Venom Network là gì? Blockchain Layer 0 đầu tiên được giám sát bởi ADGM

ByVitNhoNho09/05/2023
Venom Network được phát triển bởi Venom Foundation và cũng là mạng lưới đầu tiên được giám sát dưới thẩm quyền của ADGM - Trung tâm tài chính quốc tế Abu Dhabi Global Market. ADGM nổi tiếng là “ốc đảo” fintech cho các nhà đầu tư và công ty dịch vụ tài chính trên toàn cầu. Tìm hiểu về Venom Network là gì và điểm nổi bật của dự án trong bài viết dưới đây.
Venom Network là gì?
Venom Network là gì?

1. Venom Network là gì?

Venom Network là một blockchain Layer 0 được phát triển bởi Venom Foundation. Là mạng lưới đầu tiên được giám sát bởi ADGM, Venom Network được thiết kế để xử lý khối lượng giao dịch cao và đáp ứng khả năng mở rộng dành cho các ứng dụng phi tập trung.

2. Cơ chế hoạt động

2.1. Cấu trúc của Venom Network

Venom sử dụng thiết kế khá tương đồng với thiết modular blockchain để giải quyết thách thức về khả năng mở rộng đồng thời giảm phí giao dịch. Trên lý thuyết, Venom có thể xử lý từ 100,000 đến 1 triệu TPS.

Cấu trúc blockchain của Venom gồm ba lớp: Chuỗi chính (Masterchain), Workchain và Shardchain, để xử lý giao dịch song song dựa trên cơ chế đồng thuận.

  • Masterchain: Là Layer 0 có trách nhiệm trong việc tạo môi trường để ba lớp có thể giao tiếp với nhau. Masterchain đảm bảo tất cả thông tin cần thiết để đạt được sự đồng thuận giữa các validators trong hệ thống. Các thông tin quan trọng như cấu hình mạng, triển khai và phạm vi của các validators và vòng voting đều được lưu trữ trên Masterchain.
  • Workchains: Là Layer 1 nằm trên Masterchain, hoạt động độc lập và có các chức năng riêng như chức năng chuyển đổi trạng thái, máy ảo (TVM), cấu trúc giao dịch hoặc khối. Workchains có thể có token riêng và có thể tùy chỉnh phù hợp với yêu cầu của các dApps xây dựng trên đó.
  • Shardchains: Hoạt động giống cơ chế như một Layer 2 trên một số Workchains cụ thể. Shardchains có tính năng như Workchains tuy nhiên chúng chỉ chịu trách nhiệm xử lý một phần giao dịch của trên các Workchains. Venom có khả năng chứa vô hạn Shardchains, nhờ đó mà blockchain có thể xử lý một lượng lớn giao dịch và dữ liệu.
Cấu trúc Venom blockchain
Cấu trúc Venom blockchain

2.2. Cơ chế đồng thuận

Venom Network sử dụng cơ chế đồng thuận là PoSthuật toán chịu lỗi Byzantine (BFT) để đạt được sự đồng thuận giữa các validators và duy trì hoạt động của toàn bộ mạng lưới.

  • Proof of Stake (PoS): Blockchain Venom sử dụng “Bằng chứng cổ phần” (PoS) được phát triển và duy trì bởi Venom Foundation. Để trở thành validators của Venom blockchain thì người dùng cần phải stake token VENOM. Số lượng validators trên Venom hiện tại là 35 validators
  • Thuật toán chịu lỗi Byzantine (BFT): BFT là một cơ chế kiểm soát lỗi nhằm đảm bảo khi một node cụ thể trong giao dịch gặp lỗi, giao dịch đó vẫn có thể được xúc tiến để hoàn thành do được sự chấp thuận từ các node còn lại. Việc sử dụng BFT có thể giúp các giao dịch có tỷ lệ thành công cao hơn nhưng tốc độ giao dịch lại có thể suy giảm và phí gas tăng nếu gặp lỗi. Ngoài ra, thuật toán này đòi hỏi tài nguyên máy tính và năng lượng cao hơn so với thuật toán khác, do đó nó có thể gây ra những chi phí cao cho việc thực hiện giao dịch trên mạng.

Tóm lại, cơ chế đồng thuận của Venom nhằm đảm bảo tất cả các thành phần tham gia vào mạng lưới đạt được sự thống nhất về trạng thái hiện tại của blockchain và các giao dịch diễn ra một cách hợp lệ.

2.3. Ngôn ngữ lập trình

Venom Network sử dụng ngôn ngữ lập trình Threaded Solidity (T-Sol). Các nhà phát triển muốn xây dựng dApps trên Venom Network thì cần học ngôn ngữ lập trình này.

