
Theo tài liệu mà Reuters tiếp cận, tính đến cuối năm 2023, các chính quyền địa phương tại Trung Quốc đang nắm giữ khoảng 15.000 Bitcoin – tương đương 1,4 tỷ USD và đã âm thầm bán ra thị trường quốc tế thông qua các công ty tư nhân, nhằm tăng thu ngân sách giữa bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm.
Dữ liệu từ Bitbo cũng cho thấy, tổng tài sản Bitcoin do Trung Quốc sở hữu ước tính lên tới 194.000 BTC, trị giá khoảng 16 tỷ USD, đưa nước này trở thành quốc gia nắm giữ Bitcoin lớn thứ hai thế giới – chỉ sau Hoa Kỳ.

Mâu thuẫn pháp lý và lo ngại tham nhũng
Dù việc xử lý tài sản bị tịch thu là cần thiết, nhưng Trung Quốc hiện không có quy định rõ ràng về cách xử lý crypto sau khi bị cơ quan chức năng thu giữ. Sự thiếu minh bạch này đã tạo ra nhiều cách tiếp cận rời rạc, không thống nhất và dễ phát sinh các vấn đề.
Chen Shi - giáo sư tại Đại học Kinh tế và Luật Trung Nam, cho biết việc bán crypto này là một giải pháp tạm thời và không thực sự phù hợp với lệnh cấm giao dịch crypto của chính phủ. Mối lo ngại càng lớn hơn khi số lượng người bị xử lý vì liên quan đến rửa tiền bằng tiền mã hóa trong năm 2024 đã vượt quá 3.000 người, cho thấy mức độ lan rộng của vấn đề.
Trước tình hình trên, nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc nên thay đổi cách tiếp cận. Luật sư Guo Zhihao tại Thâm Quyến đề xuất rằng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nên trực tiếp quản lý tài sản kỹ thuật số bị tịch thu, thay vì để các địa phương tự ý xử lý.
Ru Haiyang - Co-CEO sàn giao dịch HashKey tại Hồng Kông, cũng đồng tình và cho rằng Trung Quốc nên xem Bitcoin là một tài sản chiến lược tương tự như cách Tổng thống Donald Trump đang làm tại Mỹ. Việc xây dựng một quỹ dự trữ crypto quốc gia, hoặc lập quỹ chủ quyền tiền mã hóa tại Hồng Kông, nơi giao dịch crypto là hợp pháp, cũng được đề xuất như một hướng đi bền vững và phù hợp hơn.
🚨 BREAKING: 🇨🇳 #China is selling seized #crypto despite its trading ban, per Reuters.
— Crypto News (CoinGape) (@CoinGapeMedia) April 16, 2025
🏛 Local governments are offloading assets via private firms to raise cash for public budgets.
📢 With 194,000 $BTC (~$16B), China is now the 2nd-largest #BTC holder after the U.S. pic.twitter.com/jOZUnNTL1V
Bối cảnh toàn cầu và áp lực chính sách
Động thái bán crypto của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang, đặc biệt khi Mỹ đang dần hợp pháp hóa và tích cực khai thác tiềm năng của thị trường crypto, bao gồm cả kế hoạch phát triển stablecoin và ETF cho các loại tài sản kỹ thuật số.
Nếu Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách kiểm soát khắt khe, trong khi vẫn lặng lẽ tận dụng crypto để phục vụ tài chính nhà nước, thì quốc gia này sẽ đứng trước bài toán khó: giữ lập trường kiểm soát hay bước vào cuộc chơi tài chính số toàn cầu?
Đọc thêm: