
1. Bitcoin tăng trưởng mạnh bất chấp biến động kinh tế
Từ đầu tuần đến nay, Bitcoin đã tăng 7% và tiến sát ngưỡng $86,000, sau khi vượt mốc $83,700. Đà tăng này diễn ra trong bối cảnh lạm phát tại Hoa Kỳ có dấu hiệu hạ nhiệt. Cụ thể, chỉ số CPI tháng 3/2025 tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm 0,1% so với tháng trước; đồng thời, chỉ số PPI cũng giảm từ 3,2% xuống 2,7%, phản ánh áp lực giá cả đang giảm dần.
Tuy nhiên, Wintermute cũng lưu ý rằng căng thẳng thương mại toàn cầu, đặc biệt là giữa các nền kinh tế lớn, có thể đẩy lạm phát tăng trở lại trong thời gian tới. Đây là yếu tố chưa được phản ánh đầy đủ trong các số liệu hiện tại và có thể là biến số bất ngờ đối với thị trường tài sản rủi ro nói chung, bao gồm cả tiền mã hóa.
Theo báo cáo của Wintermute, khác với các đợt khủng hoảng trước đây, lần này Bitcoin không còn phản ứng tiêu cực như thường lệ. Trong khi chỉ số S&P 500 và Nasdaq vừa chạm mức thấp nhất kể từ đầu năm, lợi suất trái phiếu Mỹ tăng vọt lên mức cao chưa từng thấy kể từ năm 2007, thì Bitcoin chỉ điều chỉnh nhẹ và nhanh chóng phục hồi về quanh vùng giá $82,000.
— Wintermute (@wintermute_t) April 15, 2025
Điều này được Wintermute đánh giá là biểu hiện rõ ràng của 1 "tài sản trú ẩn an toàn". Trên thực tế, vai trò của Bitcoin đã được thử thách trong nhiều cuộc khủng hoảng trước, từ khủng hoảng nợ tại châu Âu cho đến xung đột tại Trung Đông. Tuy nhiên, với sự hậu thuẫn của các nhà đầu tư tổ chức và các kênh tài chính truyền thống như ETF, lần này có thể là thời điểm Bitcoin bước vào một giai đoạn định vị mới, không chỉ là tài sản đầu cơ mà còn là công cụ quản trị rủi ro tài chính.
2. Tín hiệu kỹ thuật củng cố triển vọng tăng giá
Một trong những điểm nổi bật trong phân tích kỹ thuật là chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) của BTC trên khung thời gian ngày đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 1/2025. Theo đánh giá, đây là một dấu hiệu thường xuất hiện trước các đợt tăng giá mạnh. Đáng chú ý, trong tháng qua, dù BTC/USD tạo các đáy thấp hơn về mặt giá, RSI lại hình thành các đáy cao hơn, thể hiện mô hình phân kỳ tăng – một tín hiệu lạc quan trong phân tích kỹ thuật.

Bên cạnh đó, mức RSI đã vượt qua ngưỡng 50 và sau đó retest thành công, biến vùng này từ kháng cự trở thành hỗ trợ. Diễn biến này được xem là tiền đề cho một đợt phục hồi bền vững trong thời gian tới.
Trong khi đó, trên thị trường altcoin, phần lớn các token đang đi ngang quanh đường trung bình động 20 ngày – một ngưỡng quan trọng thường được xem là phép thử sức mạnh trước khi thị trường chuyển sang giai đoạn bùng nổ. Yếu tố hỗ trợ cho kỳ vọng này đến từ diễn biến của chỉ số M2 toàn cầu – thước đo thanh khoản thị trường – hiện đang tăng trở lại.
Dữ liệu lịch sử cho thấy, sau mỗi lần M2 tăng, altcoin thường bắt đầu phản ứng trong khung thời gian khoảng 20–25 ngày. Với đợt tăng M2 gần nhất đã diễn ra được 23 ngày, nhiều nhà đầu tư tin rằng thị trường altcoin đang tiến sát thời điểm khởi phát một làn sóng tăng giá diện rộng.
Theo nhận định của Gambardello, vùng giá $92,000 đóng vai trò then chốt trong việc xác nhận xu hướng tăng dài hạn của Bitcoin. Nếu BTC có thể duy trì đóng cửa trên mức này trong vài tuần liên tiếp, đó sẽ là tín hiệu xác nhận rõ ràng từ cả phân tích kỹ thuật và bối cảnh vĩ mô.
If Bitcoin Breaks This… Altcoins Are About to Go Nuclear
— Dan Gambardello (@cryptorecruitr) April 14, 2025
Caution on short term...
Intro 00:00
Bitcoin Weekly breakout 00:00
RSI Trend Line Discussion 01:30
Moving Averages Breakout 03:15
Short-Term Resistance Caution 05:00
Altcoin Charts M2 Supply 07:00
Careful 09:30 pic.twitter.com/SZArUO7kDq
Tuy nhiên, ngưỡng cản hiện tại không hề dễ vượt qua. Bitcoin đang gặp khó khăn tại đường trung bình động 50 ngày, trong khi đường MA 200 ngày – hiện nằm quanh mức $87,000 – tiếp tục tạo thành vùng kháng cự dày đặc phía trên.
Trong kịch bản tiêu cực hơn, nếu BTC không thể bứt phá và bị từ chối tại các vùng cản kỹ thuật nói trên, giá có thể điều chỉnh về vùng hỗ trợ $82,000–$83,000. Trong trường hợp áp lực bán gia tăng, vùng $76,000–$78,000 sẽ là điểm tựa tiếp theo được theo dõi sát sao bởi các nhà giao dịch.
3. Kết luận
Dù đối mặt với không ít rủi ro vĩ mô – từ lạm phát tiềm ẩn đến nguy cơ suy thoái và căng thẳng thương mại – Bitcoin đang chứng minh vị thế vững vàng hơn bao giờ hết. Sự khác biệt trong phản ứng giá lần này so với các giai đoạn trước cho thấy một thị trường đang dần trưởng thành và sẵn sàng cho vai trò lớn hơn trong hệ thống tài chính toàn cầu.
Đọc thêm: