theblock101

    Refundable NFT là gì? Toàn tập về xu hướng NFT mới nổi trong 2024

    ByHanaLuong23/04/2024
    Nói một cách dễ hiểu, Refundable NFT là chuẩn NFT cho phép người dùng “trả lại” NFT và nhận lại tiền dùng để mua NFT này trước đó. Thoạt nghe, dường như đây là một món hời cho người dùng, nhưng sự thực liệu có thế?

    1. Refundable NFT là gì?

    1.1 Refundable NFT là gì?

    Refundable NFT là chuẩn NFT ERC-5507 trên mạng lưới Ethereum, ngoài ra đây cũng là một khái niệm mới chỉ những dự án NFT có cơ chế refund cho người dùng. Những NFT này được tạo ra với cơ chế cho phép người dùng trả lại NFT và nhận lại tiền đã dùng để mua NFT này trước đó.

    Refundable NFT là gì?
    Refundable NFT là gì?

    Tiện ích này giúp tăng tính an toàn cho “người mua” và đồng thời phù hợp với các chính sách “hoàn trả” tại nhiều quốc gia. Ví dụ như ở Châu Âu, mỗi doanh nghiệp bắt buộc phải áp dụng chính sách hoàn trả sau 14 ngày.

    1.2 Bối cảnh

    Cách các dự án NFT truyền thống được phát hành tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư do việc nhà phát hành không thể đảm bảo được vốn hoá của dự án khi ra mắt hoặc nếu dự án thất bại, nhà đầu tư cũng chỉ đành ngậm ngùi cho qua.

    ERC5507 hay các Refundable NFT được tạo ra để bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư đồng thời mang đến cho họ sự tự tin khi cân nhắc liệu có nên đầu tư vào một dự án NFT bất kì. Ngoài ra, cơ chế này buộc dự án phải thực hiện đúng “lời hứa” với người dùng, đảm bảo hoàn thành theo lộ trình đưa ra trước khi gọi vốn nếu không muốn bị “refund hàng loạt”.

    2. 3 dự án Refundable NFT nổi bật

    2.1 Plutocats

    Plutocats NFT là dự án NFT mang hơi hướng của dự án NFT vô cùng thành công trước đó trên mạng ETH, chính là Nouns NFT. Xây dựng trên Blast, dự án này có nhiều điều kiện thuận lợi để áp dụng cơ chế “refund” cho người mua NFT.

    Theo thông tin từ Plutocats, người dùng khi mua hoặc nắm giữ NFT từ dự án có thể “trả lại” NFT bất cứ lúc nào dựa trên trung bình giá đang có trong “vault”.

    Plutocats cho phép gửi lại NFT để nhận refund

    Cơ chế này cho phép người mua tự tin hơn khi sở hữu NFT, nhất là với một dự án trên hệ sinh thái cực mới như Blast và dự án mới nổi như Plutocats.

    Team đã viết một bài phân tích khá sâu về Plutocats, mọi người có thể tìm đọc ở đường link này.

    2.2 Blastr

    Ngoài Plutocats, Blastr là nền tảng cho phép nhà phát triển phát hành các NFT theo phong cách Refundable “có thể hoàn trả” được xây dựng trên Blast. Dù mới ra mắt nhưng Blastr đã chứng tỏ được sức ảnh hưởng và tiềm năng khá lớn trong hệ sinh thái Blast.

    Phát hành Refundable NFT trên Blastr

    Nói ngắn gọn, Blastr là nền tảng launchpad và giao thức cho phép các dự án NFT phát hành Refundable NFT, hay còn gọi là Unruggable Collection. Mỗi NFT khi được mint trên Blaster được bảo chứng thông qua việc khoá khoản tiền trên nền tảng, điều này cho phép dự án luôn có tiền hoàn trả người mua khi cần thiết.

    2.3 Pigs get blasted

    Pigs get blasted là dự án NFT lấy chủ đề về các chú lợn như các quả bom. Người dùng có thể chọn mint một trong 4 loại NFT của dự án. Nếu không muốn nắm giữ, người dùng có thể “explode” tức cho nổ tung các NFT (hay còn gọi là quá trình refund) và nhận lại phần tiền mình đã dùng để mint NFT này.

    Phần phí khi explode các NFT là 5%.

    Cơ chế refund cho người sở hữu Pigs get blasted NFT

    3. Môi trường phù hợp phát triển các bộ sưu tập Refundable NFT

    Với cơ chế native yield, Blast đang chứng minh mình là một blockchain phù hợp cho các dự án phát triển Refundable NFT hoặc NFT nói chung. Trên thực tế, khi người mua gửi ETH để mint một NFT bất kì, phần ETH này sẽ được đưa vào trong một fund và tự động sản sinh ra lợi suất cho người sở hữu.

    Ví dụ, nếu một dự án kêu gọi được 1000 ETH, thay vì để trong ví Metamask hoặc mạo hiểm gửi vào các ứng dụng DeFi để nhận được phần yield nhất định thì nếu họ xây dựng trên Blast, phần 1000 ETH này sẽ tự động sản sinh ra lợi suất và mang lại thu nhập thụ động cho nhà phát triển. 1000 ETH với yield khoảng 4%/năm thì một năm dự án có thể mang về 40ETH (hay 120 nghìn USD với mức giá hiện tại).

    Đây là một điểm vô cùng hấp dẫn khi chỉ có xây dựng trên hệ sinh thái Blast dự án mới có thể tích hợp một cách đơn giản cơ chế này.

    Ngoài ra, Blast đang triển khai chương trình phát point và GOLD dành cho người dùng khi tham gia vào các hoạt động trên DApp tại Blast. Xây dựng trên một blockchain ủng hộ cơ chế, đồng thời liên tục ra các chương trình giúp các DApp thu hút người dùng không phải là một lựa chọn quá “tồi”.

    4. Kết luận

    Refundable NFT không phải là một tiêu chuẩn NFT mới nhưng đang dần trở thành xu hướng dự án theo đuổi để bảo vệ nhà đầu tư, đồng thời thể hiện cam kết của nhà phát triển với dự án. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp một số thông tin giúp mọi người hiểu hơn về Refundable NFT (tiêu chuẩn ERC5507) và những tiềm năng mà tiêu chuẩn này mang lại.

    Đọc thêm:

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    HanaLuong

    HanaLuong

    Bitcoin is a technological tour de force. — Bill Gates

    5 / 5 (2Bình chọn)

    Bài viết liên quan