Real Yield là gì? Kiếm lợi trong Defi “thực hay ảo”?

ByVitNhoNho16/02/2023
Khi DeFi trở nên phổ biến hơn, nhiều giao thức bắt đầu cung cấp phần thưởng cao hơn để khuyến khích việc stake token. Real Yield là lợi nhuận thực, được tạo ra từ doanh thu thực tế của dự án. Một phần của doanh thu được trích ra để làm phần thưởng staking cho người dùng. Nếu phần thưởng staking lớn doanh thu, thì có nghĩa là dự án đang phát hành ra nhiều token gốc làm phần thưởng để thu hút người dùng.
Real Yield là gì?
Real Yield là gì? 

1. Real Yield là gì?

Real Yield là lợi nhuận thực, được tạo ra từ doanh thu thực tế của dự án. Một phần của doanh thu được trích ra để làm phần thưởng staking cho người dùng. Nếu phần thưởng staking lớn doanh thu, thì có nghĩa là dự án đang phát hành ra nhiều token gốc làm phần thưởng để thu hút người dùng. Điều này dẫn đến lợi nhuận “khủng” cho người dùng, thường là lợi nhuận không bền vững hay lợi nhuận “ảo” và sẽ giảm dần theo thời gian. Lợi nhuận ảo thường được sử dụng cho mục đích tiếp thị.

Tuy nhiên, lợi nhuận thực mới là là công cụ hữu ích để đánh giá triển vọng mang lại lợi nhuận dài hạn của dự án.

2. Yield Farming DeFi là gì?

Yield Farming cho phép người dùng kiếm phần thưởng khi khóa tài sản trong các pool mang lại lợi nhuận, bằng cách cung cấp thanh khoản, staking và lending. Những Yield Farm này tạo ra lợi nhuận cho người dùng để đổi lấy việc sử dụng tài sản của họ. Thông thường, những người dùng sử dụng các giao thức tối đa hóa lợi nhuận cũng sẽ chuyển tiền đi khắp nơi, tìm kiếm lợi nhuận tốt nhất hiện có trên thị trường.

Khi DeFi trở nên phổ biến hơn, nhiều giao thức bắt đầu cung cấp phần thưởng cao hơn để khuyến khích việc stake token. Tuy nhiên, điều này thường dẫn đến APY cao bất thường và không bền vững, một số thậm chí còn hơn 1000%. Khi các APY này giảm xuống do nguồn cung dự án cạn kiệt, giá token thường sẽ giảm mạnh khi người dùng đổ xô bán hết token đã kiếm được. Lợi nhuận cao như vậy được hỗ trợ bởi lượng token được phát hành hơn là tiện ích thực của chúng.

Để ước tính giá trị thực và tiềm năng sinh lời của các dự án, cần xem xét lợi nhuận thực.

3. Lợi nhuận thực và bền vững so với lượng token phát hành

Lợi nhuận “thực”, là lợi nhuận bền vững của một dự án. Nếu doanh thu của dự án lớn hơn phần thưởng phân phối cho những người stake, thì tiền của dự án sẽ không bị cạn kiệt. Về mặt lý thuyết, dự án có thể duy trì APY vô thời hạn nếu doanh thu không đổi.

Tuy nhiên, lạm phát là kịch bản thường thấy khi một dự án phân phối APY theo cách không bền vững trong thời gian dài. APY cao trích từ lượng token gốc của dự án, làm cạn kiệt ngân quỹ. Nếu doanh thu của dự án không tăng, thì sẽ không thể duy trì mức APY như cũ.

Những người stake cũng có thể farm và bán các token này, do đó làm giảm giá token. Điều này có thể gây ra một vòng luẩn quẩn trong đó phải phân phối nhiều token gốc hơn để duy trì cùng một APY, thậm chí còn làm cạn kiệt quỹ nhanh hơn.

Lưu ý: Mặc dù “lợi nhuận thực” tốt nhất được trả bằng token blue-chip, nhưng một dự án phân phối token gốc cũng có thể tạo lợi nhuận một cách bền vững.

4. Cách xác định số liệu của lợi nhuận thực

Một cách nhanh chóng để đánh giá số liệu lợi nhuận thực là so sánh tổng giá trị token phát hành của dự án với doanh thu. Điều này cho phép bạn xem có phần thưởng đến từ nguồn  quỹ token hay doanh thu. Hãy xem xét một ví dụ đơn giản.