3. Đặc điểm nổi bật

  • Threaded Virtual Machine (TVM): Venom cung cấp cơ sở hạ tầng để các hợp đồng thông minh được thực thi trên TVM (Máy ảo theo luồng). TVM giúp tăng tốc độ xử lý và cải thiện hiệu suất của mạng lưới, có cơ chế hoạt động tương tự như EVM.
  • Khả năng xử lý giao dịch: Venom sử dụng cơ chế Dynamic sharding để xử lý giao dịch. Ban đầu các giao dịch sẽ được xử lý bởi các validators trên Shardchain, tuy nhiên khi số lượng giao dịch tăng lên và bị quá tải thì Shardchain sẽ được chia thành hai. Nếu khối lượng giao dịch trên Shardchain đó vẫn còn cao thì Shardchain sẽ tiếp tục được phân chia tiếp cho đến khi có đạt được mức độ xử lý ổn định. Cơ chế này từng được sử dụng bởi Everscale, Ethereum 2.0.
  • Chi phí: Venom Network có hệ thống đảm bảo tốc độ xử lý giao dịch cao mà vẫn giữ phí gas duy trì ổn định ở mức thấp.

4. Sản phẩm

Venom Network là hệ sinh thái blockchain phát triển khá đầy đủ các sản phẩm native từ DeFi, NFT đến Metaverve. Dưới đây là thông tin một số sản phẩm chính đang được dự án phát triển và chủ yếu trong giai đoạn Testnet.

Venom Wallet

Venom wallet là ví non-custodial với tùy chọn tài khoản Multisig và hỗ trợ Ledger. Hiện tại Venom wallet đã có sẵn trên App Store, Chrome extension, Google Play và Download APK.

Venom Scan

Venom Scan hỗ trợ tìm kiếm và kiểm tra lịch sử giao dịch của Venom Blockchain.

Venom Scan
Venom Scan

Web3.world

Web3.world là sàn DEX nơi người dùng có thể swap, add liquidity và farming để gia tăng lợi nhuận. Hiện tại, sản phẩm này đang trong giai đoạn Testnet và hỗ trợ giao dịch 17 cặp token (chủ yếu là token thuộc các sản phẩm trong hệ sinh thái Venom).

Web3.world

Web3.world

Venom Bridge

Venom Bridge là cầu nối xuyên chuỗi cho phép người dùng có thể chuyển đổi token giữa các mạng lưới blockchain khác nhau. Hiện tại cầu nối này đang hỗ trợ mạng Venom Testnet, Binance Smart Chain và Fantom.

Venom Bridge
Venom Bridge

VenomStake

VenomStake được tạo ra để đơn giản hóa quy trình staking của người dùng cũng như tối đa hóa phần thưởng nhận được. Người dùng stake VENOM sẽ nhận được stVENOM với APY hiện tại khoảng 35%.

VenomStake
VenomStake

Oasis Gallery

Oasis Gallery là NFT marketplace trên Venom blockchain nơi người dùng có thể mua bán các bộ sưu tập NFT và sử dụng VENOM làm đơn vị thanh toán.

VenomPad

VenomPad là nền tảng launchpad đầu tiên trên Venom Blockchain. Để xây dựng dự án trên Venom Blockchain, các nhà phát triển có thể điền form tại đây.

Giao diện của https://venompad.com/

Snipa Finance

Snipa là công cụ theo dõi và quản lý tài sản trên Venom Network. Hiện tại sản phẩm này vẫn đang trong giai đoạn Testnet nên ngoài tính năng theo dõi số liệu tài sản trên Venom Wallet thì không có thêm tính năng gì đặc biệt.

Giao diện của https://venom.snipa.finance/
Giao diện của https://venom.snipa.finance/

Numi Club

Numi là nền tảng metaverse anime dành cho các nhà phát triển, nhà sáng tạo nội dung có thể trải nghiệm các sản phẩm và hoạt động về gaming. Hiện tại, với tính năng hiện có thì Numi cho phép người dùng có thể tạo và mua bán các NFT.

Nền tảng cũng sử dụng token native là NUMI để làm công cụ thanh toán cho các sản phẩm và dịch vụ tại đây.

Giao diện của https://club.numi.net/
Giao diện của https://club.numi.net/

Ylide

Ylide là một mạng xã hội Social Hub giúp kết nối người dùng trong thế giới Web3. Tại đây, đồng VENOM sẽ được sử dụng để làm phí giao dịch và thanh toán cho các hoạt động social như đăng bài, bình luận,..

Trang chủ của https://ylide.io/
Trang chủ của https://ylide.io/

Gravix

Gravix là sàn giao dịch phái sinh phi tập trung nơi người dùng có thể sử dụng đòn bẩy để giao dịch với mức phí thấp. Tuy nhiên, sàn này chỉ hỗ trợ các cặp giao dịch M/USD trên mạng Venom Network.

