1. Chơi game kiếm tiền (Play-to-earn) là gì?
Game kiếm tiền (P2E - Play-to-Earn) là một dạng trò chơi mà những người tham gia có thể kiếm được tiền thật hoặc tài sản có giá trị bằng cách tham gia vào các hoạt động trong game.
Đây là một hình thức chơi game NFT mới nổi. Cụ thể, người chơi sẽ nhận được một lợi ích, một phần thưởng nhất định khi chơi, hoặc thu thập các vật phẩm trong game để quy đổi thành tiền mặt sau này.
Nó đã bùng nổ trong một thời gian dài, từ cuối năm 2020 đến giữa năm 2021. Đó cũng là lúc đại dịch bệnh do coronavirus 2019 (COVID-19) bùng phát. Vào thời điểm này, nhiều cuộc giãn cách xã hội trong thành phố đã khiến nhiều người thất nghiệp và sẵn sàng kiếm tiền nhờ chơi game.
Tổng vốn hóa của thị trường NFT đã tăng từ 338 triệu USD vào cuối năm 2020 lên mốc 22 tỷ USD vào năm 2021. Và phần lớn trong số đó đang được tập trung vào ngành công nghiệp gaming, ngành có tiềm năng rất lớn trong việc cung cấp trò chơi. Đem lại nhiều cơ hội để thu thập các vật phẩm trong trò chơi.
2. Trào lưu đã có từ lâu nhưng tại sao đến bây giờ mới bùng nổ?
Có thể có hai lý do tại sao ‘’Play-to-earn” đang bùng nổ:
- Quyền sở hữu thực sự
- Sử dụng công nghệ NFT làm đòn bẩy cho nhóm trò chơi Play to Earn, cũng có thể nói gaming NFT (play-to-earn) như là mảnh ghép trong thị trường NFT.
Một số trò chơi thưởng cho người chơi bằng tiền điện tử, trong khi những trò chơi khác cho phép người chơi thu thập NFT trong trò chơi và sau đó có thể được bán để thu lợi nhuận tiềm năng. Blockchain cung cấp sự phân quyền, trao lại quyền kiểm soát cho các game thủ.
Đối với trò chơi truyền thống, các công ty trò chơi sở hữu toàn bộ quyền kiểm soát. Những công ty này kiếm được rất nhiều tiền từ các giao dịch trong trò chơi, nhưng người chơi chưa bao giờ thực sự sở hữu những món đồ đã mua. Tuy nhiên, các trò chơi blockchain đang thay đổi điều này. Nếu bạn mua một vật phẩm trong một trò chơi blockchain thì chỉ bạn sở hữu nó và bạn có thể làm điều gì bạn muốn. Nhiều dự án trò chơi blockchain đang hình thành nhờ sự bùng nổ của NFT, báo hiệu rằng đây có thể là tương lai của trò chơi.
Trò chơi NFT thực sự đã xuất hiện được một thời gian với sự ra mắt của CryptoKitties vào năm 2017 khi người chơi chỉ có thể mua hoặc ấp trứng để ấp mèo NFT. Sau đó là sự xuất hiện của thế hệ game thứ hai mà chúng ta đang chơi, điển hình là The God Unchained và Axie Infinity; giờ đây, người chơi có thể mang NFT của mình để chiến đấu với những người chơi khác, giúp tăng tính tương tác của nhân vật trong game lên rất nhiều. Tại Philippines, Axie Infinity đã trở thành dự án tiên phong khi đạt mức tăng trưởng lên đến 2 tỷ USD nhờ sự kết hợp giữa trò chơi và Blockchain.
Và ở thế hệ game tiếp theo sẽ giải quyết những hạn chế của game hiện tại để mang lại trải nghiệm và chất lượng game tốt hơn cho người chơi. Người chơi sẽ được trải nghiệm lối chơi tốt hơn, không cần đáp ứng yêu cầu quá cao mới có thể tham gia; trải nghiệm trong trò chơi cũng nhanh chóng và mượt mà.
Tất cả những ưu điểm trên sẽ giúp mô hình Play to Earn thực sự bùng nổ, người dùng có thể thay đổi suy nghĩ và coi chơi game như một công việc thực sự giúp tạo thu nhập.
3. Ứng dụng trong thế giới thực của các nền kinh tế NFT
3.1. Axie Infinity
Axie Infinity, một trò chơi NFT đã tạo nên một cơn sốt không chỉ trong cộng đồng game thủ mà còn với những người tìm kiếm cơ hội kiếm tiền từ trò chơi. Được phát triển bởi Nguyễn Thành Trung, một người Việt Nam, Axie Infinity đã trở thành một nền kinh tế số với doanh thu khổng lồ, đạt 2.3 tỷ USD và tổng khối lượng giao dịch lên tới 3.94 tỷ USD.
Trò chơi này lấy cảm hứng từ Pokémon, nơi người chơi có thể thu thập, lai tạo, và chiến đấu với các sinh vật kỹ thuật số gọi là Axies]. Mỗi Axie có các thuộc tính đặc biệt và có thể tiến hóa, tạo ra một trải nghiệm chơi game đa dạng và phong phú. Người chơi nhận được Smooth Love Potion (SLP) và AXS - Token quản trị, là phần thưởng cho những chiến thắng trong trận chiến, có thể được giao dịch trên thị trường Axie Infinity NFT.
Axie Infinity không chỉ là một trò chơi giải trí mà còn là một hình thức đầu tư khi người chơi có thể kiếm tiền thật thông qua việc giao dịch các Axie và các vật phẩm trong game. Với hơn 2,7 triệu người chơi hoạt động hàng tháng, Axie Infinity đã chứng minh được sức hút và tiềm năng phát triển lớn của mình trong thị trường game NFT.
Axie Infinity đã thực sự làm dậy sóng tại Philippines. Thu nhập thấp và ảnh hưởng từ Covid-19 buộc người dân nước này phải tìm kiếm một nguồn thu nhập khác, và Axie như một cứu cánh cho người dân Philippines. Hiện tại, giá AXS đã tăng lên 4$, tăng từ mức thấp 3 đô la vào cuối tháng 6 năm 2021.
3.2. CryptoKitties
Đây là một trong những trò chơi blockchain sớm nhất, được phát hành vào tháng 11 năm 2017 bởi Dapper Labs. Nó cho phép người dùng nhân giống và thu thập mèo ảo trên chuỗi khối Ethereum. Sau khi người chơi xây dựng bộ sưu tập của mình, họ có thể tham gia vào các trận đấu và giải các câu đố tại KittyVerse. Khi so sánh CryptoKitties với Axie Infinity, nó vẫn là một đối thủ nặng ký, với 30.000$ doanh thu hàng ngày, theo dữ liệu từ NonFungible.
3.3. Sorare
Sorare là một game NFT mang lối chơi là các trận bóng giả tưởng. Khác với các trò chơi bóng đá giả tưởng truyền thống, bạn có thể kiếm được giải thưởng khi đánh bại những người quản lý khác. Bạn sẽ có cơ hội xây dựng và quản lý đội bóng ảo của riêng mình bao gồm các thẻ NFT. Các thẻ được cấp phép chính thức và đại diện cho một cầu thủ bóng đá ngoài đời thực cho một mùa giải cụ thể.
Các nhà phát triển của Sorare là Nicolas Julia và Adrien Montfort. Trò chơi được phát hành vào năm 2018. Sorare là một trò chơi NFT dựa trên Ethereum phổ biến với tổng doanh số bán thẻ hàng ngày đạt khoảng $159,000.
Có rất nhiều trò chơi tương tự trên thị trường. Các trò chơi đều có chủ đề khác nhau, nhưng đều có một số điểm chung là kết hợp với các sản phẩm DeFi. Như người chơi sở hữu các token hoặc NFT mình đang sở hữu để đưa vào các Pool Stake và nhận nguồn lợi từ đó.
4. Tiềm năng và thách thức của Game kiếm tiền
4.1. Tiềm năng
Tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử, theo báo cáo gần đây của Binance Research, tăng khoảng 110% từ đầu năm 2023 đến nay, vốn bổ sung thêm hơn 870 tỷ USD, với mức tăng đáng chú ý là 55% chỉ riêng trong quý 4.
Sự tăng trưởng nhanh chóng này không chỉ phản ánh sự quan tâm ngày càng tăng của thị trường mà còn mở ra cơ hội rất lớn cho các game NFT.
4.2. Thách thức
-
Khi game ngừng phát hành: Rủi ro tài sản mất giá trị
Một trong những rủi ro lớn nhất là khi game ngừng hoạt động. Các tài sản NFT, mặc dù vẫn tồn tại trên Blockchain, nhưng sẽ mất đi giá trị thực sự nếu không còn được cộng đồng duy trì và giao dịch. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho người chơi mà còn ảnh hưởng đến uy tín của nhà phát triển.
-
Quá nhiều người chơi với mục đích kiếm tiền: Mất cân bằng cung cầu
Sự tập trung quá mức vào việc kiếm lợi nhuận có thể làm lu mờ bản chất giải trí của game, dẫn đến sự mất cân bằng giữa cung và cầu. Điều này không chỉ làm giảm trải nghiệm người chơi mà còn tạo ra áp lực lớn lên hệ thống kinh tế của game.
-
Nhà phát triển bị lôi cuốn bởi tiềm năng kiếm tiền nhanh chóng
Cả nhà phát triển lẫn người chơi đều có thể bị cuốn hút bởi lợi nhuận từ NFT, dẫn đến việc sản xuất các trò chơi không đáp ứng được kỳ vọng và nhu cầu của thị trường.
-
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến dòng tiền
Giá trị của tài sản NFT phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ hiếm, sự phổ biến của trò chơi, và sự quan tâm từ cộng đồng. Sự biến động của thị trường tiền tệ và tâm lý đầu tư cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá trị của tài sản NFT, khiến cho việc đầu tư trở nên rủi ro và khó khăn.
5. Tổng kết
Thị trường NFT play-to-earn chỉ mới bùng nổ, các dự án game NFT mới ra đang cho thấy được sự cải tiến vượt bậc về giao diện, đồ họa, lối chơi cũng như khả năng đem lại lợi nhuận lớn cho người chơi. Cùng với đó là sự xuất hiện nhiều quỹ đầu tư lớn như Flow blockchain, Solana, Delphi Digital, ConsenSys,... CÙng với đó là nhiều ông lớn trong làng game truyền thống như Tencent, Ubisoft, Unity,... đều đang tham gia vào thị trường này.
Đọc thêm: