theblock101

    Trade Recap 02: Có nên mua khi giá gặp hỗ trợ?

    Byadmin02/03/2021
    Một trong những sai lầm của các nhà đầu tư là mặc định mua vào khi giá chạm hỗ trợ. Nhưng liệu rằng...

    Có nên mua khi giá gặp hỗ trợ hay không?
    Câu trả lời của mình là: “ KHÔNG”

    1. Vì sao không nên mua khi giá gặp hỗ trợ?

    Câu trả lời đó là vì không có hỗ trợ nào là hỗ trợ cứng cũng không có kháng cự nào là kháng cự cứng, chúng ta chỉ xác định được nó có cứng hay không khi giá phản ứng với vùng hỗ trợ. Nếu giá xuất hiện nến đảo chiều như nến nhấn chìm thì chúng ta mới mua vào.

    Có rất nhiều trường hợp khi giá tiệm cận 1 vùng hỗ trợ thì nó sập luôn qua khỏi vùng hỗ trợ đó hoặc hồi nhẹ rồi tiếp tục giảm. Mình sẽ lấy 1 số ví dụ cho các bạn xem:

    Những newbie trên thị trường Bitcoin thường gặp rất nhiều vấn đề với hỗ trợ - kháng cự. Để kẻ ra một đường hỗ trợ hợp lí đã khó rồi. Khó hơn nữa là áp dụng nó vào giao dịch như thế nào. Thường  khi mọi người nghe, xem, thấy các nhóm tín hiệu chia sẻ với nộng dung, mua tại các mốc hỗ trợ 5$ - 10$ 15$ như thế này. Nhưng có thực sự mọi người biết được tại sao lại giao dịch ở đó không ?

    Trong chuỗi bài về Trade Recap, mình sẽ chia sẻ về cách giao dịch cũng như là xử lí lệnh khi chúng ta gặp vùng giá hỗ trợ.

    2. Cách xử lý lệnh khi giá gặp vùng hỗ trợ

    Trường hợp 1:

    Biểu đồ bên dưới là đồng Bitcoin

    Trong giai đoạn giảm từ 42.000$ về lại 30.000$, Bitcoin đã nhiều lần back test vùng hỗ trợ 30.000$. kết quả là vùng hỗ trợ này không bị phá vỡ. Ở lần chạm thứ 4, thì BTC đã tạo được mẫu hình nến nhấn chìm tăng trưởng. Tại đây chúng ta áp dụng kỹ năng vào lệnh với nên nhấn chìm tăng trưởng kết hợp vùng hỗ trợ để vào lệnh. Bạn nào chưa biết cách vào lệnh theo mẫu hình nến nhấn chìm thì có thể xem tại đây, trong bài này mình sẽ nói khá nhiều đến mẫu hình nến nhấn chìm này.

    Biểu đồ giá Bitcoin (BTC)
    Biểu đồ giá Bitcoin (BTC)

    Trường hợp 2:

    Trên biểu đồ LINK, chúng ta dựa theo 2 đáy cũ trước đó có thì có thể nối dài được 1 vùng hỗ trợ ở 23$. Điều tuyệt vời là 2 lần mà giá trở lại thì đều được trụ vững bên trên vùng hỗ trợ này. Và cái lần mà giá chạm gần đây nhất nó đã xuất hiện mẫu hình nến nhấn chìm, tương tự trường hợp 1. Chúng ta áp dụng kiến thức về nến nhấn chìm để có thể giao dịch.

    Đó là cách áp dụng nến khá hiệu quả, nến xuất hiện là gì chưa đủ quan trọng bằng việc nó xuất hiện ở đâu. Một mẫu hình nến đảo chiều tăng giá mà còn xuất hiện tại khu vực hỗ trợ thì nó sẽ phát huy tác dụng của mình vô cùng tốt.

    Biểu đồ giá Chainlink (LINK)
    Biểu đồ giá Chainlink (LINK)

    Trường hợp 3:

    Chúng ta có thể kẻ được 1 đường hỗ trợ chéo đi 2 đáy của Bitcoin. Ở lần chạm lại thứ 3, biểu đồ tiếp tục xuất hiện mẫu hình nến đảo chiều xu hướng, đó là nến sao mai. Nếu bạn chưa biết về nến sao mai thì cũng có thể áp dụng kiến thức của nến nhấn chìm để giao dịch ở đây. Với các đường hỗ trợ chéo xuống như thế này thì thường mỗi lần giá chạm lại sẽ có phản ứng tốt hơn các đường ngang.

    Biểu đồ giá Bitcoin (BTC)
    Biểu đồ giá Bitcoin (BTC)

    Trường hợp 4:

    BSV đã tạo được 1 vùng hỗ trợ ở 172$. Và khi lần thứ 3 chạm tới, thì giá đã xuất hiện mẫu hình nến nhấn chìm tăng trưởng. Nếu tinh tế và nhận ra thì đây sẽ là cơ hội để chúng ta vào lệnh.

    Biểu đồ giá BSV
    Biểu đồ giá BSV

    3. Tổng kết

    Tổng kết lại 4 trường hợp: chúng ta có thể thấy một tín hiệu giao dịch khá dễ dàng ở đây. Đó là kết hợp nến nhấn chìm tăng trưởng và đường hỗ trợ. Thực sự rất dễ dàng nếu như bạn có 2 kỹ năng này:

    Ở trên mình lấy 4 ví dụ trên 4 đồng coin, có thể thấy đây là một tín hiệu thường xuyên lặp đi lặp lại trên thị trường, mà nếu như bạn luyện kỹ năng này tới mức thượng thừa thì chắc chắn bạn sẽ có thể kiếm tiền trên thị trường. Một tuần, 1 tháng, 1 năm trường hợp này diễn ra rất rất nhiều lần. Vậy nên, nếu bạn chưa biết thì hãy luyện tập chiến lược này ngay từ bây giờ.

    Luyện tập như thế nào?

    • Hãy học cách vẽ hỗ trợ và cách giao dịch nến nhấn chìm.
    • Sau đó hãy lên biểu đồ mở các khung giờ như m15 - H1 - H4 - D1 để tìm kiếm set up giá tương tự. Xác định lại lý thuyết xem thử nó đúng và sai ở đâu, có trường hợp nào tương tự nhưng giá đi sai lý thuyết không ?

    Sẽ có 1 số trường hợp mà kiến thức này bị sai lệch với thực tế giá, nhưng qua quá trình giao dịch mình thấy được, chỉ cần bạn quản lí rủi ro, quản lí vốn tốt kết hợp với 1 chiến lược chuẩn thì khả năng cao bạn sẽ là một nhà đầu tư có lãi.

    Đọc thêm:

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    0 / 5 (0Bình chọn)

    Bài viết liên quan