Cáo buộc gian lận
Các cáo buộc của Roaring Kitty xuất phát từ các bài đăng trên mạng xã hội của Gill từ tháng 5 đến tháng 6 vừa qua, gây ra biến động mạnh mẽ trong giá cổ phiếu GameStop. Các bài đăng này được cho là một phần của chiến lược "thổi giá và xả hàng" (pump and dump) nhằm mục đích thu lợi cá nhân.
Theo đó, hành vi của Keith Gill được quy là lừa đảo chứng khoán khi tiết lộ không đầy đủ việc mua bán các quyền chọn mua cổ phiếu GameStop của mình nhằm đánh lừa người theo dõi và dẫn đến các khoản lỗ cho một số nhà đầu tư.
Vụ kiện đã được đệ trình vào ngày 28 tháng 6 tại Tòa án Quận Đông New York và hiện đang chờ quyết định tiếp theo từ phía tòa án. Người đại diện bởi công ty luật Pomerantz, nguyên đơn Martin Radev, cho biết ông đã chịu thiệt hại sau khi mua 25 cổ phiếu và ba quyền mua GameStop từ giữa tháng 5 do chiến lược "bơm xả" của Keith Gill.
Trong bài đăng trên blog ngày 30 tháng 6, cựu công tố viên liên bang Eric Rosen giải thích rằng khiếu nại tập thể này sẽ khó được thẩm phán thông qua, vì một loạt meme ngẫu nhiên được đăng bởi Keith Gill không phải là những tuyên bố chứa thông tin vốn có thể được chứng minh là đúng hay sai.
Sự trở lại của Roaring Kitty
Gill đã quay lại hoạt động trên mạng xã hội sau hai năm vắng bóng vào ngày 13 tháng 5, khi ông đăng một loạt ảnh chế bí ẩn lên tài khoản X của mình. Điều này đã làm giá cổ phiếu GameStop tăng đột biến lên 180%, từ mức 17,46 USD lên 48,75 USD kết phiên ngày 14 tháng 5.
Ngày 2 tháng 6, Gill tiết lộ trên Reddit rằng mình sở hữu 5 triệu cổ phiếu GameStop và 120.000 quyền mua. Thông tin này khiến giá cổ phiếu GameStop tiếp tục tăng mạnh, đóng cửa trên mức 45 đô la trong ngày đó.
Đến ngày 13 tháng 6, Gill thông báo rằng đã thực hiện bán hết 120.000 quyền chọn mua, kiếm được hàng triệu đô la lợi nhuận. Đặc biệt, anh đã sử dụng số tiền lãi này để mua thêm cổ phiếu GameStop.
Đọc thêm: