gia càng cao. Ở giai đoạn hiện tại hầu hết các tier node đang được bán đều có mức định giá cao và thời gian hoà vốn là rất lớn vì thế nên với cá nhân là nhà đầu tư thì mình khuyên mọi người không nên tiếp tục đầu tư vào các dự án đã có mức bán tier node cao như vậy.

Lưu ý rằng bảng tính trên sẽ là con số tính tương đối, ngoài ra chỉ có 2 dự án là XAI và Gala hiện tại đang có con số chính xác nhất vì dự án đã khởi chạy mainet, listing token trên sàn đồng thời người dùng cũng đã bắt đầu nhận được token thông qua việc chạy node của mình.

3. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình node sale

Nhìn chung, mô hình node sale sẽ tương tự như việc bán presale hoặc public sale đến cộng đồng người dùng thông thường. Để xác định được ưu và nhược điểm của 2 mô hình trên thì ta sẽ đưa ra các giả định như sau:

  • Đây là bản về tokenomic của dự án sử dụng Public sale truyền thống:
Tokenomic của dự án sử dụng Public sale truyền thống
Tokenomic của dự án sử dụng Public sale truyền thống
  • Đây là bản về tokenomic của dự án sử dụng Node sale và cấu trúc bán theo Tier:
Tokenomic sử dụng mô hình Node sale và cấu trúc bán theo Tier
Tokenomic sử dụng mô hình Node sale và cấu trúc bán theo Tier

Chúng ta sẽ đánh giá mô hình này dựa trên 4 yếu tố bao gồm:

  • Định giá

Về mặt định giá thì từ vòng Pre-seed đến vòng Public Sale có sự chênh lệch khoảng x10, trong khi đó đối với việc Node sale từ tier 1 đến tier 50 có mức chênh lệch là x25. Nếu so sánh khoảng cách về giá giữa Public Sale và Node sale tier cuối cùng sẽ có sự chênh lệch là x62 tuy nhiên ta sẽ lấy con số đó là node chỉ bán hết 66%, thì lúc này mức chênh lệch sẽ là x16 .

Điểm khác biệt về định giá của 2 mô hình
Điểm khác biệt về định giá của 2 mô hình
  • Tỉ lệ pha loãng

Trung bình các dự án bán 20-30% nguồn cung cho các nhà đầu tư tư nhân (VCs) sau đó bán 5% cho các nhà đầu tư thông thường. Đối với việc Node Sale phạm vi rộng hơn từ 5-20% tổng cung token thưởng cho người chạy node, vì thế nên dự án sẽ có mức độ pha loãng ít hơn gần gấp đôi thông qua node sale.

Điểm khác biệt về Tỉ lệ pha loãng của 2 mô hình
Điểm khác biệt về Tỉ lệ pha loãng của 2 mô hình
  • Số tiền Raise được

Sự khác biệt lớn nhất trong 2 mô hình này chính là số tiền dự án huy động được trong đó: số tiền huy động tích lũy cho 1 lần bán Public Sale là $12,3m, trong khi Node Sale là $257m đến $244m. Áp dụng tỷ lệ bán hết 66%, mức tiền huy động được là $75m vẫn cao gấp 6 lần so việc bán Public Sale.

Điểm khác biệt về Số tiền Raise của 2 mô hình
Điểm khác biệt về Số tiền Raise của 2 mô hình
  • Áp lực bán

Lịch phát hành của Node Sale sẽ phát ra số lượng token nhiều hơn gấp 3 lần so với Public Sale nhưng lượng phát thải là tuyến tính theo thời gian, ngoài ra tại TGE gần như những người tham gia chạy node đều không thể kiếm được lợi nhuận của mình vì sẽ có thời gian lock nhất định để có thể claim phần thưởng đó. Vì thế nên áp lực bán token của Node Sale sẽ ít hơn rất nhiều so với Public Sale ở giai đoạn ban đầu.