Trong hơn một tháng, dự án X đã phân phối 10.000 token với mức giá trung bình là 10 đô la, đưa tổng giá trị token lưu thông lên 100.000 đô la. Trong cùng khoảng thời gian đó, dự án đã kiếm được 50.000 đô la doanh thu. Chỉ với 50.000 đô la doanh thu nhưng 100.000 đô la token lưu thông, sẽ có thâm hụt lợi nhuận thực tế là 50.000 đô la. Do đó, rõ ràng là APY dựa trên phát hành token hơn là tăng trưởng thực. Ví dụ đơn giản này không xem xét chi phí hoạt động, nhưng nó vẫn là một ước tính sơ bộ hợp lý để sử dụng khi đánh giá lợi nhuận.

Lợi nhuận thực về mặt khái niệm tương tự như cổ tức trên thị trường chứng khoán. Một công ty trả cổ tức cho các cổ đông không được hỗ trợ bởi doanh thu tương ứng rõ ràng là không bền vững. Đối với các dự án blockchain, doanh thu chủ yếu đến từ phí dịch vụ mà dự án cung cấp. Trong trường hợp nhà tạo lập thị trường tự động (AMM), đây có thể là phí giao dịch pool thanh khoản, trong khi trình tối ưu hóa lợi nhuận có thể chia sẻ phí hiệu suất với những người nắm giữ token quản trị.

5. Cách xác định lợi nhuận DeFi bền vững

Trước tiên, bạn sẽ cần tìm một dự án uy tín cung cấp dịch vụ đáng tin cậy. Tiếp theo, hãy xem tiềm năng lợi nhuận của dự án và cách bạn sẽ tham gia, như cung cấp thanh khoản cho giao thức hoặc stake token quản trị trong một pool hay khóa token gốc.

Đối với nhiều người tìm kiếm lợi nhuận, việc trả phần thưởng bằng token blue-chip là thích hợp hơn do các tài sản đó ít biến động hơn. Khi bạn đã tìm thấy một dự án và hiểu cơ chế, hãy nhớ kiểm tra lợi nhuận thực của dự án bằng công thức trên. Chúng ta hãy xem xét một mô hình lợi nhuận có lợi nhuận thực dùng token gốc.

Một giao thức tạo lập thị trường tự động mang lại lợi nhuận theo hai cách. Đầu tiên, dành cho những người nắm giữ token quản trị, ABC và thứ hai, dành cho những người nắm giữ XYZ, token nhà cung cấp thanh khoản. Theo mô hình thiết kế, mười phần trăm doanh thu nền tảng được giữ cho kho bạc và phần còn lại được chia 50/50 giữa những người nắm giữ hai token và được thanh toán bằng BNB.

Theo tính toán, dự án tạo ra doanh thu hàng tháng là 200.000 đô la. Theo tokenomics của dự án, 90.000 đô la BNB được phân phối cho những người stake trong pool phần thưởng ABC và 90.000 đô la cho những người stake trong pool phần thưởng XYZ. Lợi nhuận thực được tính như sau:

$200,000 – ($90,000 X 2) = $20,000

Tính toán của chúng tôi cho thấy có thặng dư 20.000 đô la và mô hình lợi nhuận là bền vững. Mô hình tokenomic để phân phối lợi nhuận đảm bảo rằng tổng giá trị token phát hành sẽ không bao giờ nhiều hơn doanh thu.

6. Lợi nhuận thực có làm dự án Defi tốt hơn không?

Tóm lại, không nhất thiết. Việc phát hành token từ quỹ dự án làm phần thưởng đã hiệu quả trong quá khứ đối với một số dự án để thu hút người dùng. Thông thường, các dự án này giảm dần việc phát hành token làm phần thưởng và chuyển sang các mô hình bền vững hơn. Tuy nhiên, về lâu dài, các mô hình tạo doanh thu của các dự án DeFi với ứng dụng thực tế mới bền vững.

7. Kết luận

Với những bài học rút ra từ các chu kỳ DeFi trước đó, sẽ rất có ích cho không gian khi thấy nhiều giao thức triển khai thành công các tính năng thúc đẩy việc áp dụng và tạo doanh thu bền vững. Với lượng token phát hành, thông điệp cũng rất rõ ràng: người dùng cần hiểu rõ về bản chất, cũng như vai trò của chúng trong việc mở rộng cơ sở người dùng của dự án và có khả năng đạt được tính bền vững.

Đọc thêm:

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

VitNhoNho

VitNhoNho

Một người yêu thích crypto, liên tục học hỏi, tìm hiểu những nội dung mới nhất trên thị trường

5 / 5 (1Bình chọn)

Bài viết liên quan