theblock101

    Royalties fee NFT là gì? So sánh với các loại fee khác trên marketplace

    ByLengkeng04/09/2023
    NFT đang ngày càng trở nên phổ biến và ứng dụng rộng rãi hơn trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển, NFT cũng mang theo nhiều thách thức, trong đó có vấn đề về Royalties fee NFT hay phí bản quyền. Trong bài viết này, TheBlock101 sẽ giải thích về khái niệm, giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của loại phí này và cung cấp một góc nhìn so sánh với các loại phí khác trên marketplace.

    1. Royalties fee NFT là gì?

    1.1. Royalties fee NFT (Phí bản quyền NFT) là gì?

     Royalties fee NFT (Phí bản quyền NFT) là loại phí mà người bán phải trả cho người sáng tạo khi họ bán một tác phẩm NFT trên NFT marketplace.

    Royalties fee NFT (phí bản quyền NFT) là gì
    Royalties fee NFT (phí bản quyền NFT) là gì

    Các khoản phí bản quyền được mã hóa vào hợp đồng thông minh trên blockchain. Khi các giao dịch được thực hiện, hợp đồng thông minh sẽ đảm bảo các điều khoản của NFT được đáp ứng và phí bản quyền sẽ được chia cho nhà phát hành đã tạo ra chúng.

    1.2. Ai được hưởng lợi từ Royalties fee NFT?

    Royalties fee NFT sẽ được chuyển từ NFT marketplace về cho đội ngũ phát triển của mỗi bộ sưu tập.

    Đây là một trong những khoản phí đóng góp vào doanh thu cho các nghệ sĩ hoặc công ty phát hành NFT để duy trì và phát triển hơn trong tương lai. Các công ty phát hành được quyền lựa chọn mức phí linh hoạt cho từng bộ sưu tập khi đưa NFT lên chợ giao dịch (marketplace) vậy nên không phải NFT nào cũng đòi hỏi việc áp dụng khoản phí này.

    2. Cách hoạt động của Royalties fee NFT ở NFT Marketplace

    Khi bạn mua hoặc bán NFT trên các marketplace, đây là cách phí bản quyền hoạt động:

    Cách hoạt động của phí bản quyền ở NFT Marketplace
    Cách hoạt động của phí bản quyền ở NFT Marketplace

    Bước 1: Khi bạn thanh toán cho NFT mà bạn muốn mua, số tiền từ tài khoản của bạn sẽ bị trừ và chuyển tới marketplace.

    Bước 2: Marketplace sẽ chuyển NFT từ người bán đến ví của bạn.

    Bước 3: Marketplace sẽ lấy một phần royalties fee NFT từ số tiền người bán phải trả chia cho bên tạo ra NFT. Ví dụ: Những nhà phát hành NFT nổi tiếng như Yuga Labs, Larva Labs,... sẽ nhận phần này.

    Bước 4: Marketplace cũng sẽ lấy một khoản phí từ số tiền bạn trả để duy trì hoạt động của họ.

    Ví dụ: Nếu bạn muốn bán một tác phẩm NFT từ Pudgy Penguins trên nền tảng OpenSea, bạn sẽ phải trả hai loại phí khác nhau:

    1. Phí nền tảng: OpenSea sẽ thu 2.5% cho việc thực hiện giao dịch của bạn.
    2. Phí bản quyền (Royalty fee): Pudgy Penguins sẽ thu 5% cho việc bảo vệ quyền lợi của người tạo ra NFT.

    Những loại phí này có thể khác nhau, tùy theo mỗi NFT marketplace. Phí bản quyền sẽ do nhà sáng tạo quyết định và phí nền tảng thuộc về quyết định của marketplace.

    3. Lợi ích và hạn chế của Royalties fee NFT

    Lợi ích và hạn chế của phí bản quyền NFT
    Lợi ích và hạn chế của phí bản quyền NFT

    3.1. Lợi ích xoay quanh phí bản quyền

    • Hỗ trợ nhà phát hành NFT: Đây là nguồn doanh thu chính cho các nhà phát hành NFT, giúp các nhà phát triển tiếp tục xây dựng cộng đồng và marketing nâng cao giá trị cho các bộ NFT.
    • Khuyến khích sáng tạo: từ việc hỗ trợ tài chính cho những nhà sáng tạo, phí bản quyền NFT có thể khuyến khích họ tiếp tục tạo ra nội dung mới trong tương lai.

    3.2. Hạn chế xoay quanh phí bản quyền

    Hạn chế khi áp dụng phí bản quyền:

    • Tăng giá thành: Phí bản quyền có thể làm tăng giá trị tổng cộng của mỗi giao dịch chuyển nhượng NFT, ảnh hưởng đến tâm lí của người mua và tính thanh khoản của NFT.
    • Thách thức pháp lý và quy định: Việc áp dụng phí bản quyền có thể liên quan đến các vấn đề pháp lý và quy định về quyền tác giả, đòi hỏi sự tuân thủ và xác định rõ ràng.

    4. Tại sao các NFT Marketplace muốn “loại bỏ” phí bản quyền NFT?

    Tại sao các NFT Marketplace muốn “loại bỏ” phí bản quyền NFT?
    Tại sao các NFT Marketplace muốn “loại bỏ” phí bản quyền NFT?

    Các NFT Marketplace muốn "loại bỏ" phí bản quyền NFT nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá và thu hút nhiều người dùng hơn. Phí bản quyền là khoản tiền được trả cho nhà sáng tạo mỗi khi NFT của họ được mua bán trên thị trường thứ cấp. Thông thường, nhà sáng tạo thiết lập một tỷ lệ phần trăm phí bản quyền cố định, và mỗi giao dịch NFT sẽ tự động trích một phần số tiền này trả cho họ.

    Các NFT Marketplace như Sudoswap, LooksRare, và X2Y2 đã điều chỉnh phí bản quyền, cho phép người mua chọn mức phí (bao gồm 0%), thay vì áp dụng tỷ lệ cố định từ nhà sáng tạo. Mục tiêu chính là tạo ra giá cạnh tranh hơn, thu hút nhiều người dùng và tăng số lượng giao dịch. NFT không có phí bản quyền thường có giá thấp hơn, hấp dẫn người mua và giúp Marketplace tăng doanh thu từ giao dịch nhiều hơn.

    Tuy nhiên, điều này gây tranh cãi trong cộng đồng nhà sáng tạo và nghệ sĩ, vì phí bản quyền là nguồn thu nhập quan trọng của họ. Việc loại bỏ phí bản quyền khiến nhiều nghệ sĩ tẩy chay các nền tảng không hỗ trợ quyền lợi của họ. Trước phản ứng này, một số Marketplace, như Magic Eden và X2Y2, đã phải khôi phục phí bản quyền để bảo vệ lợi ích của cộng đồng sáng tạo.

    Dù giúp Marketplace thu hút người mua trong ngắn hạn, việc loại bỏ phí bản quyền đặt ra thách thức về tính bền vững cho nghệ sĩ và nhà sáng tạo trong hệ sinh thái NFT.

    5. So sánh Royalties fee NFT với marketplace fee trên một số chợ giao dịch phổ biến

    KOL cygaar trên Twitter đã thống kê về 2 khoản fee trên các marketplace gần đây như sau:

    Thống kê fee trên các marketplace
    Thống kê fee trên các marketplace

    Nhìn vào bảng trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa các chợ giao dịch NFT. Hiện tại, OpenSea là nền tảng có mức phí cao nhất, lên đến 2.5%. Tuy nhiên, Blur, marketplace mới hơn, đã nhanh chóng vượt qua OpenSea với mức phí là 0%. Điều này có nghĩa là người dùng không cần phải trả bất kỳ khoản phí nào cho việc giao dịch NFT trên nền tảng này. Thay vào đó, họ chỉ cần đóng 0.5% phí cho nhà phát hành nên NFT.

    Các chợ giao dịch NFT nổi bật khác như LooksRare, X2Y2, và Sudowap đều áp dụng mức phí marketplace là 0.5%, tạo ra sự cân đối và cạnh tranh trong việc lựa chọn nền tảng giao dịch.