Điểm khác biệt về Áp lực bán của 2 mô hình
Điểm khác biệt về Áp lực bán của 2 mô hình

Ngoài ra ở mốc 1 năm, các nhà đầu tư (VCs) nhận được đợt đầu tiên số token mình mua được, lúc này áp lực bán từ những người tham gia mua token cao gấp 1,5 lần so với Node Sale.

Nhìn chung mô hình Node Sale sẽ có nhiều lợi ích hơn so với Public Sale:

  • Có mức định giá cao hơn (lên tới 62x).
  • Giảm độ pha loãng 50%.
  • Khả năng raise vốn tốt hơn 20 lần.
  • Áp lực bán được phân bổ cho nhiều người bán có quy mô nhỏ và lợi nhuận không qua lớn nên áp lực bán sẽ giảm bớt trong giai đoạn TGE.

Đây cũng chính là lí do vì sao giai đoạn gần đây phần lớn các dự án chọn mô hình Node Sale so với Public Sale thông thường. Tuy nhiên cạm bẫy sẽ cực lớn đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ khi tham gia vào mô hình Node Sale.

Như đã phân tích ở trên Node Sale sẽ được bán dựa trên Tier và giá vốn bỏ ra ban đầu sẽ càng cao khi Tier được đẩy lên cao. Thời gian hoà vốn cũng sẽ dài hơi vì sau khi chạy node sẽ mất khoảng thời gian nhất định mới có thể Claim được phần thưởng về ví.

Với cấu trúc Node Sale cũng mang lại lợi ích nhất định cho nhà đầu tư, Kols:

  • Dễ dàng Marketing dự án: Đối với các dự án bán Node có thể sử dụng Discount để thu hút người dùng tham gia node thông qua việc chỉ phân phối đối với các Kols, điều này sẽ góp phần giúp dự án tiếp cận đến các tệp khách hàng từ các Kols trên thị trường.
  • Hạn chế áp lực bán: Với việc phát hành tuyến tính lượng Token dựa trên hoạt động của node sẽ giảm bớt được áp lực bán token từ người dùng trong giai đoạn ban đầu.
  • Kích thích cộng đồng tốt hơn: Với mô hình airdrop giai đoạn gần đây các dự án có thể áp dụng đối với những người tham gia mua Node từ đó kích thích việc người tham gia vào đợt bán Node giai đoạn đầu.
  • Định giá đa dạng: Có thể điều chỉnh phần thưởng node dựa trên hiệu suất của node và tăng các khả năng tạo pool chạy node giúp tạo ra nhiều tiềm năng kiếm tiền dành cho người chạy node. Điều này sẽ thu hút nhiều hơn đối với các tổ chức, dự án muốn kiếm tiền từ hoạt động node này (Cơ chế Staking V2 của XAI đang là ví dụ điển hình).
  • Tăng cường phân bổ nguồn cung cấp token cho Node: Đây là giải pháp đơn giản nhất làm cho hoạt động của node trở nên hấp dẫn hơn.

4. Kết luận

Node Sale là hình thức bán suất tham gia vào hoạt động của mạng lưới blockchain, các Node đã số được phát hành dưới dạng là các NFT và thông thường sẽ không thể giao dịch hoặc dịch chuyển được trên marketplace trong vòng 1 năm đầu tiên (tuỳ vào chiến lược của từng dự án).

Trên đây là bài phân tích cơ bản về mô hình Node Sale cũng như những ưu điểm và nhược điểm mà mô hình này đem lại so với mô hình bán Token truyền thống trên thị trường. Nhìn chung mô hình Node Sale đang đem đến nhiều mặt tích cực cũng như sự bền vững lâu dài của dự án, tuy nhiên đối với người dùng sẽ cần tính toán kĩ các giai đoạn khi tham gia mô hình này.

Đọc thêm:

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

Damianz

Damianz

Researcher at Bigcoin Vietnam

0 / 5 (0Bình chọn)

Bài viết liên quan