Trang chủ của https://app.gravix.io/
Trang chủ của https://app.gravix.io/

5. Thành viên team

Venom Network sở hữu một đội ngũ thành viên có kinh nghiệm và tài năng. Dưới đây là một số thành viên của đội ngũ Venom Network:

  • Peter Knez: Cựu giám đốc đầu tư toàn cầu tại BlackRock, đồng thời là nhà sáng lập Knex Ventures. Ông là nhà lãnh đạo và nhà đầu tư dày dặn kinh nghiệm về công nghệ cũng như fintech.
  • Mustafa Kheriba: Chủ tịch điều hành của Iceberg Capital; và cũng là Chủ tịch điều hành của VENOMEX, thành viên trong hội đồng quản trị Mirabank, Australian Gulf Capital, và Evrensel Capital Partners.
  • Osman Sultan: Cựu giám đốc điều hành của DU Telecom và Nhà sáng lập nên Fikratech. Ông là một nhà lãnh đạo có tầm và là một trong những người tiên phong trong khu cực MENA với 35 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viễn thông.
  • Shahal M. Khan: Nhà sáng lập Burkhan World, Trinity Hospitality Holdings và là giám đốc điều hành của Burtech.

Ngoài ra, các thành viên khác của Venom cũng là các kỹ sự hệ thống đến từ các tập đoàn lớn như Apple, Huawei.

6. Nhà đầu tư, đối tác

6.1. Nhà đầu tư

Đội ngũ đứng sau Venom Network là quỹ đầu tư Venom Ventures và Iceberg Capital. Trước đó Venom Foundation và Iceberg Capital từng công bố quỹ 1 tỷ USD để đầu tư vào Web3.

6.2. Đối tác

Một số đối tác đáng chú ý của Venom bao gồm DAO Maker, DGC, Developer DAO, Hacken, Hub71, Everscale, HaweX.

7. Tokenomics

7.1. Thông tin chung

  • Tên token: Venom
  • Ký hiệu: VENOM
  • Blockchain: Venom Network
  • Loại token: Governance, Utility

7.2. Tính năng token

  • Thanh toán phí giao dịch
  • Tham gia quản trị và voting
  • Hỗ trợ validator bởi những người tham gia mạng lưới thông qua DePools staking.

7.3. Phân bổ token

VENOM được phân bổ như sau:

  • Community: 22%
  • Ecosystem: 28%
  • Foundation: 15%
  • Early backers: 7.5%
  • Team: 7%
  • Public: 0,5%
  • Market liquidity: 10%
  • Validators: 10%

7.4. Thời gian release token

8. Lộ trình phát triển

Giai đoạn 0: Proof of Authority (PoA) launch

Tại giai đoạn này, người tham gia có thể:

  • Tạo tài khoản, hold, chuyển stake token…
  • Triển khai, sử dụng smart contracts và dApps
  • Tương tác với Venom Ecosystem

Giai đoạn 1: PoS và Governance

Đây là giai đoạn chuyển từ PoA sang PoS nhằm tăng tính phi tập trung. Các validator sẽ được cộng đồng bầu chọn.

Tại giai đoạn này:

  • Người dùng sẽ được Delegate tokens để hỗ trợ validators
  • Các dev có thể tham gia chương trình grant. Tham gia vote về các bản nâng cấp của mạng lưới.

Giai đoạn 2: Workchains và Interoperability

Tại giai đoạn này, Venom blockchain sẽ giới thiệu framework workchain cho phép developers tạo các workchains tuỳ chỉnh, có thể thực hiện các chức năng hoặc hỗ trợ các ứng dụng cụ thể.

Tại giai đoạn này, người tham gia có thể:

  • Sử dụng Workchain framework để tạo các workchains tuỳ chỉnh
  • Tham gia các chương trình grant về workchains
  • Tận dụng thế mạnh của giao thức cross-workchain

9. Thông tin dự án

10. Kết luận

Dù mới chỉ ra mắt testnet vào tháng 4/2023 nhưng Venom Network đã thu hút sự chú ý của cộng đồng từ những cơ hội tham gia trải nghiệm sản phẩm để nhận NFT hứa hẹn retroactive hấp dẫn từ dự án. Hiện tại, hệ sinh thái của Venom đang được phát triển khá đầy đủ các sản phẩm bên trong về mặt công nghệ và tính năng sử dụng đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.

Venom Network chưa có thông báo về token sale hay airdrop nên giai đoạn này sẽ là giai đoạn tốt để nhà đầu tư tìm hiểu dự án và đánh giá cũng như trải nghiệm sản phẩm.

Đọc thêm:

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

VitNhoNho

VitNhoNho

Một người yêu thích crypto, liên tục học hỏi, tìm hiểu những nội dung mới nhất trên thị trường

5 / 5 (1Bình chọn)

Bài viết liên quan