    Từ bảng dữ liệu trên, ta có thể rút ra kết luận rằng Blur hiện đang là nền tảng giao dịch NFT hấp dẫn nhất với cả người tạo nội dung và người mua. Mức phí thấp cùng với tính năng miễn phí cho người mua giúp Blur trở thành một sự lựa chọn hấp dẫn cho cả hai nhóm người này.

    6. Những câu hỏi thường gặp về Royalties fee NFT

    Câu hỏi thường gặp về phí bản quyền NFT
    Câu hỏi thường gặp về phí bản quyền NFT

    Q1: Tại sao phải trả phí bản quyền khi mua bán NFT?

    Phí bản quyền đảm bảo sự công bằng và tôn trọng quyền lợi của người tạo ra tác phẩm gốc, khi tác phẩm đó được giao dịch và chuyển nhượng trên thị trường NFT.

    Q2: Ai được hưởng lợi từ Royalties fee NFT?

    Người tạo ra NFT sẽ được hưởng lợi từ phí bản quyền, đây sẽ là nguồn doanh thu và động lực để các nhà phát triển tiếp tục xây dựng hình ảnh các tác phẩm NFT của mình.

    Q3: NFT nào áp dụng phí bản quyền và NFT nào không?

    Sự áp dụng phí bản quyền phụ thuộc vào quyết định của nhà phát hành NFT.

    Q4: Phí bản quyền có thay đổi theo thời gian hay không?

    Có thể, tùy thuộc vào quyết định của người tạo ra bộ sưu tập đó và các thay đổi chính sách của nền tảng NFT.

    Q5: Có cần phải trả phí bản quyền mỗi lần giao dịch NFT không?

    Có, mỗi lần giao dịch được thực hiện, phí bản quyền sẽ được áp dụng.

    Q6: Tại sao một số NFT không áp dụng phí bản quyền?

    Một số nhà phát hành hoặc nền tảng NFT có thể quyết định không áp dụng phí bản quyền để thu hút người mua và tạo sự linh hoạt trong giao dịch.

    Q7: Làm thế nào để kiểm tra xem một NFT có phí bản quyền hay không?

    Thông tin về việc áp dụng phí bản quyền cho mỗi NFT thường được hiển thị chi tiết trong mục thông tin của NFT hoặc trên nền tảng NFT được bán.

    Q8: Phí bản quyền có thể được thay đổi hoặc hủy bỏ không?

    Có thể, nhưng điều này thường cần sự đồng ý của nhà phát hành và phải tuân theo các quy định của nền tảng NFT.

    Q9: Cách thanh toán phí bản quyền khi mua NFT?

    Phí bản quyền thường được tính vào giá trị giao dịch khi bán NFT và được chuyển đến nhà sáng tạo ra bộ sưu tập NFT.

    6. Kết luận

    Tóm lại, phí bản quyền là loại phí cần thiết, đặc biệt là đối với nhà phát triển giúp họ tạo ra được nguồn doanh thu và làm động lực phát triển bộ sưu tập. Tuy nhiên, các mức phí cần phải đảm bảo sự công bằng với cộng đồng nên khoản fee cần dựa trên sự đồng thuận của các bên. Điều này có thể đảm bảo việc cả người tạo nội dung và người mua NFT đều được hưởng lợi một cách tốt nhất.

    Trong tương lai, việc điều chỉnh và tối ưu mô hình phí bản quyền sẽ tiếp tục là một phần quan trọng trong việc xây dựng một thị trường NFT bền vững và công bằng, nơi mọi người đều có cơ hội tham gia và đóng góp vào sự phát triển sáng tạo của thế giới NFT hóa.

    Đọc thêm:

    Yogapetz ra mắt và những điều cần chú ý cho đợt mint NFT

    Omnichain NFT (ONFT) là gì? Vũ khí mới chiếm ngách NFT của LayerZero

    Publisher NFT là gì? Làn sóng giáo dục token hóa tiếp theo từ Open Campus

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    Lengkeng

    Lengkeng

    "Money is made by sitting, not trading"

    5 / 5 (3Bình chọn)

    Bài viết liên quan